Bạn đang muốn tìm một chiếc lò nướng bánh mì công nghiệp, lò nướng bánh mì chuyên dụng để phục vụ nhu cầu mở quán của mình? Bạn tự hỏi lò nướng bánh mì giá bao nhiêu, lò nướng bánh mì loại nào tốt? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp hết tất cả những thắc mắc đó một cách nhanh chóng và chính xác nhất!
Chắc chắn, sau khi xem xong, bạn có thể chọn mua cho mình một chiếc lò nướng bánh mì tốt nhất để phục vụ nhu cầu kinh doanh và mở quán của mình! Cùng MeDayRoi tham khảo ngay nhé!
LƯU Ý: Nếu bạn cần lò nướng bánh mì CHO GIA ĐÌNH, chứ không có ý định mở quán thì nên tham khảo bài viết này nhé! Review TOP 9 lò nướng bánh mì gia đình tốt nhất, giá rẻ hiện nay. Bài viết đó sẽ giúp bạn chọn mua lò nướng bánh mì tốt nhất cho gia đình với 8 kinh nghiệm “quý báu” chưa ai chia sẻ.
Còn riêng bài viết này, mình xin đề cập đến những chiếc lò nướng bánh mì chuyên dụng để sử dụng trong các nhà hàng, tiệm bánh,… để làm ra một khay bánh lớn, phục vụ khách hàng. Bạn lưu ý nhé!
[SỰ THẬT] Có nên mua lò nướng bánh mì công nghiệp không?
Lò nướng bánh mì công nghiệp được dùng để nướng các loại bánh mì, bánh mì lạt trong các tiệm làm bánh, lò nướng bánh, nhà hàng hoặc các cơ sở sản xuất,…. nhằm tạo ra một số lượng lớn bánh mì, có thể lên đến 30 – 70 ổ trong một lần nướng (và 300 – 1000 cái mỗi ngày để phục vụ nhu cầu buôn bán).
Lò nướng bánh mì chuyên dụng được sử dụng bằng điện với kích thước to KHỦNG đến 1 – 2 mét, cùng công suất mạnh mẽ để nướng bánh nhanh chóng trong 10 – 15 phút. Bánh chín đều, giòn ngon, chế độ nhiệt chuẩn để nướng bánh mì hiệu quả.
Dĩ nhiên, bạn không thể dùng một chiếc lò nướng 30 – 50 lít để nướng bánh mì với số lượng lớn được. Bởi vì, dung tích đó chỉ đủ để nướng 1 – 2 ổ bánh mì mà thôi.
Cắc chắn, bạn sẽ cần đến những chiếc lò nướng bánh chuyên dụng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu và sản lượng tiêu thụ cho khách hàng.
Lò nướng bánh công nghiệp là vật dụng cần thiết cho những cơ sở kinh doanh, tiệm bánh và nhà hàng,….
Và bạn cũng nên có ít nhất 1 – 2 chiếc khi có ý định mở lò nướng bánh mì chuyên nghiệp.
Lò nướng bánh mì giá bao nhiêu?
Lò nướng bánh mì chuyên dụng giá bao nhiêu? Lò nướng bánh mì công nghiệp có giá bán dao động từ 30 – 65 triệu đồng tùy thuộc vào từng mẫu mã, kích thước của lò nướng. Nhìn chung, đây là mức giá phù hợp với ngân sách và số vốn ban đầu của bạn.
Lúc đầu, bạn nên chọn các loại lò nướng bánh mì nhỏ, 5 – 7 tầng là vừa đủ làm ra 50 – 70 chiếc bánh mì với tầm giá 30 – 50 triệu/chiếc là quá hợp lý. Và khả năng hồi vốn tầm 2 – 3 tháng kinh doanh.
LƯU Ý: Để mua lò nướng bánh mì giá rẻ hơn thì bạn cũng có thể mua qua các kênh online để sở hữu giá bán ưu đãi hơn. Các kênh bán hàng uy tín mà bạn có thể tin tưởng như Tiki, Shopee, Lazada,.. Hoặc đến tận cửa hàng để trải nghiệm.
Lò nướng bánh mì có 2 loại phổ biến
Lò nướng bánh mì chuyên dụng có 2 loại chính là lò nướng bánh mì đối lưu, lò nướng bánh mỳ xoay. Mình sẽ giải thích chi tiết về ưu – nhược điểm của 2 loại này, tại phần dưới đây. Bạn đừng bỏ qua nhé!
