Tại đây, chúng tôi sẽ đưa ra những review, đánh giá khách quan, chính xác, giá rẻ nhiều vật dụng cần thiết cho bé (từ đồ dùng ăn uống, vệ sinh, phương tiện chơi - học - vận động,...), để từ đó giúp bố mẹ chọn mua dễ dàng, hiệu quả với giá tiết kiệm.
Có nhiều đồ dùng cần thiết cho bé mà bố mẹ cần sử dụng trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Điểm qua danh sách dưới đây để chọn mua dễ dàng nhé!
Vì một lý do nào đó, lượng sữa mẹ không đủ duy trì cho bé, lúc này mẹ sẽ cần tìm đến các sản phẩm sữa công thức để hỗ trợ.
Sữa công thức cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể trẻ như chất béo, protein, vitamin và các khoáng chất… giúp trẻ được phát triển tốt hơn.
Chọn sữa theo tình trạng dinh dưỡng của bé
Chọn sữa theo thương hiệu lớn nổi tiếng: bố mẹ hãy chọn sữa công thức có thương hiệu lâu năm, uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, có công ty đại diện tại Việt Nam. Tránh mua phải những loại sữa thiếu tên tuổi, đặc biệt cần tìm hiểu kỹ để tránh mua phải sữa kém chất lượng ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của bé.
Chọn sữa thật, chính hãng, và nắm rõ cách nhận biết sữa giả: sữa thật có mùi thơm dễ chịu, sờ vào cho cảm nhận mịn màng, khô ráo và có màu vàng nhạt, bột không bị tình trạng vón cục… sữa giả thì có mùi hắt, thơm gắt, chạm vào sạm tay,… bố mẹ cũng có thể check mã vạch để nhận biết sữa thật-giả.
1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, cách pha và cách bảo quản in trên hộp sữa
2. Cho bé uống sữa đúng và đủ liều lượng
3. Cho bé uống sữa vào bữa phụ. Nên cho bé uống sữa bột sau bữa ăn chính khoảng nửa tiếng.
4. Không bỏ thêm đường vào sữa cho bé, vì chất lysine trong sữa sẽ phản ứng với đường khi bị đun nóng, tạo hợp chất cực hại cho bé.
5. Không nên cho bé uống sữa khi đang ăn cháo, vì tinh bột trong cháo sẽ triệt tiêu lượng vitamin A dồi dào trong sữa. Nên dùng cách nhau 30 phút.
6. Không nên cho trẻ sử dụng nhiều loại sữa cùng lúc, vì khiến trẻ thừa chất, bị dị ứng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…
7. Nên pha sữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C, không nên pha quá nóng hoặc quá nguội sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của sữa
8. Không nên cho bé uống sữa với thuốc, vì canxi, magiê trong sữa sẽ phản ứng với thành phần của thuốc, tạo hợp chất rất hại cho cơ thể trẻ em. Nên cách nhau 1 – 2 tiếng.
9. Không nên cho trẻ uống sữa với nước trái cây vì sẽ làm mất đi nhiều vitamin và khoáng chất của cả 2 loại thức uống
Bố mẹ cần đổi sữa công thức mới khi bé có những biểu hiện:
Một dòng sữa phù hợp và phát huy hiệu quả tốt nhất là khi bé có những biểu hiện tích cực như: làn da căng tốt, nét mặt rạng rỡ, bé ngủ ngon, không quấy khóc, tăng cân và phát triển toàn diện, bé đi đại tiện bình thường, phân chặt, vàng,…
Sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu bạn đang có một bầu sữa đầy đủ dinh dưỡng thì thực sự không cần dùng sữa bên ngoài.
Bạn đừng nghĩ: “con bú sữa mẹ sẽ bị thiếu chất, mà chuyển sang sử dụng sữa công thức”.
Đó là tâm lý rất sai lầm.
Bởi vì sữa mẹ chứa nhiều lợi khuẩn và kháng thể mà thành phần sữa bột là hầu như không có.
Hơn nữa, các nhà khoa học đang cố gắng nghiên cứu thành phần sữa mẹ để tạo ra sữa công thức. Sữa công thức chỉ là “bản sao” của sữa mẹ.
Do đó, không có lý do gì khi bạn đang có một bầu sữa chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng mà lại dùng sữa ngoài.
Bình sữa và ty ngậm là những vật dụng vô cùng cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho bé mỗi ngày.
Kiểu dáng, thiết kế tiện dụng: chọn bình sữa cổ rộng để dễ vệ sinh và pha sữa, ngược lại chọn bình sữa cổ hẹp khi bố mẹ yêu thích một chiếc bình gọn gàng, giá tiết kiệm hơn.
