Miếng dán thải độc chân có tốt không? Chắc hẳn bạn đã từng thấy những đoạn clip quảng cáo về miếng dán thải độc chân với khả năng thải độc, thanh lọc cơ thể “thần thánh”.
Tuy nhiên về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm này lại không hề rõ ràng, người thì nói là miếng dán thải độc chân thái lan, người lại nói là miếng dán thải độc chân hàn quốc,…
Vậy cụ thể tác dụng của miếng dán thải độc chân là gì? Miếng dán thải độc chân của Nhật, Trung Quốc có tốt không?,…. Hãy tìm hiểu và vạch trần đầy đủ ở bài viết sau đây, trước khi quyết định chọn mua để “tránh tiền mất tật mang” nhé.
Vì đây chỉ là sản phẩm “lừa đảo”, “lừa tiền”, “không có chút tác dụng nào”, đã bị cơ quan chức năng cảnh báo từ 2012 cho đến nay, mà vẫn lộng hành!
[SỰ THẬT] Miếng dán chân thải độc có tốt không?
Với vô vàn những quảng cáo có cánh về miếng dán thải độc chân như giúp khí huyết lưu thông, thanh lọc cơ thể, lấy đi các chất độc tích tụ lâu ngày thông qua lòng bàn chân,… Nghe qua những công dụng thần thánh như vậy, chắc chắn bạn cũng sẽ bán tín bán nghi, không biết liệu sản phẩm này có tốt như lời đồn không.
Để trả lời được câu hỏi này, hãy cùng mình phân tích chi tiết cả về công dụng, chứng nhận sản phẩm lẫn đánh giá của các chuyên gia nhé.
1. Chưa được cơ quan y tế chứng nhận, tất cả chỉ là quảng cáo
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy đây là một sản phẩm không đáng tin đó chính là những công dụng được người bán cung cấp đều là lời nói suông mà không hề có bất kỳ một bằng chứng nào cả.
Và tất cả các sản phẩm này đều CHƯA ĐƯỢC cơ quan y tế chứng nhận!
Bạn có thể thấy tất cả các dòng sản phẩm miếng dán chân thải độc đều được gắn là hàng nội địa, không rõ bảng thành phần chi tiết, không có thông tin công ty nào chịu trách nhiệm nhập khẩu và phân phối sản phẩm, và dĩ nhiên cũng không hề có tem phụ, không được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y Tế.
Điều này có nghĩa, tất cả các sản phẩm miếng dán thải độc trên thị trường hiện nay đều là hàng trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng, dù được nói là hàng xách tay từ quốc gia có y học tiên tiến như Nhật Bản, Thái Lan.
Vậy cơ sở đâu để tin tưởng đây là sản phẩm an toàn với sức khỏe, mang lại hiệu quả như quảng cáo?
Bên cạnh đó, cơ chế sử dụng của sản phẩm này đó chính là dán lên lòng bàn chân và chờ tác dụng thải độc.
Nếu chỉ dán mà hết bệnh, vậy cần gì bác sĩ khám chữa chuyên khoa với thiết bị y tế hiện đại, cần gì các loại thuốc uống được nghiên cứu kỹ lưỡng để điều trị?
Ngay cả khi bạn “dùng thuốc vào bên trong cơ thể”, chẩn trị chuyên sâu, đôi khi còn chưa có tác dụng nhiều, huống chi là dán ở bàn chân.
Giống như bệnh dạ dày, uống thuốc dạ dày để mang tác dụng vào đúng ngay vùng bệnh, vậy mà còn không biết có hết không, chứ nói gì là miếng dán sử dụng gián tiếp như thế này.
Chưa kể, bạn đã thấy cơ quan uy tín hay bác sĩ chuyên khoa nào khuyến nghị sử dụng miếng dán thải độc chân này chưa?
Mà trái lại, ngay cả cơ quan y tế đã lên tiếng cảnh báo không nên sử dụng, bị cả cơ quan Ngôn Luận của Công An Nhân Dân lên tiếng, có cả báo Tuổi Trẻ nữa. Mà những thông tin cảnh báo này không phải mới đây, báo tuổi Trẻ đã cảnh báo phương pháp này với những tác hại cho sức khỏe từ 2012.
Cụ thể tại: https://tuoitre.vn/mieng-dan-thai-doc-co-giai-duoc-doc-494397.htm, được đăng ngày 1/6/2012 (tức là đã bị cơ quan chức năng, cảnh báo từ 12 năm trước, mà vẫn lộng hành).
Thậm chí, miếng dán thải độc chân còn bị VTV1 trực tiếp cảnh báo lừa đảo, không có tác dụng!
Bệnh viện Bạch Mai, và nhiều bác sĩ chuyên môn cũng lên tiếng phản bác phương pháp “PHẢN khoa học này”. Theo thạc sĩ Nguyễn Quốc Khánh (làm việc tại Viện Y học cổ truyền Trung ương) cho hay bất cứ chỗ nào trên cơ thể cũng không thể xoa bóp hay dùng miếng dán để thải độc ra được, dù là dựa trên y học cổ truyền hay y học hiện đại. Tình trạng màu đen và dịch nhầy mà người dùng nhầm tưởng là độc tố của cơ thể thực chất chỉ là phản ứng hóa học của miếng dán sau khi gặp độ ẩm qua đêm.
Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên – nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, gan và thận mới là 2 cơ quan chịu trách nhiệm thải độc trên cơ thể. Nên để thải được độc, thì nên ăn rau xanh, trái cây và bổ sung lượng nước phù hợp. Mà thải độc, không có nghĩa là trị bệnh, khỏi bệnh. Nói vậy, thì tất cả các phương pháp hiện nay, chỉ cần tập trung thải độc thôi, là khỏi bệnh. Rõ ràng là không chính xác.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành (thuộc Hội Da liễu Việt Nam) cũng khẳng định rằng không hề có chuyện chất độc của cơ thể làm miếng dán đổi màu mà chỉ là phản ứng hóa học.
Tiến sĩ, bác sĩ y học cổ truyền Ngô Quang Hải (Hội Châm cứu Việt Nam) cho biết, không một miếng dán thải độc nào có thể giúp đào thải hoàn toàn độc tố trong cơ thể ra ngoài.
Với bác sĩ Đinh Thế Tiến (chuyên Khoa Nội tổng hợp tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) cho biết rằng, cơ thể luôn tự cân bằng và điều chỉnh được các tổn thương trong cơ thể, đồng thời nếu có độc tố thì cơ thể cũng sẽ tự điều chỉnh và đào thải ra ngoài.
Bác Sĩ Lê Ngọc Thái của Bệnh viện Châm cứu Trung ương cũng khuyên người dùng không nên sử dụng bừa bãi các loại miếng dán thải độc chân, bởi hoàn toàn không có công trình nghiên cứu nào chứng minh tác dụng thần kỳ như lời quảng cáo.
Nói chung, miếng dán thải độc chân chỉ do người bán quảng cáo, đều là những người muốn bán được hàng, mà không có chút y khoa nào. Thậm chí, miếng dán hiện nay chỉ bán với giá 10-20K, nghĩ làm sao có thể khỏi bệnh, trị bệnh với mức giá “rẻ như cho như thế”.
Không chỉ được cảnh báo tại Việt Nam, thậm chí ở Mỹ, Nhật cũng đều bị lên tiếng bác bỏ sản phẩm này.
Miếng dán chân thải độc cũng bị cả chuyên gia Mỹ cảnh báo, Tiến sĩ Murad Alam làm việc tại khoa da liễu trường Y khoa Feinberg của Đại học Northwestern, bang Illinois, Mỹ đã khẳng định rằng: “Thận và gan mới là cơ quan có tác dụng loại bỏ độc tố trong cơ thể con người chứ không phải đôi chân. Chính vì vậy, những quảng cáo như miếng dán chân giúp hút các chất độc bên trong cơ thể như kim loại nặng là hoàn toàn không có cơ sở, bởi chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này.
Tiến sĩ Adriane Fugh-Berman – giáo sư dược lý và sinh lý học tại Đại học Georgetown ở Washington, còn khẳng định: “Đôi chân không phải là cơ quan giải độc, nên dùng cũng không có bất cứ tác dụng gì”.
Và ngay cả Tạp chí Độc tính và Bệnh tật từ kim loại nặng (The Journal of Heavy Metal Toxicity and Diseases) đã công bố một nghiên cứu vào năm 2018, thực hiện thử nghiệm kiểm tra các miếng dán thải độc trên thị trường. Dĩ nhiên, các miếng thử nghiệm đều đã kiểm định an toàn trước khi cho thử nghiệm, nhưng 100% người dùng đều không có tác dụng gì.
Huống chi là các dòng trên thị trường đều không được cơ quan nào kiểm định an toàn. Và đã ghi nhận rất nhiều tình trạng nhập viện sau khi sử dụng miếng dán thải độc chân trên thị trường.
2. Miếng dán thải độc chân có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ
Không chỉ không mang đến tác dụng tuyệt vời như quảng cáo mà miếng dán này còn có thể mang đến những tác hại khôn lường.
Do không được kiểm định, nên về bảng thành phần của miếng dán thải độc chân, họ muốn “ghi thành phần thế nào thì ghi”, đâu ai khẳng định được đây là bảng thành phần chính xác, cũng như hàm lượng thế nào đúng không?
Thế nhưng, các cơ quan chức năng đã phát hiện bên trong chúng có những chất “vô bổ” như silica (cát), còn dextrin và chitosan khi kết hợp với độ ẩm hay mồ hôi của cơ thể sẽ biến thành nhớt nhớt, sền sệt khiến người dùng lầm tưởng đây là chất độc được đào thải ra.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa axit glycolic – một loại axit mạnh có độ hòa tan cao thường có trong sản phẩm tẩy tế bào chết, nếu quá liều lượng có thể gây tác hại cực kỳ nghiêm trọng.
Nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng miếng dán thải độc đến sáng hôm sau gan bàn chân bị phỏng, thậm chí da bị lột theo miếng dán và phải nhập viện ngay lập tức.
“Nói có sách mách có chứng”!
Nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện sau khi xử dụng các miếng dán. thải độc chân, đã được báo đài đưa tin liên tục!
Điển hình như bệnh nhân tên L.V.T. (Kim Bảng, Hà Nam) đến khám Bệnh viện Da liễu Trung ương với hai bàn chân bỏng rát, tấy đỏ, nổi mụn nước, đau đớn không thể đi lại được, nguyên nhân là do sử dụng miếng dán thải độc chân trong 10 ngày. Bệnh nhân này khi sử dụng miếng dán thải độc trong 1 tuần đã có dấu hiệu sưng tấy, ngứa nhưng vẫn sử dụng, kết quả đến ngày thứ 10 khi bóc miếng dán ra thì các nốt mụn nước đã vỡ có mủ, quá đau nên phải đến viện ngay lập tức. (Trên báo của Công An Nhân Dân)
Một trường hợp khác, bệnh viện Châm cứu Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhân tên L.B.Đ (Cẩm Giàng, Hải Dương) cũng đến khám với gan bàn chân không còn da, mà toàn chảy nước vàng, đến mức nhiễm trùng, chỉ do sử dụng miếng dán thải độc chân.
Đầu năm 2022, Bệnh viện Bạch Mai cũng có một bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu giữa đêm do huyết áp tăng đột biến, người sốt cao, khó thở, nguyên nhân là sử dụng miếng dán thải độc bạn tặng. (được chia sẻ trên trang Báo Mới)
Cũng bởi sự quảng cáo rầm rộ với vô vàn công dụng như thải độc tố, cải thiện giấc ngủ, Chị Hương (huyện Thường Tín) được bạn bè giới thiệu đã mua về dùng thử, thế nhưng chỉ sau 5 ngày liên tục sử dụng, chân chị vừa sưng tấy, bỏng rát, nổi mụn nước và đau đến không di chuyển được, trong khi hiệu quả cải thiện giấc ngủ, giảm sưng viêm thì không thấy đâu.
Đã là sản phẩm không uy tín thì bất cứ ai cũng có thể gặp biến chứng, có trường hợp nam giới sử dụng miếng dán này trong 10 ngày để điều trị mụn trứng cá thì da chân bong tróc, chảy nước vàng, thậm chí rách cả mảng da.
Tai hại hơn, anh Lê Thanh Chương (ngụ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sau khi thử thấy chân có ra chất đen như quảng cáo nên đã rủ cả nhà dùng trong thời gian dài. Đến cả con gái anh mới 5 tuổi cũng được sử dụng, thế nhưng chỉ sau 3 đêm dùng thì bàn chân bé đã bị bợt ra, lúc này vợ chồng anh mới tá hỏa ngừng.
Bạn thấy đó, những sản phẩm mà không rõ nguồn gốc, không được kiểm định và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành luôn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hiệu quả giảm bệnh đâu chưa thấy, chỉ thấy tiền mất, tật mang.
Nói chung, miếng dán thải độc chân đúng hơn là “miếng dán GÂY ĐỘC cho cơ thể”, vừa không có tác dụng mà còn “gây độc”, tích mủ, mụn nước, gây khó thở, nhiễm trùng nguy hiểm. Nhất là mỗi miếng dán bên trong chưa được kiểm định, nên bên trong “sử dụng chất gì, thành phần gì” chúng ta đều không biết, vì chúng không có ai chứng nhận cả.
3. Giá bán của miếng dán thải độc chân bị đội lên rất cao
Miếng dán thải độc chân “mang danh” là sản phẩm xách tay, hàng nội địa Nhật, hàng nội địa Hàn,… Nên được nhiều người bán “hét” giá khá cao, nhiều nơi bán đến 650.000 – 800.000VNĐ/hộp, trong khi giá thực tế của nó chỉ 10.000 – 20.000 VNĐ.
Nên nếu bạn chọn mua, là đang “bỏ túi” cho bọn bán hàng gian đến tận 700-800K lận, mà còn rước về sản phẩm độc hại, không có bất cứ công dụng gì, ngoài việc “gây hại cho cơ thể”.
Nhìn chung, dù giá bán thế nào, thì cũng không nên mua, để tránh phí tiền vô ích, vì nó chẳng có tác dụng gì!
Nếu không tin, bạn cứ thử xem, dán hết 1-2 hộp này, mà đi khám xem có giảm được chút bệnh nào không?
Hiện tại, không 1 ai dùng xong, mà khỏi bệnh, giảm bệnh cả. Tất cả đều “không cảm nhận gì”, có người thì nhập viện, nhiễm độc, tích mủ thêm cho chân.
[CẢNH GIÁC] Các loại miếng dán thải độc chân Nhật, Trung Quốc, Hàn, Thái Lan
Hiện nay trên thị trường, miếng dán thải độc chân có rất nhiều loại với nhiều xuất xứ khác nhau, mình sẽ liệt kê cụ thể ngay sau đây:
- Miếng dán thải độc chân của Nhật: một số sản phẩm nổi tiếng với lượt bán khủng như miếng dán thải độc chân Kinoki Detox Foot Pads, miếng dán itsuki kenko, miếng dán Cosmo Bisa, Ashirira-Shito, Miếng dán chân thải độc Hot Germa, miếng dán Cosmo Bisa
- Miếng dán thải độc chân của Trung Quốc: nổi bật nhất là sản phẩm miếng Dán Ngải Cứu Thải Độc Chân Lão Bắc Kinh
- Miếng dán thải độc chân Hàn Quốc: miếng dán thải độc chân Meditherapy Healing Patch, miếng dán Gold Princess Royal,…
- Miếng dán thải độc chân Thái Lan: Một số sản phẩm phổ biến như miếng dán Detox Lanna Foot Patch Thailand, miếng dán thải độc chân Gold Princess Thái Lan Purple Lavender Foot Patch, miếng dán Kroko Thái Lan,…
Hiện tại, tất cả các dòng miếng dán thải độc chân này chỉ tự ý công bố sản phẩm ra thị trường, mà không có sản phẩm nào được cơ quan y tế công nhận, tức là chúng được bán chui, có dấu hiệu lừa đảo, chứ hoàn toàn không có bất cứ tác dụng nào cả.
Vậy tại sao vẫn sản xuất số lượng lớn với đông đảo người bán, chỉ có một câu trả lời, vì lợi nhuận trước mắt mà thôi!
Cơ quan y tế và Công an đã phát đi cảnh báo về nguồn gốc không minh bạch và tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe mà các sản phẩm này mang lại.