1. Lò nướng bánh mì đối lưu
Đây là lò nướng bánh mì sử dụng quạt đối lưu bên trong để luân chuyển luồng khí nóng di chuyển đều đặn từ trên xuống dưới, từ phải sang trái để làm chín bánh mì một cách toàn diện. Công nghệ đối lưu giúp bánh chín đều trên tất cả các khay, bánh chín đều màu, vàng giòn, hấp dẫn.
Có nhiều sự lựa chọn cho loại lò nướng bánh mì đối lưu với các kích thước khác nhau như lò nướng điện 5 khay, lò nướng 8 khay, lò nướng 10 khay, lò nướng bánh 12 khay, lò nướng 2 chế độ điện và gas,… Bạn có thể xem video dưới đây để hiểu hơn về loại lò nướng này.
Bạn có thể thấy video ở trên, một chiếc lò nướng bánh mì 5 khay có 10 – 15 chiếc bánh trên 1 khay và được đúc khuôn sẵn để bạn dễ dàng làm bánh. Nhiệt độ cao, có thể điều chỉnh từ 50 – 300 độ C, nên lò nướng bánh mì rất nhanh chóng, chỉ trong 15 – 20 phút là xong 50 – 75 chiếc bánh mì vàng ươm, giòn ngon.
Lò nướng bánh mì đối lưu còn sử dụng hệ thống phun ẩm với tốc độ ổn định, đều nhất giúp bánh chín đều, màu vàng thơm ngon hơn. Một điều không tránh khỏi là lò nướng kêu to khi hoạt động, lò có kích thước to 93 x 88 x 112 cm, khá chiếm diện tích.
Nhưng bù lại, nhiệt độ và công suất hoạt động ổn định, chất liệu inox bền tốt, giúp bạn có nhiều mẫu bánh chỉ trong vài phút. Thường được bảo hành 12 tháng cho bạn yên tâm sử dụng.
Lò nướng bánh mì đối lưu tốt nhất hiện nay là SouthStar và Arble, giúp hỗ trợ đắc lực cho các cơ sở cung cấp 500 – 600 chiếc bánh mì mỗi ngày. Giá bán đang dao động từ 30 – 36 triệu đồng/chiếc, rất phù hợp cho những bạn lần đầu kinh doanh, ít vốn, ít ngân sách.
Một số tính năng của lò nướng bánh mì đối lưu: Mặt trước lò là bộ phận điện điều khiển có thể tự động kiểm soát nhiệt, tiết kiệm điện. Với cửa lò bằng 2 lớp kính cường lực dày chịu nhiệt, trong suốt, cùng đèn chiếu sáng bên trong giúp bạn dễ dàng quan sát toàn bộ quá trình nướng bánh. Hình dáng cứng cáp, bằng chất liệu Inox cao cấp hạn chế bị gỉ, độ bền cao, dễ vệ sinh.
Nguyên lý hoạt động đơn giản! Luồng không khí nóng được quạt đối lưu thổi đi khắp lò và lấy đi lớp không khí lạnh bao quanh khối bột; giúp bột liên tục tiếp xúc với khí nóng nên nở nhanh và đều hơn trên các khay. Hệ thống phun sương kết hợp với quạt gió đối lưu thổi đều hơi nước đi khắp tất cả các vị trí trong lò, giúp bánh chín đều màu, vàng giòn, đẹp mắt. Hẹn giờ thời gian nướng và chuông báo sau khi nướng xong, cực kỳ tiện lợi cho người sử dụng.
2. Lò nướng bánh mì xoay
Nhắc đến lò nướng bánh mì xoay là một trong những tuyệt chiêu nướng bánh thơm ngon của những chuyên gia làm bánh mì. Đây là loại lò nướng bánh chuyên sử dụng dụng trong các siêu thị làm bánh lớn như Big C, Lotte, các cơ sở sản xuất bánh mì chuyên nghiệp. Mình nghĩ, lò nướng bánh mì xoay thích hợp cho người kinh doanh banh mì lâu năm hơn là một người mới.
Bạn có thể tham khảo video dưới đây để giới thiệu lò nướng bánh mì xoay công nghiệp.
Với loại lò nướng bánh này được xoay liên tục, nhiệt độ lan tỏa khắp trong lò giúp bánh chín đều, ngon và giòn. So với lò nướng đối lưu thì lò nướng bánh mì xoay sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại hơn. Làm bánh mì chín đều, chất lượng bánh ngon hơn hẳn lò nướng bánh mì đối lưu.
Khi hoạt động, các xe nướng bánh xoay 360 độ ở tốc độ cao giúp bánh liên tục tiếp xúc với hơi nóng nên chín đều mọi góc cạnh, bánh nở đều từ ngoài vào trong, vàng giòn hấp dẫn hơn.
Dĩ nhiên, giá bán có phần đắt hơn lò nướng bánh đối lưu. Giá lò nướng bánh mì xoay dao động từ 60 – 65 triệu một chiếc, và có thể đáp ứng khả năng “nướng 80 – 100” chiếc bánh trong một lần nướng 15 – 20 phút. Giá lò nướng phụ thuộc vào kích thước khay nướng bánh, có loại 6 khay, 8 khay, 10 khay, 12 khay, 16 khay,…
Mặc dù giá bán cao hơn, nhưng những chiếc bánh mì làm từ lò nướng xoay chuẩn “10 điểm” trong mắt khách hàng. Nên các xưởng sản xuất bánh mì Fastfood, trung tâm thương mại, siêu thị,… vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu.
Vì họ quan tâm nhất là chất lượng bánh mì, và phản hồi từ phía khách hàng. Nếu ngân sách của bạn “rủng rỉnh” thì mình cũng khuyên bạn nên chọn lò nướng bánh mì xoay vừa làm việc năng suất vừa nướng ngon, khách ăn xong đều khen.
Lò nướng bánh mì xoay sử dụng nhiên liệu bằng điện có giá cao hơn lò nướng nhiên liệu gas. Đặc biệt, dòng lò nướng bánh mì sử dụng 2 chế độ điện và gas thì lại có giá cao hơn hẳn 2 loại còn lại.
Ưu điểm của lò nướng bánh mì xoay:
- Nhiệt độ trong lò chuẩn, có chế độ nhiệt tự động
- Khung sắt thép, vỏ lò sơn tĩnh điện, tráng chống dính trong lò
- Thời gian hẹn giờ và có chuông báo khi bánh chín
- Hẹn giờ phun hơi nước tự động
- Có thể điều chỉnh nhiệt độ từ 0 – 300 độ C
- Đa chức năng: Quay – nướng – hâm nóng các loại heo quay, gà vịt quay, các loại thực phẩm: thịt, cá, gia cầm…
Nhược điểm của lò nướng bánh mì xoay:
- Giá bán cao đến 60 triệu/chiếc, dĩ nhiên chất lượng và độ bền không cần phải bàn cãi.
TÓM LẠI: Nên chọn lò nướng bánh mì đối lưu hay lò nướng bánh mì xoay
Nếu đây là lần đầu tiên bạn mở một tiệm bánh mì, với ngân sách hạn chế thì lò nướng bánh mì đối lưu sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Vừa đảm bảo đủ số lượng, với chất lượng bánh mì 8/10 điểm cũng đủ khiến cửa hàng bạn “ăn nên làm ra”.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở rộng cửa hàng, và đã có kinh nghiệm làm bánh mì, số vốn cũng khá giả hơn thì có thể đầu tư hẳn một chiếc lò nướng bánh mì xoay, để đem lại số lượng bánh nhiều hơn, nhiệt độ chuẩn, bánh nướng ra ngon ngọt hơn.
Chọn lò nướng bánh mì theo quy mô cửa hàng
Nếu cửa hàng nhỏ, cung cấp 500 – 1.000 chiếc bánh mì một ngày, bạn nên chọn lò nướng bánh mì từ 5 – 12 khay trở lên mới đủ dùng. Tuy nhiên, nếu tiệm bánh của bạn nhỏ lẻ hoặc bạn dự định bán 200 – 300 ổ bánh mì/ngày thì chỉ nên chọn lò nướng bánh mì 3 – 4 khay là phù hợp. Việc xác định quy mô cửa hàng và số lượng bánh mì, bạn có thể chọn mua một chiếc lò nướng bánh mì tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết ngay từ ban đầu.
Chọn thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ của lò nướng bánh mì
Nên chọn lò nướng bánh mì từ những thương hiệu uy tín hiện nay như SouthStar, Arble,…. có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam. Lò Southstar Trung Quốc cho chất lượng bánh nướng, năng suất như lò Việt Nam, giá lại rẻ hơn nhưng chất lượng không bền và ổn định bằng lò Việt Nam (vì được làm từ chất liệu thường, mỏng hơn).
Cân nhắc đến quy trình làm bánh mì đúng chuẩn
Bạn có biết, lò nướng bánh mì công nghiệp là hoàn toàn không đủ cho một quy trình làm bánh mì chuyên nghiệp. Bạn sẽ cần 4 công đoạn trước đó rồi mới đến việc làm bánh.
Dây chuyền làm bánh mì cơ bản bao gồm: Máy trộn bột – > Máy chia bột -> Máy se bột -> Tủ ủ bột – > Lò nướng bánh mì
(Nếu bạn quyết định làm bằng thủ công những công đoạn về bột mì thì số vốn ban đầu, bạn chỉ cần đầu tư vào lò nướng bánh mì và chi phí thành lập quán)
Nhưng một tin vui cho bạn là….
Nếu bạn chỉ có trong tay khoảng 50 triệu, bạn hoàn toàn vẫn có thể sở hữu một dây chuyền làm bánh mì cơ bản với đầy đủ các máy móc cần thiết từ máy trộn bột, máy chia bột, se bột, lò nướng bánh mì.
Tuy không đầy đủ và thay thế sức người trong tất cả các khâu làm bánh, nhưng dây chuyền cơ bản cũng giúp bạn những công đoạn vất vả nhất, cho mức năng suất trung bình để kinh doanh nhỏ hoặc mở tiệm bánh ở quê.
Trong đó:
- Máy trộn bột mì: Hỗ trợ trộn bột nhanh chóng, dẻo quyện, tiết kiệm thời gian. Bột làm bánh cần được trộn đều với nước đều tạo độ dẻo, không bị khô quá cũng không ướt quá làm bánh mềm. Ví dụ, bạn cần trộn 4kg bột mì mỗi mẻ, với 2 – 2.5 lít nước (cứ 1kg bột mì tương ứng trộn với 0.5 Lit nước)vì sẽ thu được thành phẩm khoảng 7Kg bột thì nên chọn máy trộn bột 7Kg, giá bán 11 -15 triệu đồng.
- Máy chia bột bánh mì: nguyên lý vận hành là sử dụng thủy lực ép hơi và hệ thống dao cắt phía trên với quy luật xoay vòng đã tạo ra những miếng bánh kích thước bằng nhau thành 36 phần với tốc độ cao, chỉ trong vòng 10s, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Nếu bạn chia bột bằng tay sẽ mất rất nhiều thời gian công sức mà năng suất lại thấp, chất lượng bánh không cao. Kèm theo đó là không đảm bảo vệ sinh, chia bột không đều (tình trạng ổ lớn, ổ nhỏ)… như thế hiệu quả kinh doanh sẽ không cao.
- Máy se bột bánh mì: Bột mì sau khi được trộn đều sẽ chuyển qua máy se bột để làm bột mịn và cán dẻo. Một chiếc máy se bột bằng với 3 thợ se bánh trong cùng một khoảng thời gian, mà với máy se bột, bánh ra đời luôn đều và đẹp. Giá khá cao, nhưng bù lại, bạn không phải tốn tiền thuê nhân công, và giúp quy trình làm bánh của bạn nhanh chóng & hiệu quả hơn.
- Tủ ủ bột bánh mì: Nhiều người tự làm bánh mì hay thuê nhân công thì đều phải dậy thật sớm để có bánh mì bỏ mối vào sáng sớm. Nhưng nếu dùng tủ ủ bột, bạn chỉ mất khoảng 2 giờ để ủ bột – rút ngắn 1 nửa thời gian làm ra bánh mì. Tủ ủ bột có 2 loại là tủ ủ bột có điện và tủ ủ bột không điện. Nên chọn tủ ủ bột điện để đảm bảo an toàn và ủ bột nhanh chóng hơn.
Dựa vào tay nghề và kinh nghiệm bản thân mà bạn có thể quyết định “liệu, có nên chọn mua thêm một vài máy móc để làm ra những mẻ bánh thơm ngon, vàng giòn cực kì hấp dẫn, nhanh chóng”. Dĩ nhiên, lò nướng bánh mì công nghiệp vẫn là lựa chọn quan trọng nhất, nhưng nếu số vốn bạn dư dả và quy mô kinh doanh nhiều thì bạn có thể đầu tư vào nhiều loại máy móc khác nhau.
Khả năng thu hồi vốn của việc kinh doanh lò bánh mì tầm 2 – 3 tháng
Năng suất của lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay một ngày đạt khoảng 1000 ổ. Chi phí bỏ ra để được 1000 ổ bao gồm 40 kg bột mì với giá trung bình 1kg là 20.000VNĐ + chi phí dầu mỡ, điện, đường, nhân bơ, dừa… tổng hết là 1.000.000VNĐ.
