Sau sinh

Sau khi sinh hình 1

Chuyên mục Sau sinh chia sẻ những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khoẻ cho bé và cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh.

Các chuyên mục khác trong Mẹ – Bé

Bài viết nổi bật trong Sau sinh

MẸ ĐÂY RỒI sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé sau sinh.

Một số công việc cần làm sau khi sinh được MẸ ĐÂY RỒI chia sẻ

Sau khi sinh, cơ thể của người mẹ cũng cần hồi phục sức khỏe, vừa hồi phục năng lượng mà còn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng để đủ sữa nuôi con. Do đó, bạn cần quan tâm đến chăm sóc chế độ dinh dưỡng, đồng thời phải biết cách nuôi con ngay tại nhà (như cách cho bú, thay tã, cách vệ sinh, chăm sóc khi bé bệnh,…). Hoặc các mẹ sau sinh bị mất sữa, tắt sữa thì phải biết cách hút, vắt sữa để cải thiện tình trạng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, một số các vấn đề mà phụ nữ sau sinh dễ mắc phải trong vài tháng đầu sau khi sinh như nhu cầu giảm cân, loại bỏ mỡ thừa, giữ dáng. Nếu bị trầm cảm, rụng tóc sau sinh thì bạn cũng cần phải biết những cách cải thiện như thế nào cho hiệu quả.

Nuôi con sau khi sinh

Nuôi con sau sịnh trong 24 giờ đầu tiên, bạn cần phải cho bé bú mẹ trực tiếp, để giúp kích thích sữa về và tạo mối gắn kết giữa mẹ và bé. Và cứ cách 2 tiếng thì cho bé bú một lần. Nếu bé khóc nhiều thì nên vỗ về, để bé bình tĩnh trở lại.

Bạn cũng cần biết cách để thay tã, cách vệ sinh cho bé trong những ngày đầu tiên để làm sạch cơ thể của bé và giúp con dễ đi vào giấc ngủ. Việc thay tã và tắm rửa thì cần phải thực hiện đúng cách, đúng quy trình, để giữ vệ sinh cho bé, để hạn chế vi khuẩn, vi trùng ảnh hưởng đến bé.

Đến ngày thứ 7 thì rốn bé bắt đầu khô dần, bạn nên vệ sinh rốn bé bằng nước muối sinh lý. Thông thường, bé sẽ rụng rốn trong vòng 7 – 15 ngày. Nhưng nếu rốn của bé chưa khô mà mà sưng đỏ lên, thì bạn nên đi khám kịp thời, vì có thể bé có dấu hiệu nhiễm trùng rốn.

Chăm sóc sức khoẻ mẹ sau sinh

Sau khi sinh, bạn cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, và để ý đến những tình trạng khó chịu, đau nhức trên cơ thể diễn ra như thế nào. Việc đại tiện, tiểu tiện có bình thường không? Có bị đau bụng không, sản dịch như thế nào, có đủ sữa cho bé hay không, trạng thái tinh thần như thế nào?

Bạn cần tắm hoàn toàn với nước ấm, dù sinh thường hay sinh mổ thì bạn cũng cần vận động để lại để để cơ thể dần hồi phục. Nếu có vấn đề về tâm lý thì nên chia sẻ ngay để giải tỏa tâm trạng. Lúc này, mẹ cần bố và mọi người trong nhà hỗ trợ, để nâng cao sức khoẻ và chăm con hiệu quả.

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng xuất hiện ở 10 – 20% phụ nữ sau khi sinh nở. Bạn sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, tâm lý trầm buồn và luôn suy nghĩ về tiêu cực của bản thân. Nguyên nhân chính là do sau khi sinh, cơ thể mất một lượng lớn hormon estrogen khiến cơ thể hụt hẫng, thất vọng và tiêu cực. Ngoài ra, trầm cảm sau sinh cũng có thể do tình trạng mất sức, thiếu ngủ sau khi sinh gây ra. Một số cách tình trạng sang chấn tâm lý, bất đồng giữa vợ chồng và các mối quan hệ trong gia đình, hoặc những tình trạng lo lắng về việc chăm sóc con cái, thiếu người quan tâm động viên chia sẻ. Hoặc việc mang thai ngoài ý muốn hoặc bản thân không được nhìn mặt và chăm con (mang thai hộ), cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tâm trạng của mẹ sau sinh.

Trong lúc này, người mẹ rất cần sự khuyến khích, động viên, quan tâm từ người thân và gia đình để vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh. Bạn cũng có thể đến bác sĩ để được điều trị bằng thuốc và có một lời khuyên hợp lý.

Cách giảm mỡ bụng sau sinh

Việc lấy lại vóc dáng sau khi sinh cũng là điều cần thiết, vì vòng 2 của chị em phụ nữ xuất hiện nhiều ngấn mỡ và trong quá trình mang thai, bạn có thể tăng 10 – 20kg mỡ thừa.

Mặc dù việc giảm cân là cần thiết, tuy nhiên bạn cũng nên cân đối lại chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện hợp lý, để vừa ổn định sức khỏe, vừa đủ sữa nuôi bé, mà mang lại hiệu quả cao trong việc giảm cân, giảm mỡ bụng.

Nếu có nhu cầu giảm cân thì bạn nên giảm ngay từ tháng thứ 3 sau khi sinh, vì lúc này cơ thể cũng đã dần hồi phục sức khỏe cũng ổn định hơn. Bạn không nên trì hoãn, và để lâu việc giảm cân, vì mỡ thừa sau khi sinh ở dạng lỏng, mềm nhão, dễ loại bỏ. Nếu để lâu thì mỡ thừa sẽ cứng rắn và khó giảm hơn rất nhiều.

Một số cách giảm cân sau sinh như: cắt giảm lượng calo trong bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều trái cây, rau củ, bổ sung protein, vitamin, Canxi và DHA. Hạn chế dùng chất béo bão hoà, hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ ngọt,… Nhìn chung, việc ăn uống và tập luyện sẽ đạt được kết quả cao trong việc giảm cân sau sinh. Bạn cũng có thể dùng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân, nhưng nên chọn các loại chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh và chỉ nên dùng những loại này từ 6 tháng trở đi, để không ảnh hưởng đến tuyến sữa của mẹ.

Chăm sóc nhan sắc sau sinh

Da mặt của mẹ sau sinh sẽ bị xuống dốc khá nhiều, không chỉ đen sạm, khô ráp mà còn xuất hiện mụn. Nên việc lấy lại nhan sắc sau sinh cũng là nhu cầu cần thiết.

Bạn nên biết cách chăm sóc da mặt theo quy trình skincare phù hợp, uống nhiều nước, đắp mặt nạ và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, để khôi phục nhan sắc và tự tin hơn trong cuộc sống.

Đối với những mẹ sau sinh bị rụng tóc, bạn nên chuyển sang dùng các loại dầu gội thảo dược, để làm sạch tóc, hạn chế dùng các loại dầu gội hóa chất. Trong trường hợp rụng tóc nhiều, thì bạn có thể dùng các loại dầu gội kích thích mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc để đạt được kết quả cao hơn.

Nguồn:

  • https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/after-the-birth/your-body/
  • https://www.marchofdimes.org/pregnancy/your-body-after-baby-the-first-6-weeks.aspx
  • https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/postpartum-recovery/
  • https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/postpartum-care/art-20047233
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/cham-soc-ba-me-va-tre-trong-tuan-dau-tien-sau-sinh/
  • https://hongngochospital.vn/cham-soc-ba-bau-sau-sinh/
  • https://www.marrybaby.vn/sau-khi-sinh/giai-doan-hau-san/cham-soc-ba-me-sau-sinh-thang-dau-tien