Tuy nhiên, vẫn có những người bán tiếp tục đẩy mạnh sản phẩm này, bất chấp cảnh báo, thì quả thật không có lương tâm. Tốt nhất, bạn nên tố cáo các đối tượng này cho cơ quan chức năng ngay nhé (Vì họ đang bán sản phẩm “độc hại”, chưa được cấp phép, tức là đã trái với pháp luật).
Dĩ nhiên, cơ quan chức năng đã vào cuộc để phản ánh và xử phạt các đối tượng liên quan.
Nhưng với “MXH phát triển”, “không kiểm soát”, “muốn đưa thông tin gì thì đưa”, “quảng cáo đại trà”. Và mức độ “lộng hành”, “tràn lan” của sản phẩm này.
Nên bên cạnh xử lý của cơ quan chức năng, người dùng chúng ta cũng nên cảnh giác, và tránh xa sản phẩm độc hại này.
Tác dụng của miếng dán thải độc chân LỪA ĐẢO thế nào?
Miếng dán thải độc chân thường được quảng cáo là một phương pháp tự nhiên để thanh lọc cơ thể, giảm đau cơ, đau khớp, hoặc đau do căng thẳng, loại bỏ độc tố và mệt mỏi từ trong cơ thể.
Cơ chế tác động của miếng dán thải độc chân được mô tả “thần thánh” như sau: theo y học cổ truyền Trung Quốc, lòng bàn chân được coi là nơi tập trung nhiều huyệt đạo nhất trên cơ thể, với khoảng 300 huyệt đạo được phân bố khắp lòng bàn chân. Khi đặt miếng dán lên lòng bàn chân, các thành phần hoạt chất có trong miếng dán có thể tiếp xúc trực tiếp với các huyệt đạo này, từ đó đào thải các độc tố bên trong cơ thể chỉ sau 8 tiếng được dán..
Thậm chí, miếng dán thải độc chân còn được quảng cáo chi tiết rằng màu sắc của miếng dán sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại bệnh mà cơ thể đang mắc phải. Ví dụ, nếu miếng dán chuyển sang màu xanh lá cây thì được cho là dành cho bệnh về gan, trường hợp chuyển sang màu đỏ thì mắc bệnh về tim và ruột non, màu vàng cho bệnh về lá lách và dạ dày, màu trắng có nghĩa mắc các bệnh về phổi và ruột già, và màu đen là mắc bệnh về thận và bàng quang.
Thế nhưng, như mình đã chia sẻ từ trước đó, sự biến đổi màu sắc này thực chất chỉ là do thành phần bên trong miếng dán tác động với độ ẩm của môi trường bên ngoài hoặc nhiệt độ cơ thể. Các bác sĩ cũng đã nghiên cứu và khẳng định, do đó, hoàn toàn không có chuyện miếng dán đổi màu là cơ thể đã được đào thải độc tố, hoặc thể hiện tình trạng bệnh.
Chưa dừng lại ở việc “phán bệnh” thông qua màu sắc, miếng dán thải độc chân còn “thần thánh” hơn khi có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như ung thư, đau khớp, đái tháo đường, hen và cả động kinh. Đánh mạnh vào tâm lý người dùng khi không cần uống thuốc, không kiêng khem mà vẫn khỏi bệnh, chỉ cần dán ngoài da là có thể thải độc, thanh lọc cơ thể, cải thiện quá trình trao đổi chất.
Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa đồng ý hoàn toàn về hiệu quả thực sự của miếng dán thải độc chân, và nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để xác minh các tác dụng và cơ chế hoạt động của chúng.
Nếu bạn không tin, và đủ sức thử nghiệm về độ độc hại của nó thì cứ mua, rồi đi khám là sẽ biết ngay có hết bệnh không.
Cách dùng miếng dán thải độc chân
Cách dùng miếng dán thải độc chân được quảng cáo cực kỳ đơn giản, người dùng chỉ cần làm sạch vùng da, sau đó dán lên lòng bàn chân và để yên trong vài tiếng hoặc qua đêm là đã có thể giúp làm sạch cơ thể và cải thiện sức khỏe.
Thế nhưng, mình khuyên các bạn rằng, nếu bạn đã lỡ mua miếng dán thải độc chân thì tốt nhất là “nên vứt đi” và không sử dụng.
Lý do rất đơn giản, đó là vì các sản phẩm này không có bất kỳ sự chứng nhận hoặc kiểm định nào từ các cơ quan y tế có uy tín, nguồn gốc xuất xứ và bảng thành phần vẫn còn là dấu chấm hỏi.
Các sản phẩm không được kiểm định có thể chứa các thành phần không an toàn hoặc có thể gây dị ứng cho da. Ngoài ra, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy miếng dán thải độc chân có thể giúp cải thiện sức khỏe như quảng cáo. Việc sử dụng sản phẩm này không chỉ làm lãng phí tiền bạc và còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và cả người thân.
Miếng dán thải độc chân loại nào tốt?
Hiện tại, không có bất kỳ loại miếng dán thải độc chân nào là tốt cả, vì tất cả đều ẩn chứa nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Chúng không chỉ không được Bộ Y Tế kiểm định, cấp phép lưu hành mà còn có thể chứa các thành phần không an toàn, gây kích ứng cho da, bị cả VTV1, báo Tuổi Trẻ, Công An Nhân Dân lên tiếng.
Nên có thể khẳng định, việc sử dụng các loại miếng dán thải độc chân này chỉ có hại, mà hoàn toàn không có bất kỳ lợi ích gì cho sức khỏe.
Đừng tin vào quảng cáo có cánh của người bán, hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn những sản phẩm uy tín, được kiểm định và rõ ràng về nguồn gốc nhé.
Miếng dán thải độc chân có hiệu quả không?
Miếng dán thải độc chân không chỉ không có hiệu quả “thần thánh”, mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Nhiều nghiên cứu cũng như thực tế cho thấy, việc sử dụng miếng dán này không mang đến lợi ích gì mà còn gây ra dị ứng da, tổn thương da và nguy cơ độc hại từ các thành phần không an toàn.
Thay vì dựa vào miếng dán thải độc chân, hãy tin vào sự tư vấn từ các chuyên gia y tế và sử dụng các phương pháp chăm sóc sức khỏe đã được chứng minh để cải thiện tình trạng bệnh nhé.
Miếng dán thải độc chân bao nhiêu tuổi dùng được?
Với những tác hại nghiêm trọng mà sản phẩm này mang lại, không nên dùng miếng dán thải độc chân cho bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào, từ trẻ nhỏ đến người lớn.
Kết luận: Miếng dán thải độc chân có tốt không? Có nên mua không?
Với những lời quảng cáo có cánh, miếng dán thải độc chân giống như “trở thành hiện tượng”, là “thần dược”, được người bán thần thánh với khả năng làm sạch cơ thể và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, hiệu quả đâu không thấy, chỉ thấy người dùng tiền mất mà tật mang.
Đầu tiên và quan trọng nhất, để giảm bệnh và trị bệnh một cách hiệu quả, chúng ta nên khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Thứ hai, không có phương pháp giải độc nào thần kỳ, có tác dụng nhanh chóng mà giá cả lại quá rẻ chỉ với vài chục nghìn đồng. Việc đặt niềm tin vào các sản phẩm không có cơ sở khoa học và không được chứng nhận từ các cơ quan y tế có thể mang lại nhiều tác hại khôn lường, hơn nữa còn lãng phí tiền của.
Bạn cũng cần nhớ rằng, bàn chân không phải là cơ quan thải độc. Những quảng cáo về việc giải độc thông qua lòng bàn chân là hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Chưa kể, dù có “chăm thải độc” bằng cách ăn uống detox, thanh lọc cơ thể, giải độc tốt đến đâu đi chăng nữa, cũng không thể trị được bệnh (nếu thế, thì không ai cần uống thuốc để làm gì cả).
Do đó có thể nói miếng dán thải độc chân hoàn toàn không mang lại tác dụng nào. Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được các chuyên gia thăm khám, lập phác đồ điều trị đúng đắn và an toàn.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi miếng dán thải độc chân Trung Quốc có tốt không, miếng dán thải độc chân ngải cứu có tốt không, từ đó có quyết định mua đúng đắn và hiệu quả nhất nhé. Đừng phí tiền vào những sản phẩm lừa đảo, không có tác dụng mà còn “gây hại cao” như thế này!
Bài liên quan: