Trang chủ » ✅ Sức khoẻ » [REVIEW] Lá Neem Ấn Độ Có Tác Dụng Gì? Công Dụng & Tác Dụng Phụ Lá Neem?

[REVIEW] Lá Neem Ấn Độ Có Tác Dụng Gì? Công Dụng & Tác Dụng Phụ Lá Neem?

Lá neem Ấn Độ là thảo dược lấy từ lá cây neem (nim), dùng pha trà uống có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, mỡ máu. Vậy tác dụng phụ của lá neem Ấn Độ là gì?

Neem là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho con người, giúp chữa bệnh hiệu quả và an toàn khi sử dụng. Ở Ấn Độ, người ta xem nó như “thần dược”, “cây thuốc thiêng”,…

Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn công dụng của Lá neem Ấn Độ, lá neem có tác dụng gì? Lá neem ấn độ trị bệnh gì? Cùng MeDayRoi tham khảo ngay nhé!

Lá neem Ấn Độ là gì?

Lá neem là bộ phận của cây neem Ấn Độ hay còn gọi là cây xoan Ấn Độ, cũng góp mặt danh sách tên các loại cây thuốc nam phổ biến. Tên khoa học của nó là Azadirachta indica, thuộc họ Xoan. Là loài cây thân gỗ có chiều cao khoảng hơn 15m.

Lá cây có hình kép lông chim, mọc so le và thuôn nhọn. Quả neem có hình trứng hay hình bầu dục, khi chín sẽ chuyển sang màu nâu. Theo dân gian, người ta sử dụng lá của cây để dùng làm thuốc chữa bệnh.

Lá neem Ấn Độ là gì

Công dụng của lá neem Ấn Độ trong chữa bệnh và làm đẹp

Người ta tìm thấy trong lá neem Ấn Độ có chứa hàng trăm loại hợp chất khác nhau như: Desacetyl nimbasa nimbi nene, quercetin, Nimbim và nimbolide,… Đây là những thành phần có tác dụng chống viêm, chống virus và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt.

Công dụng của lá neem Ấn Độ trong chữa bệnh và làm đẹp

Đặc biệt là hợp chất Azadirachtin có công dụng tiêu diệt côn trùng và sâu bọ rất mạnh (Theo bài báo Therapeutics Role of Azadirachta indica and Their Active Constituents in Diseases Prevention and Treatment của tác giả Mohammad A Alzohairy).

Trong Đông y, cây neem Ấn Độ có vị đắng, tính hàn, hậu ngọt có thể chữa được nhiều bệnh như nhiễm trùng ký sinh, vết độc côn trùng rắn cắn, bảo vệ gan, chống viêm loét,… Vậy để hiểu rõ chi tiết hơn từng tác dụng thì mời bạn đến với phần tiếp theo của chúng tôi.

1. Công dụng của lá neem hỗ trợ điều trị điều trị bệnh tiểu đường

Dựa trên tạp chí sinh ý học của trường Đại Học tại Ấn Độ cho biết, chiết xuất từ lá và dầu hạt có chứa thành phần Diterpenoids. Nhờ vào hoạt chất này mà có tác dụng ổn định chỉ số đường huyết, giúp cho khí huyết được lưu thông tốt hơn mà không gây ra áp lực trên thành mạch máu, ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường phát triển.

Công dụng của lá neem hỗ trợ điều trị điều trị bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy, sử dụng lá neem Ấn Độ trong 2 tuần liền tục sẽ giảm lượng đường hiệu quả và an toàn. Chính vì vậy người bị đái tháo đường loại 1, 2 có thể dụng thảo dược để uống mỗi ngày.

Bên cạnh dùng “lá neem Ấn Độ”, nhiều nhà khoa học gần đây đã sản xuất ra nhiều loại sữa dành cho người tiểu đường, với hàm lượng đường và carbohydrate được kiểm soát ở mức độ cho phép. Nếu bạn đang bị tiểu đường có thể uống sữa tiểu đường để tăng cường sức khoẻ, và ổn định đường huyết trong máu.

2. Công dụng của lá neem điều trị bệnh tim mạch, béo phì

Béo phì là căn bệnh khá phổ biến ở cuộc sống thời hiện đại nguyên nhân là do lười vận động, ăn uống không khoa học,… Béo phì gây ra rất nhiều bệnh tật cho cơ thể, đặc biệt là bệnh tim mạch. Do đó chúng ta nên kiểm soát đường huyết tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cơ thể.

Công dụng của lá neem điều trị bệnh tim mạch, béo phì

Các nhà khoa học cũng cho biết, công dụng của lá neem giúp giảm cholesterol xấu và trong máu, rất tốt cho người mắc bệnh tim và béo phì. Uống nước lá neem mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh tim, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa huyết áp mất kiểm soát.

3. Lá neem Ấn Độ có tác dụng trị bệnh viêm gan, xơ gan

Theo thống kê từ các bệnh viện ở nước ta, bệnh viêm gan và xơ gan đang có khuynh hướng gia tăng, xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong lá neem Ấn Độ có chứa các hoạt chất bảo vệ gan trước tác nhân xâm hại, đặc biệt là ức chế tác dụng của paracetamol làm tổn thương gan. Uống lá neem thay trà đều đặn mỗi ngày là một cách tốt để bảo vệ lá gan của bạn.

4. Tác dụng của lá neem trị mụn, làm đẹp da

Từ thời xưa, người Ấn Độ đã biết cách sử dụng chiết xuất từ lá neem để sản xuất các sản phẩm làm đẹp. Do trong bột lá neem có chứa các thành phần như Nimbo Steroid, vitamin C, Quercetin và các loại acid amin để điều trị mụn, kháng khuẩn, chống lão hóa da,…

Tác dụng của lá neem trị mụn, làm đẹp da

Ngoài ra, bột lá neem dùng để làm sạch các lỗ chân lông, trị mụn trứng cá, làm mờ các vết thâm trên da và làm cho làn da trắng hồng, chắc khỏe. Mỗi tuần bạn nên đắp mặt nạ 3 lần/tuần cùng với sữa chua không đường hoặc sữa tươi để làn da sạch mụn, trắng sáng.

Công dụng này cũng tương tự như các loại bột lá tía tô hiện nay. Nhiều chị em còn kết hợp bột lá neem với bột tía tô để đắp mặt nạ, nhằm tăng hiệu quả dưỡng trắng, trị mụn cho da.

5. Lá neem dùng làm bột trắng răng

Ít người biết đến một trong những tác dụng tuyệt vời của lá neem là làm trắng răng. Sử dụng rất hiệu quả và thay thế được những loại hóa chất làm trắng răng thông thường. Bởi trong lá cây có dược tính kháng khuẩn mạnh, do đó, nó được áp dụng làm sản xuất kem đánh răng rất an toàn.

Ngoài ra nó còn có công dụng làm ngăn ngừa sâu răng như chữa viêm lợi, ngăn ngừa chảy máu chân răng và bảo vệ răng chắc khỏe trước thành phần xâm hại.

Tác dụng phụ của lá neem là gì?

Lá neem là thảo dược có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, có một vài tác dụng phụ từ lá neem mà bạn cần lưu ý khi sử dụng đối với phụ nữ mang thai, người có huyết áp thấp, người đau dạ dày, bé sơ sinh,…..

Nếu không biết cách dùng đúng thì có thể mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như sau:

1. Thận trọng với tác dụng phụ của lá neem đối với phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai thì không nên sử dụng thảo dược. Vì lá neem có tác dụng làm giảm đường huyết và huyết áp ở người mắc bệnh đái tháo đường.

Thận trọng với tác dụng phụ của lá neem đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai huyết áp thường không ổn định, dễ mắc tiểu đường thai kỳ. Do đó, khi dùng thảo dược để uống có khả năng khiến huyết áp tăng giảm đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

2. Tác dụng phụ của lá neem có thể gây mệt mỏi với người huyết áp thấp

Do dùng để làm thuốc hạ huyết áp, nên những người huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng. Vì nó sẽ gây mệt mỏi nếu người tụt huyết áp dùng quá liều, khiến cho bạn buồn ngủ và khó chịu. Vậy nên người bị huyết áp thấp cần dùng liều lượng vừa phải và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

3. Tác dụng phụ của lá neem có thể gây khó chịu cho dạ dày

Do có tính kháng viêm, diệt khuẩn nên khi uống lá neem lúc bụng đói sẽ có cảm giác hơi cồn cào, khó chịu, cảm thấy buồn nôn thậm chí có thể gây ra tiêu chảy. Vì vậy, nên uống sau khi ăn no khoảng 15-30 phút để không gây ra tác dụng phụ, mang lại hiệu quả như mong đợi.

Ngoài ra, nên sử dụng hạn chế hoặc dùng một lượng vừa đủ tùy vào cơ địa mỗi người để đề phòng các biến chứng liên quan đến dạ dày và đường ruột.

Tác dụng phụ của lá neem có thể gây khó chịu cho dạ dày

4. Lá neem không tốt cho trẻ sơ sinh

Hiện nay vẫn chưa có trường hợp nào ghi nhận tác hại của lá neem xảy ra với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu, trong neem có một lượng nhỏ hợp chất như Aspirin gây ra hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh, có thể làm ảnh hưởng đến não, tiêu chảy, nôn mửa,….

Cách dùng lá neem Ấn Độ đúng cách, hiệu quả

1. Dùng hạ huyết áp, đường huyết: Dùng khoảng 15g lá neem Ấn Độ khô hãm cùng với nước ấm. Hãm như hãm trà, chiết lấy nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

2. Trị bệnh tiểu đường: Dùng 10g lá neem Ấn Độ tươi mang đi rửa sạch và nấu cùng với 1 lít nước. Đun lửa nhỏ đến khi còn 1 bát thuốc thì tắt bếp và chia làm 2 lần uống trong ngày.

3. Điều trị bệnh tim mạch, béo phì: Bạn dùng khoảng 1 nắm lá neem Ấn Độ, rửa sạch và sắc uống trong vòng 1 tháng. Sử dụng lâu ngày sẽ khiến cho nhịp tim ổn định, giảm mỡ máu.

Cách dùng lá neem Ấn Độ đúng cách, hiệu quả hình 1

4. Trị ho, đau họng hiệu quả: Lấy khoảng 5g lá neem Ấn Độ khô sắc với 200ml nước. Sau khi sắc xong nên để nguội rồi cho vào chai nhựa để dùng dần. Mỗi buổi sáng thức dậy dùng nước sắc súc miệng. Sử dụng sau 2 ngày các triệu chứng sẽ giảm dần, kiên trì hàng ngày triệu chứng ho, đau rát họng sẽ khỏi hoàn toàn.

5. Trị gàu, kích thích mọc tóc: Ngâm lá neem với 1 lít nước nóng qua đêm. Sáng hôm sau lọc lấy nước dùng để gội đầu. Phần lá neem còn lại đem đi xay nhuyễn cùng với 1 thìa mật ong. Sau đó dùng hỗn hợp mật ong và lá neem xoa lên da đầu và ủ trong 30 phút rồi xả sạch. Thực hiện gội đầu và dùng mặt nạ ủ tóc liên tục 1 tuần/lần trong vòng 2 tháng tình trạng gàu giảm hẳn, tóc khỏe và ít rụng hơn trước.

Cách dùng lá neem Ấn Độ đúng cách, hiệu quả hình 2

6. Ngăn ngừa lão hóa da: Dùng 20g bột neem, 1 một hộp sữa chua không đường và 2 thìa mật ong, trộn đều lại với nhau. Sau đó rửa sạch mặt và thoa lên da, mát xa nhẹ nhàng 5 phút 1 lần. Đợi mặt nạ khô rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Kiên trì đắp mặt nạ 2 ngày/lần và dùng trong 1 tháng làn da cải thiện rõ rệt.

7. Bột lá neem Ấn Độ giảm thâm nám: Dùng 200g nha đam gọt vỏ xanh, đem nghiền nhuyễn trộn cùng 15g bột neem Ấn Độ. Sau đó, đem hỗn hợp này đắp lên mặt. Thỉnh thoảng dùng tay vỗ nhẹ vào da để dưỡng chất thấm sâu vào lỗ chân lông. Để mặt nạ sau 30 phút thì rửa sạch và lau khô.

8. Bột lá neem Ấn Độ trị mụn: Trộn đều 1 thìa bột lá neem Ấn Độ với 1 thìa sữa chua không đường. Sau đó để hỗn hợp này vào ngăn mát tủ lạnh trong 3 phút. Rửa sạch mặt bằng nước ấm và sữa rửa mặt để lỗ chân lông trên da nở ra. Lấy hỗn hợp trong tủ lạnh thoa đều lên da rồi giữ 15 – 20 phút thì rửa sạch mặt bằng nước lạnh. Đắp mặt nạ sữa chua và lá neem đều đặn 2 lần/tuần. Sau 2 tháng da bạn sẽ được cải thiện rõ rệt: mụn giảm bớt, da mịn, trắng sáng hơn, lỗ chân lông thu nhỏ.

Cách dùng lá neem Ấn Độ đúng cách, hiệu quả hình 3

9. Xông lá neem trị cảm sốt: Để giảm cảm sốt có thể dùng 1 nắm lá neem Ấn Độ đun với nước rồi xông hơi trong 30 phút. Mỗi ngày nên xông 2 lần vào buổi sáng và chiều sẽ đẩy lùi nhanh cơn sốt.

10. Lá neem Ấn Độ chữa bệnh vảy nến: Lấy lá neem đun với nước và để tắm hàng ngày kết hợp với dùng trà lá neem hàng ngày. Sau khoảng 2 tháng sử dụng các chữa bệnh này giúp làm giảm độ dày của vảy, giảm sưng ngứa và dưỡng ẩm da. Khi đó, các nốt vảy nến sẽ khô lại, nhanh chóng thay một lớp da mới.

11. Trị ngộ độc thức ăn: Chất azadirachtin trong lá neem Ấn Độ có khả năng diệt khuẩn rất tốt. Do đó khi bị ngộ độc thức ăn chỉ nhai 4 – 5 lá hoặc dùng 1 ly trà lá neem thì cơn đau sẽ dịu lại. Sau khi sử dụng chất độc sẽ được thải ra bằng hệ bài tiết và làm giảm chứng nôn mửa, chóng mặt do ngộ độc.

Cách dùng lá neem Ấn Độ đúng cách, hiệu quả hình 4

12. Chữa bệnh thủy đậu: lấy lá neem Ấn Độ nấu với nước để tắm. Tắm nước ấm sau 2 ngày, triệu chứng mẩn đỏ, mụn nước gây đau nhức, bỏng rát sẽ biến mất.

13. Lá neem dùng làm bột trắng răng: mỗi buổi sáng, bạn có thể dùng bột neem hòa với nước để đánh răng. Sau khi sử dụng thường xuyên, hàm răng sẽ chắc khỏe, trắng sáng hơn.

Lá neem bán ở đâu uy tín?

Nếu bạn đang tìm lá neem để chữa bệnh và chăm sóc sắc đẹp mà chưa biết địa chỉ bán uy tín và chất lượng thì chúng tôi xin giới thiệu bạn đến với Thảo dược Đặc Sản Tâm Gia.

Thông tin mua hàng:

  • Thảo dược Đặc Sản Tâm Gia
  • Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.
  • Liên hệ mua hàng: 0927002002.
  • Wedsite: https://blog.dacsantamgia.com/
  • Giá bán lá neem Ấn Độ: 240.000 VNĐ/KG.

Kết luận: Lá neem Ấn Độ có tốt không?

Lá neem được coi là thần dược chữa được nhiều bệnh khác nhau, trong đó hiệu quả cao đối với bệnh tiểu đường và bảo vệ da. Nên bạn có thể sử dụng lá neem Ấn Độ như một bài thuốc dân gian để đem lại hiệu quả cao cho sức khỏe.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết: “Công dụng lá neem Ấn Độ. lá neem Ấn Độ có tác dụng gì?”. Nếu thấy hay và bổ ích, hãy Like&Share ngay nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều.

Xem thêm:

Trần Thế Vững

Dược sĩ Trần Thế Vững tốt nghiệp dược sĩ tại trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là người sáng lập MẸ ĐÂY RỒI, nơi chia sẻ kinh nghiệm mua sắm, đánh giá sản phẩm uy tín chất lượng. Địa chỉ: 155A, Lạc Long Quân, Phường 1, Quận 11, Tp Hồ Chí Minh Hotline: 0367991352 medayroi@gmail.com