Chọn chất liệu an toàn: nếu chọn bình nhựa thì nên chọn những sản phẩm được làm từ nhựa PP, PPSU hoặc PES, chịu lực, chịu nhiệt tốt, không chứa chất độc BPA. Nếu bố mẹ có khả năng đầu tư thì chọn bình sữa thủy tinh để đảm bảo chất lượng và an toàn nhất cho bé nhé!
Chọn dung tích phù hợp theo độ tuổi của bé: chọn bình sữa 110ml trở xuống sẽ đủ dùng cho những bé sơ sinh dưới 4 tháng tuổi. Từ 4 tháng đến dưới 1 tuổi nên chọn những bình có dung tích tầm 120ml-240ml là đủ dùng. Còn những bé trên 1 tuổi thì bố mẹ cân nhắc chọn bình có dung tích lớn, từ 250ml trở lên.
Chọn núm ty cho bé thì lưu ý đến chất liệu. Nên chọn núm ty bằng silicon vì có độ an toàn và độ bền cao. Chất liệu này cũng tương đối mềm mại và mô phỏng “giống với núm ty mẹ”, kích thích bé uống tốt nhất.
Có 6 bình sữa cho bé tốt nhất được nhiều bố mẹ lựa chọn hiện nay:
Bình sữa cho bé có giá bán bao nhiêu? Bình sữa chất lượng có giá bán dao động từ 50.000đ – 350.000đ tùy sản phẩm và nơi bán. Nhưng cũng đừng mua loại quá rẻ vì chất lượng của bình có thể không được đảm bảo.
Để bình sữa được vệ sinh sạch sẽ nhất thì bạn nên trang bị thêm 2 sản phẩm vệ sinh chuyên dụng này.
Cọ rửa bình sữa: sản phẩm này có thể vệ sinh sạch sâu đến các rãnh nhỏ nhất của bình sữa và núm ty mà không làm xước bình. Đầu cọ được làm bằng bọt biển hoặc các sợi mềm, được thiết kế dành riêng cho việc vệ sinh bình sữa sạch sẽ, hiệu quả. Những thương hiệu cọ bình nổi tiếng, bố mẹ nên cân nhắc: ChuChuBaby, Combi, Dr Brown, KUKU, Philip Avent, Pigeon.
Nước rửa bình sữa: Nếu chỉ cọ rửa và vệ sinh bằng nước lã thì rất khó để làm sạch khuẩn và nấm mốc bên trong, sẽ khiến trẻ bị nhiễm bệnh khi uống sữa. Nước rửa bình sữa giúp tiêu diệt được vi khuẩn, hạn chế nấm mốc sinh sôi trong bình sữa. Đảm bảo bình sữa luôn sạch sẽ để bố mẹ có thể pha sữa tốt nhất cho bé. Một số nước rửa bình sữa tốt nhất hiện nay là:
Bố mẹ thường có thói quen sử dụng lò vi sóng hoặc bếp gas để hâm nóng sữa pha sẵn. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến sữa mất đi những dưỡng chất quan trọng do cung cấp lượng nhiệt quá cao và khó kiểm soát nhiệt độ. Bố mẹ nên ưu tiên sử dụng một chiếc máy hâm sữa.
Chọn thương hiệu máy hâm sữa uy tín, nổi tiếng: Fatzbaby, Nuk, Chicco, Philips Avent, Medela, Beurer, Kenjo, Farlin. Đây là 8 hãng máy hâm sữa tốt nhất hiện nay, được nhiều bố mẹ tin dùng.
Nên chọn máy hâm sữa 2 khoang: loại máy 2 khoang có thể hâm 2 bình sữa cùng 1 lúc. Máy nhiều khoang hơn, tuy giúp bạn hâm được nhiều hơn, nhưng công suất tiêu thụ điện lớn mà chi phí cũng cao hơn mà cũng không cần thiết. Bởi vì, lượng sữa cần dùng trong ngày cho bé chỉ tối đa 2 bình trở lại.
Máy hâm sữa nào tốt và bền? Tham khảo 9 máy hâm sữa tốt nhất, được ưa chuộng hiện nay:
Máy hâm sữa có giá bán bao nhiêu? Máy hâm sữa bán chạy nhất thường có giá bán dao động từ 300.000đ – 500.000đ tùy sản phẩm và nơi bán. Tuy nhiên cũng có những loại máy giá rẻ (từ 50.000đ), bố mẹ không nên mua vì không đảm bảo an toàn cho bé.
Trước khi sử dụng, bố mẹ cần phải tiệt trùng bình sữa và ty ngậm, để diệt khuẩn còn sót lại, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.
Bạn có thể sử dụng phương pháp đun sôi hoặc lò vi sóng để tiệt trùng nhưng nếu cảm thấy mất thời gian thì bố mẹ nên sử dụng máy tiệt trùng chuyên dụng để diệt khuẩn một cách triệt để, nhanh chóng.
Máy tiệt trùng bình sữa có giá bán bao nhiêu? Máy tiệt trùng bình có giá bán dao động từ 400.000đ – 7.000.000đ tùy công nghệ ứng dụng của mỗi sản phẩm. Những loại cao cấp sử dụng công nghệ tiệt trùng bằng tia UV.
Tuy nhiên, một chiếc máy có giá trong khoảng 1 – 1.5 triệu đồng được xem là vừa túi tiền của đại đa số người tiêu dùng, sử dụng công nghệ tiệt trùng bằng hơi nước hiệu quả, cũng như đảm bảo chất lượng.
Giai đoạn ăn dặm là quá trình ăn uống cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Trong thời gian này, bố mẹ cần phải nấu những món ăn dặm cho bé theo đúng công thức và liều lượng khuyên dùng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đồng thời tập cho bé thói quen “ăn và nhai” hiệu quả.
Bên cạnh những món ăn dặm tự nấu, bố mẹ cũng nên trang bị thêm ghế ăn dặm và dụng cụ ăn dặm để tập cho bé thói quen ăn dặm đúng cách, hiệu quả và thích thú hơn.
Ghế ăn dặm được thiết kế gồm 4 chân trụ chắc chắn, 1 bàn ăn và có khóa an toàn, sản phẩm đã được chứng minh giúp bé ăn dặm tập trung và hiệu quả.
Chọn ghế ăn dặm có chất liệu an toàn, bền bỉ: chọn ghế ăn dặm bằng gỗ sẽ giữ vững thăng bằng rất tốt, nhưng giá cao và rất nặng, khó di chuyển và gấp gọn. Trong khi đó, ghế ăn dặm bằng nhựa PP, ABS (khung chân được làm bằng thép) là lựa chọn phù hợp, vừa đảm bảo chất lượng, vừa tiết kiệm chi phí.
Chọn ghế ăn dặm chắc chắn, chịu lực, giữ thăng bằng tốt: dù cho bé đùa giỡn, “chồm về trước” thì ghế vẫn phải giữ vững, khung ghế phải chắc chắn. Đặc biệt phải trang bị thêm phần dây đai an toàn để bé an toàn khi ngồi ghế.
Chọn mua từ những thương hiệu ghế ăn dặm uy tín, nổi tiếng: Umoo, Mastela, AB, Carter, Chicco, Aricare, Hanbei,…
Ghế ăn dặm nào tốt? Tham khảo 7 ghế ăn dặm tốt nhất, được ưa chuộng hiện nay:
Ghế ăn dặm giá bao nhiêu? Ghế ăn dặm có giá bán dao động từ 400.000đ – 1.000.000đ tùy sản phẩm và nơi bán. Những loại cao cấp có giá trên 3 triệu, nhưng cũng có những chiếc ghế ăn dặm giá rẻ chỉ 150.000đ.
Tầm giá được mua nhiều nhất hiện nay là 500.000 – 700.000đ vì những chiếc ghế này vừa đảm bảo an toàn, chắc chắn, vừa có nhiều chức năng tiện dụng, có độ bền từ 2-3 năm.
Bố mẹ cũng cần mua thêm những dụng cụ ăn dặm cần thiết cho bé như chén, thìa (muỗng), đĩa, ly, cốc, tách, chai,…
LỜI KHUYÊN: Bố mẹ nên mua một bộ dụng cụ ăn dặm mới cho bé. Không nên sử dụng chén, đũa, muỗng trong gia đình, bởi vì:
Giá bán từ 100.000 – 200.000đ (gồm tất cả dụng cụ cần thiết).
Bình ủ cháo là dụng cụ có thể giữ nóng món ăn liên tục trong suốt 6-8 tiếng mà bố mẹ không cần hâm nóng.
Bạn chỉ cần nấu ăn một lần, sau đó bảo quản món ăn trong bình ủ cháo. Món ăn sẽ được giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và độ ấm nóng cần thiết suốt 6-8 tiếng, có thể cho bé ăn dặm bất cứ khi nào. Rất tiện lợi cho những bố mẹ bận rộn.
Nhờ khả năng giữ nhiệt mạnh mẽ, bình ủ cháo còn có khả năng “ủ gạo sống, thành cháo chín nhừ” chỉ cần ủ gạo và nước sôi trong 3 giờ liền, mà bố mẹ không cần phải nấu. Món cháo vẫn chín đều, thơm ngon, nóng hổi tự nhiên.
Bình ủ cháo giá bao nhiêu? Bình ủ cháo có giá bán dao động từ 300.000đ – 700.000đ tùy sản phẩm và nơi bán. Độ bền lên đến 3 – 4 năm, do đó, sau thời gian ăn dặm của bé, bạn có thể sử dụng bình ủ cháo để “mang cơm đi làm, giữ lạnh nước uống”, cũng rất tiện lợi và hiệu quả.
Đầu tiên, bạn có thể bắt đầu từ đôi mắt. Nhúng ướt một miếng bông y tế trong nước ấm, nhẹ nhàng lau từ khóe mắt ra đuôi mắt. Sau khi xong một bên mắt, bạn lấy một miếng bông khác và lặp lại thao tác với bên còn lại.
Tiếp đến, vệ sinh phần tai của bé. Dùng một miếng bông gòn nhúng nước ấm lau kẽ trên và phần ngoài vành tai của bé. Tiếp đến, sử dụng bông làm sạch mặt trong của vành tai. Lưu ý, không đưa tăm bông vào lỗ tai bởi có thể gây nhiễm trùng, trầy xước trong tai.
Đối với phần đầu, sau khi gội đầu bằng dung dịch tắm gội em bé, bạn cần dùng khăn bông mềm để lau khô da đầu.
Do đó, bố mẹ cần trang bị 3 đồ dùng vệ sinh ở bước này, đó là:
Đặc biệt, cần chọn loại dầu gội dành riêng cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ để chăm sóc tốt nhất cho làn da nhạy cảm và mỏng manh của bé.
Bố mẹ cần chọn mua 1 trong 7 dầu gội cho bé tốt nhất hiện nay:
Trẻ nhỏ thường hay mắc các vấn đề về hô hấp như ngạt mũi, sổ mũi,… gây khó thở cho bé do chất nhầy và đờm chứa đầy trong các khoang miệng, xoang mũi.
Những bé lớn thì có thể khạc đờm ra dễ dàng. Nhưng với những bé dưới 2 tuổi, không biết cách và không đủ sức để khạc đờm ra.
Nên lúc này, bố mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi, để đảm bảo vệ sinh và giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn.
Một số dòng hút mũi tốt nhất, bố mẹ có thể tham khảo:
Bạn nên rơ lưỡi và làm sạch vùng răng – lợi vào buổi sáng & tối cho bé. Bố mẹ chỉ cần dùng nước ấm (hoặc nước muối sinh lý) và một miếng gạc mềm để vệ sinh.
Bố mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh theo thứ tự từ phần phía trong miệng (sau bên trong má), các vùng trong vòm miệng trước rồi mới đến rơ lưỡi để bé cảm thấy dễ chịu.
Nếu bé đã mọc răng, bạn cũng cần lau mặt trước và sau của răng bằng rơ lưỡi.
Khi bé trên 12 tháng tuổi, bố mẹ nên sử dụng bàn chải răng mềm để làm sạch răng cho bé 2 lần mỗi ngày (sáng và tối).
Dụng cụ cần mua:
CHÚ Ý: Nếu bé bị tưa lưỡi hay bất kỳ vấn đề răng miệng, bố mẹ nên xin tư vấn từ bác sỹ về cách vệ sinh và chăm sóc răng – miệng cho bé.
Trong 7-10 ngày sau khi sinh, bạn cần được sự hướng dẫn trực tiếp từ chuyên gia, y tá, bác sỹ để chăm sóc phần rốn cho bé tốt nhất.
Bố mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc rốn cho bé theo 5 bước chi tiết dưới đây:
Bước 1: Bố mẹ cần rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước để sạch khuẩn.
Bước 2: Tháo băng rốn của trẻ ra.
Bước 3: Quan sát rốn và vùng da quanh rốn xem có dấu hiệu gì bất thường hay không.
Bước 4: Rửa tay hoặc sát trùng tay lại bằng dung dịch cồn 70 độ.
Bước 5: Dùng bông tẩm cồn sát trùng rốn theo trình tự sau:
+ Chân rốn.
+ Thân cuống rốn.
+ Mặt cắt cuống rốn.
+ Da vùng xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5cm.
Việc băng rốn cho bé thường xuyên sẽ khiến rốn lâu khô, lâu rụng và nguy cơ nhiễm trùng cao. Do đó, khi bé được 2 ngày tuổi, bố mẹ không cần băng rốn lại để rốn của bé mau khô, nhanh lành hơn.
Móng tay, móng chân của bé thường sắc nhọn và mọc rất nhanh nên bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra, và cắt ngắn để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu không, những chiếc móng này có thể vô tình gây hại cho làn da mỏng manh của bé (khi bé cọ quậy, nô đùa).
Bạn nên đợi bé ngủ để thao tác cắt móng được dễ dàng và hiệu quả hơn. Dụng cụ cần thiết: một chiếc cắt móng tay.
Bạn luôn lau từ trước ra sau và dùng lực nhẹ nhàng đối với phần này. Để tránh hăm tã cho bé, bố mẹ nên hạn chế thời gian mặc tã càng nhiều càng tốt.
Đồ dùng cần thiết: tã bỉm và kem chống hăm.
a. Tã giấy: tã vải và tã bỉm các loại
+ Tã bỉm vải (sử dụng nhiều lần): tã bỉm vải giúp tiết kiệm chi phí, bởi vì, bố mẹ có thể giặt phơi sau khi sử dụng, để tái sử dụng nhiều lần. Tã vải chống hăm tốt hơn tã bỉm. Những tã vải tốt nhất, bố mẹ có thể tìm mua như Dorabe, Bambi Mio, Goodmama, Baby Cute,…
+ Tã bỉm dán, bỉm quần (sử dụng 1 lần): Ưu điểm dễ mua, dễ dùng, tiện lợi khi chăm con. Nhược điểm là giá bán cao, chỉ sử dụng 1 lần duy nhất.
Có 3 loại: miếng lót sơ sinh (cho bé dưới 6 tháng tuổi), tã bỉm dán (cho bé từ 6 – 24 tháng), tã bỉm quần (trên 2 tuổi). Những thương hiệu tã bỉm tốt nhất hiện nay là Huggies, Bobby, Pampers, Moony, Goo.N, Merries, Unidry,…
b. Kem chống hăm, trị hăm cho bé: không chỉ cần thiết cho bé đang bị hăm tã, bố mẹ cũng nên sử dụng sản phẩm này để đề phòng ngừa hăm tã hiệu quả cho bé. Có 5 loại kem chống hăm tốt nhất hiện nay:
Thao – chậu tắm cho bé: được thiết kế theo hình dáng của bé, hỗ trợ bố mẹ tắm rửa và vệ sinh dễ dàng cho bé. Những chậu tắm tốt nhất hiện nay như: Combi, chậu tắm kèm ghế ngồi Ergo, chậu tắm Lora, chậu tắm Bella Rotho, FARLIN, chậu tắm hình ghế nằm Babybum,…
Bô vệ sinh & bệ ngồi toilet: Bô vệ sinh giúp bé có thể tự đi vệ sinh một cách dễ dàng, chủ động, hình thành thói quen tự vệ sinh cho bé ngay từ nhỏ. Bệ ngồi toilet dùng để đặt lên bồn cầu toilet, bệ ngồi này được thiết kế miệng ngồi thu nhỏ để vừa vặn với “mông xinh” của bé, mang tới sự an toàn và thuận tiện cho bé trong mỗi lần sử dụng. Cả 2 đều được thiết kế đẹp mắt, màu sắc thu hút, khiến bé thích thú hơn mỗi khi đi vệ sinh.
Khăn giấy ướt & khăn khô: được chiết xuất từ tự nhiên, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dùng để lau mũi, mắt, lau mình cho bé. Nên dùng những thương hiệu uy tín như khăn giấy Huggies, Bobby, Mamamy, Ikami,…
Bột giặt quần áo cho bé: được chiết xuất từ thành phần tự nhiên (như quả bồ hòn, chanh tươi, bưởi, đậu nành, lá bạc hà,…), đảm bảo không chứa hóa chất, không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Dưới đây là 5 loại nước giặt được khuyên dùng nhiều nhất cho trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể tham khảo: Purex Ultra Concentrate Baby, D-Nee, K-Mom, Arau Baby, Wesser (2in1)
Kem đánh răng cho bé: Kem đánh răng người lớn có chứa những chất không tốt cho men răng của trẻ nhỏ. Ngoài ra, những dòng kem đánh răng trẻ em thường được sản xuất riêng biệt với nhiều mùi hương như hương dâu, hương cam…tạo cảm giác thích thú và không gây sợ hãi cho bé. Nhiều loại kem đánh răng trẻ em còn có thể nuốt được nên bố mẹ có thể yên tâm lựa chọn. Gợi ý: nên chọn kem đánh răng Chicco, Mybee, Chichi…
Đồ sơ sinh cho bé: Bao chân, bao tay, mũ sơ sinh – che thóp, tã vải, khăn xô, khăn sữa, quần áo sơ sinh, tất, khăn tắm, bao tay, giày dép sơ sinh,… Bố mẹ không nên mua nhiều, vì bé lớn rất nhanh
Thời trang cho bé: quần áo cho bé trai, quần áo cho bé gái, balo, giày, dép, vớ tất, nón (mũ), bím tóc bé gái, khăn choàng,…
Cần trang bị một chiếc nhiệt kế chất lượng ngay trong gia đình để bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.
Hiện nay có 3 loại nhiệt kế phổ biến, gồm:
Nhiệt kế điện tử được khuyên dùng nhiều nhất nhờ sự an toàn và kiểm tra nhiệt độ chính xác, giá bán phải chăng, phù hợp cho điều kiện tài chính của gia đình.
Nhiệt kế cho bé loại nào tốt? Tham khảo 5 nhiệt kế điện tử tốt nhất, được bố mẹ tin dùng hiện nay:
Nhiệt kế điện tử giá bao nhiêu? Nhiệt kế điện tử có giá bán dao động từ 400.000đ – 1.000.000đ tùy sản phẩm và nơi bán. Nhìn chung, mức giá này khá phù hợp với túi tiền và ngân sách của nhiều gia đình hiện nay.
Có 2 loại cân sức khỏe: cân sức khỏe cơ học và cân sức khỏe điện tử
Nếu muốn tiết kiệm ngân sách, bố mẹ chỉ cần trang bị một chiếc cân cơ học là đủ dùng. Nếu muốn đầu tư để có được một chiếc cân chất lượng, hiện đại thì cân nhắc đến loại cân điện tử.
Tham khảo TOP 7 cân sức khỏe tốt nhất hiện nay, được nhiều bố mẹ tin dùng, bao gồm:
Kem dưỡng da giúp bảo vệ tốt nhất làn da nhạy cảm, mỏng manh của bé, tránh các tác động xấu bên ngoài.
Vào những buổi hanh khô, da bé cũng thường bị nứt nẻ, “bong trắng”. Bố mẹ cần sử dụng kem dưỡng da, kem chống nứt để cấp ẩm và bảo vệ làn da tốt nhất cho bé.
Chọn kem dưỡng da được làm từ chất liệu an toàn: bố mẹ cần tìm các sản phẩm dưỡng ẩm không mùi, có chiết xuất tự nhiên, từ dầu khoáng, dầu ô-liu, dầu hướng dương, paraphin,… đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
Chọn từ các thương hiệu kem dưỡng ẩm uy tín như: kem dưỡng ẩm Chuchu Baby, kem dưỡng da Johnson, Bubchen Soft Creme….
Chọn những sản phẩm kem dưỡng da phù hợp cho làn da bé:
Kem dưỡng da cho bé loại nào tốt? Top 5 kem dưỡng ẩm, kem chống nẻ tốt nhất cho bé, bố mẹ nên lưu ý:
Kem dưỡng da, kem chống nứt có giá bán dao động từ 50.000đ – 200.000đ tùy sản phẩm và nơi bán. Nhìn chung, mức giá này phù hợp với điều kiện tài chính của hầu hết các gia đình Việt Nam hiện nay.
Nếu bố mẹ dắt bé đi dạo và đi tắm nắng thì cũng nên thoa một ít kem chống nắng để bảo vệ làn da siêu mỏng manh, siêu nhạy cảm của bé. Đặc biệt là những phần da mà quần áo không thể che hết như mặt, tay, chân.
Trong đó, một số loại kem chống nắng an toàn, bố mẹ có thể sử dụng cho làn da của bé, giá từ 300.000 – 400.000đ:
Làn da em bé luôn là “miếng mồi béo bở” mà các loại côn trùng nhắm đến, nhất là muỗi. Không chỉ gây ra những vết mẩn đỏ, khiến bé ngứa ngáy, khó chịu mà vết cắn của muỗi còn tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh truyền nhiễm,…
Bên cạnh thường xuyên làm sạch nơi ở, mắc màn đi ngủ,… thì bố mẹ nên ưu tiên sử dụng một số loại kem chống muỗi, chống côn trùng hiệu quả, an toàn cho làn da của bé. Chọn một trong 8 sản phẩm khuyên dùng dưới đây:
Trẻ nhỏ khi biết bò, biết đi thì thường rất hiếu động và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Nếu bố mẹ không trông chừng kỹ lưỡng thì bé có thể đang khóc la vì bị kẹt tay vào cửa, bị va vào cạnh bàn, hay vô tình nghịch ổ điện,… Tất cả đều vô cùng nguy hiểm với bé.
Để hạn chế và phòng ngừa sự cố này, ba mẹ nên sắm ngay thiết bị bảo vệ an toàn cho bé. Các sản phẩm bố mẹ có thể tham khảo như bịt ổ điện an toàn, chốt khóa ngăn kéo, cửa tủ, nút nhựa mềm bọc góc bàn,…
Những thiết bị này sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho bé khỏe và an toàn thỏa sức vui chơi, khám phá trong nhà, ba mẹ cũng yên tâm hơn, vô tư vui chơi cùng bé.
Chọn chăn, gối, đệm, ga có chất liệu cotton mềm mại, thông thoáng và an toàn cho bé.
Ở những khu vực nhiều muỗi và côn trùng, bố mẹ cần sắm thêm cho bé một chiếc mùng giăng hoặc mùng tự bung để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bé.
Nôi cũi vừa là dụng cụ để bé ngủ, bé chơi, còn là không gian cho bé tự do vận động tay chân. Sản phẩm này gắn bó lâu dài cho bé trong suốt giai đoạn đầu đời, nên bố mẹ cần chọn nôi cũi chất lượng, bền tốt, chắc chắn.
Nên chọn nôi cũi dựa trên 5 tiêu chí quan trọng dưới đây:
Chất liệu bền tốt: Nếu chịu khó đầu tư, bố mẹ có thể chọn mua nôi cũi bằng gỗ có giá bán khá cao nhưng đảm bảo độ bền và độ an toàn tốt nhất. Nếu ngân sách hạn chế, bố mẹ nên chọn nôi cũi bằng nhựa – inox, dễ di chuyển, dễ lắp ráp.
Chiều cao nôi cũi: chọn nôi cũi phải cao hơn chiều cao của bé, để bé không thể trèo – bò ra ngoài.
Thiết kế an toàn, sạch sẽ: các mép hay góc nhọn của cũi cũng phải được bịt góc, bo tròn, thành cũi phải trơn tru không sắc cạnh.
Chọn nôi cũi theo không gian phòng: Nếu bố mẹ để phòng riêng cho bé thì có thể lựa mua những dòng nôi cũi có kích thước lớn. Còn nếu có ý định đặt nôi cũi cho bé ngay tại phòng ngủ của bố mẹ thì nên chọn loại có kích cỡ vừa đủ, để bạn còn có khoảng không gian đi lại để thuận tiện sinh hoạt và chăm sóc bé.
Chọn mua từ thương hiệu nôi cũi uy tín, nổi tiếng: Mastela, Autoru, Combi, Graco, Joie,…
GỢI Ý: Bạn nên mua thêm thanh chắn, quây cũi mềm mại, để bé trồi lên đụng đầu mà không bị đau nhức.
Nôi cũi cho bé loại nào tốt? TOP 5 nôi em bé tốt và bán chạy nhất:
Nôi cũi cho bé có giá bán dao động từ 850.000đ – 2.000.000đ tùy sản phẩm và nơi bán. Gia đình nên cân nhắc giữa giá bán và chất lượng để chọn mua phù hợp.
Ghế rung là sản phẩm được khuyên dùng cho các bé dưới 1 tuổi (trong khoảng cân nặng từ 3 – 18kg). Tốt nhất là sử dụng trong giai đoạn bé chưa biết lẫy. Bởi vì trong giai đoạn này, bé ít ngọ nguậy, nghịch ngợm, nằm trên ghế ngoan ngoãn, an toàn hơn.
Ghế rung đưa nhẹ nhàng giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ thay vì việc ẵm bé trên tay, các mẹ sẽ có thời gian để làm những việc khác.
Giá dao động trong khoảng từ 800.000 – 2000.000 VND. Các loại ghế rung chất lượng, bố mẹ có thể tham khảo thêm như:
Trông túi ngủ có vẻ bí bách, nhưng sản phẩm này có thể che kín ấm áp cho bé từ cổ cho tới chân, giúp ngăn chặn khả năng bé mắc cảm lạnh hay cúm vì nếu bé có động đậy, đạp chân thì túi ngủ cũng không bị tuột ra.
Giá bán dao động trong khoảng 300.000 – 1.000.000đ. Bố mẹ có thể sử dụng túi ngủ cho bé từ giai đoạn sơ sinh đến khi bé được 3, 4 tuổi.
Đây là phương tiện di chuyển chủ yếu gắn liền với bé trong suốt 2 – 3 năm đầu đời. Bạn có thể sử dụng xe đẩy để đưa bé ra ngoài đi dạo, tắm nắng, hoặc đi du lịch, dã ngoại,…
Giá từ 500.000 – 2.000.000đ, bố mẹ có thể cân nhắc đến những thương hiệu xe đẩy phổ biến dưới đây như
Đây là sản phẩm sử dụng trong giai đoạn tập đứng, tập đi cho bé từ 6 tháng đến 2 tuổi. Xe tập đi được thiết kế chắc chắn, vững chãi giúp bé tự tin chập chững bước đi.
Giá bán hiện tại dao động từ 400.000đ – 2.000.000đ tùy từng mẫu mã và nơi mua. Có 3 loại chính:
Xe lắc chỉ phù hợp cho bé trên 2 tuổi, bởi vì, lúc này, bé đã cứng cáp hơn, bé có thể tự mình điều khiển chiếc xe an toàn.
Xe lắc là dòng xe cấu tạo 3 bánh, với bánh trước có khả năng xoay 360 độ. Xe có thể di chuyển được dựa vào sức đẩy của chân hoặc sức lắc của đôi tay, bé sẽ thích thú khi chinh phục từng chặng đường của mình.
Bố mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm xe lắc tốt nhất hiện nay:
Xe chòi chân, xe đạp thăng bằng là loại xe thích hợp cho các bé từ 1 tuổi trở lên. Lợi ích của xe là tăng khả năng vận động, giúp bé mạnh dạn và năng động hơn. Xe di chuyển được nhờ khả năng giữ thăng bằng của chân là chính, bé không cần dùng quá nhiều sức.
Với các bé mới bắt đầu sử dụng, những chiếc xe chòi chân 4 bánh, có tựa lưng cao phía sau sẽ là thích hợp để đảm bảo an toàn và dễ dàng cho bé di chuyển.
Từ 18 tháng hoặc 2 tuổi trở đi, bố mẹ có thể cân nhắc dòng chòi chân thăng bằng với thiết kế 3 bánh hoặc 2 bánh cho bé.
Giá xe chòi chân dao động từ: 300.000 – 500.000đ. Một số dòng xe chòi chân tốt nhất cho bé, bố mẹ có thể tham khảo thêm:
Bố mẹ có thể thoải mái đi chơi, đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè hay dọn dẹp nhà cửa một cách thoải mái mà vẫn có thể chăm sóc bé tốt nhất.
Bố mẹ sẽ chẳng phải mỏi tay, đau lưng khi bế bé, tất cả chỉ cần sử dụng địu em bé. Sản phẩm được thiết kế với kiểu dáng đặc biệt, chất liệu bền tốt, thoải mái, chắc chắn, giúp “gắn liền bố mẹ với bé” mọi lúc mọi nơi.
Địu cho bé có giá bán dao động từ 450.000đ – 1.000.000đ tùy sản phẩm và nơi bán. Gia đình nên cân nhắc giữa giá bán và chất lượng để bạn chọn mua phù hợp.
Nếu “địu cho bé” thường được sử dụng khi bố mẹ di chuyển bằng chân, thì đai xe máy sẽ giúp gắn kết “bạn – bé” khi bố mẹ đang di chuyển bằng xe máy.
Bé vẫn luôn được áp sát và tiếp xúc trực tiếp với bố mẹ, từ đó tạo cảm giác yên tâm và tăng cường gắn kết tình cảm, mối liên kết giữa bố mẹ và con cái.
Đồng thời, việc sử dụng đai xe máy giúp bé an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông, tình trạng té ngã là hoàn toàn không có.
Đai xe máy cho bé có giá bán dao động từ 150.000đ – 500.000đ tùy sản phẩm và nơi bán. Nhìn chung, mức giá này khá phù hợp với điều kiện tài chính và ngân sách của gia đình.
Đai xe máy cho bé loại nào tốt? Top 5 đai xe máy tốt và bán chạy nhất:
Nhiều nước Châu Âu bắt buộc: Trẻ dưới 12 tuổi phải dùng loại ghế ngồi ô tô dành riêng cho bé để đảm bảo an toàn nhất.
Rất nhiều thí nghiệm khoa học chứng minh khi xe chạy với tốc độ 48km/giờ và khi gặp va chạm, trẻ bị đẩy lên phía trước với một lực mạnh gấp 30 – 60 lần trọng lượng cơ thể. Do đó, bạn cần trang bị 1 chiếc ghế ngồi ô tô chất lượng để bảo vệ tốt nhất cho bé nhé!
Top 6 loại ghế ngồi ô tô cho bé tốt, chất lượng hiện nay:
Xe Scooter vừa là phương tiện vận động, vừa là món đồ chơi yêu thích, phù hợp với các bé từ 2 tuổi trở lên. Bởi vì, các bé trên 2 tuổi đã có khả năng giữ thăng bằng khá tốt và cũng có chiều cao tương ứng khi sử dụng xe Scooter.
TOP 5 xe Scooter tốt nhất và bán chạy hiện nay:
Copyright © 2020 MẸ ĐÂY RỒI
“Bạn ơi, bài viết này ổn không ạ?”