Chi phí bán 1 ổ bán ra là 3.000VNĐ (lấy giá sát với giá thị trường). Vậy 1000 ổ ta sẽ thu về được 3.000.000VNĐ – 1.000.000đ tiền nguyên liệu = 2.000.000VNĐ. Đây là số tiền lãi được sau 1 ngày bán. Tầm 2 – 3 tháng, bạn sẽ thu được vốn và bắt đầu sinh lãi.
Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào số lượng khách hàng tìm đến (1000 ổ là rất nhiều, vậy làm sao 1 ngày bán được bao nhiêu đó). Câu trả lời sẽ có tại phần kinh nghiệm dưới đây, mà chưa từng ai chia sẻ.
Kinh nghiệm mở tiệm bánh mì, lò bán bánh mì
Ngành nghề nào cũng vậy, phải có chút “mánh lới” thì mới mong có nhiều khách, bán được nhiều và kì vọng họ tiếp tục quay lại mua hàng từ mình.
1. Có sẵn vốn và bổ sung kiến thức ban đầu
Để tính toán được số vốn ban đầu cần bỏ ra khi mở lò bánh mì bạn cần lưu ý rằng nếu bạn chưa có kinh nghiệm gì về làm bánh mì thì tốt nhất bạn nên đăng ký một khóa học làm bánh cơ bản để vừa có thể tự làm lại vừa dễ dàng quản lý mọi vấn đề của lò bánh cũng như giảm được chi phí thuê nhân công. Một khóa học làm bánh mì cơ bản sẽ có giá khoảng 5 – 7 triệu đồng.
Chi phí thứ 2 là đầu tư mua các loại máy móc làm bánh mì bao gồm máy trộn bột + máy chia bột + máy se bột + tủ ủ bột + lò nướng bánh có tổng giá trị khoảng 50 – 100 triệu đồng tùy quy mô.
Kế tiếp và chi phí thuê mặt bằng là 7 – 10 triệu/tháng tùy vào địa điểm đông hay thưa dân, người qua lại. Về cách chọn mặt bằng, mình sẽ chia sẻ kỹ hơn tại phần dưới đây….
2. Chọn địa điểm kinh doanh
Bánh mì là thức ăn nhanh và phù hợp bán vào buổi sáng và chiều tối. Hơn nữa đối tượng hướng tới đó chính là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên… không nên bán tại khu vực đông công nhân, vì đối tượng này sẽ chọn thức ăn no lâu như cơm, hủ tiếu hoặc xôi.
Ngoài ra khi thuê mặt bằng bán bánh mì thì nên chọn những khu vực hàng quán, hoặc điểm bán thức ăn. Bạn cũng có thể cử một vài nhân viên đem 5 – 10 ổ bánh mì vào chợ bán để kiếm thêm khách hàng.
Còn nếu bạn chọn hình thức bán online thì nên lập fanpage, bán trên trang facebook cá nhân rồi nhờ bạn bè chia sẻ và giới thiệu tới văn phòng, bạn bè của họ.
3. Tạo hiệu ứng đám đông
Nếu bạn là khách hàng, bạn sẽ chọn mua bánh mì tại một cửa hàng đông khách hay đến những cửa hàng quanh năm “vắng bóng”. Chắc chắn là bạn đã có câu trả lời phù hợp.
Vậy làm sao bán được bánh mì ngay ngày khai trương. Chương trình giảm giá, khuyến mãi trong 3 – 7 ngày đầu mở quán giúp bạn “chiêu dụ” rất nhiều khách hàng ngay từ ban đầu. Tất nhiên, giá bán bánh mì phải thấp hơn so với những tiệm bánh mì gần đó.
4. Mở cửa sớm
Thông thường, bánh mì mua nhiều nhất là buổi sáng 4 – 6h sáng và chiều tối 16 – 19h. Bởi vì, đây là những khoảng thời gian người mua đang cần một bữa ăn nhanh để lót dạ đi làm, đi học,….
Nếu bạn nên tranh thủ mở cửa sớm thì cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng là chuyện rất dễ dàng. Dĩ nhiên không chỉ mình bạn làm điều này, nhưng nghĩ xem nếu khách hàng đang muốn tìm bạn để mua bánh mì, nhưng bạn lại không bán vào giờ họ đi ngang, thì kịch bản sẽ thế nào.
5. Phục vụ phải nhanh
Nhanh ở đây có 2 trường hợp, 1 là tốc độ làm bánh mì khi nhận yêu cầu từ khách phải nhanh, bạn không thể chỉ có 1 khách hàng mà khiến họ chờ tận 5 phút mới có 1 ổ bánh được.
Hai là trường hợp tiệm đông khách, xếp 1 hàng dài, và lại không có nhiều chỗ trống để đậu xe chờ đợi thì khả năng những người chưa kịp đưa ra yêu cầu đã bỏ đi là nhiều đấy và như vậy bạn mất đi cơ hội bán xong sớm ngày hôm đó. Với trường hợp này, một số tiệm có quy mô một chút thì có nhân viên ra đứng lấy order (đơn hàng) rồi truyền đạt thẳng hoặc qua 1 trung gian nữa cho người đang làm bánh mì không ngơi tay.
6. Biết giữ khách
Chiến lược này sẽ hiệu quả cho những khách hàng học sinh, sinh viên,… bạn có thể tìm cách trò chuyện, hỏi thăm, nở nụ cười thân thiện và tận tâm. Bạn có thể cư xử với những khách hàng như người thân trong gia đình để tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc. Một khi bạn tạo được sự liên kết với khách hàng, thì khả năng họ luôn nghĩ tới bạn mỗi khi cần mua bánh mì dĩ nhiên cao rồi.
7. Kết hợp bán thêm món khác
Sau một thời gian kinh doanh có lời, dư dả vốn đầu tư tiếp cho xe / tiệm bánh mì của mình, bạn có thể cân nhắc bán thêm 1 số món như bánh mì ngọt, thức ăn nhanh, xôi, nước uống cho người có nhu cầu ăn nhanh bên ngoài. Việc này, bạn có thể gia tăng doanh số bán hàng của mình một cách hiệu quả. (Chuyên môn một chút, thì đây là kỹ năng bán chéo Cross Sale, đã chứng minh rất hiệu quả)
8. Trang bị thêm phần mềm nếu mở rộng quy mô
Kinh doanh ai chẳng muốn lời nhiều và phát triển thêm quy mô, bán bánh mì cũng không khác. Trong thời đại công nghệ như hiện nay, bạn có thể tận dụng các kênh quảng cáo gần gũi nhất như Facebook cá nhân. Nếu bạn sống tại Tp HCM và Hà Nội thì đăng cửa hàng trên Baemin, Nowfood, GrabFood,… để có thể tiếp cận với khách hàng trên địa bàn khu vực.
LƯU Ý: Tất cả 8 mẹo trên sẽ không thu được lợi ích gì nếu chất lượng bánh mì của bạn không ngon. Do đó, ngay từ ban đầu, bạn nên chịu khó học hỏi công thức làm bánh mì ngon giòn, hấp dẫn để khi có được khách hàng, họ sẽ luôn trung thành và giới thiệu cho bạn bè, gia đình cùng thưởng thức. Dĩ nhiên, một chiếc lò nướng bánh mì chất lượng luôn là vật dụng cần thiết trong giai đoạn đầu này.
Kết luận: Lò nướng bánh mì “không thể thiếu” khi muốn mở một cửa hàng bánh mì
Trung bình để mở được một lò bánh mì ở Việt Nam bạn cần phải chuẩn bị khá nhiều. Đầu tiên là kiến thức, mặt bằng, máy móc bên trong nhưng thiết bị quan trọng nhất là lò nướng bánh mì. Thử nghĩ, bạn không có lò nướng thì cửa hàng của bạn bị đình trệ 100% và không thể làm ra bất cứ chiếc bánh mì chất lượng, giòn ngon nào.
Việc sở hữu lò nướng bánh mì phụ thuộc khá nhiều vào quy mô kinh doanh và số vốn ban đầu của bạn. Nếu dư giả và quy mô lớn thì bạn có thể chọn ngay lò nướng bánh mì xoay 8 – 10 tầng. Còn nếu chỉ phục vụ 300 – 500 ổ bánh mì một ngày thì những chiếc lò nướng đối lưu 5 tầng, 7 tầng sẽ phù hợp cho bạn.
Ngoài ra bạn cũng phải cần có các loại máy bổ trợ khác giúp giảm nhân công và tăng năng suất làm bánh. Các loại máy này có thể kể tên như: Máy se bột bánh mì, tủ ủ bột, máy chia bột…
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chọn được lò nướng bánh mì tốt nhất. Nếu thấy hữu ích thì Like&Share ngay nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều.
Bài liên quan: