Tại đây, chúng tôi sẽ đưa ra những review, đánh giá khách quan, chính xác, giá rẻ nhiều vật dụng cần thiết trong nhà bếp, để từ đó giúp bạn chọn mua dễ dàng, hiệu quả với giá tiết kiệm.
Nhà bếp – không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là không gian để mọi người trong gia đình có thể quây quần cùng nhau bên mâm cơm ấm áp sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Việc trang bị những vật dụng cần thiết trong nhà bếp, không chỉ giúp không gian bếp trở nên hiện đại, thông minh, mà còn giúp gia chủ nấu nướng được nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn một cách dễ dàng và nhanh chóng!
Hãy cùng Medayroi điểm qua tất cả những đồ dùng, dụng cụ, phụ kiện cần thiết trong nhà bếp để chọn mua hiệu quả nhất nhé.
Tại phần này, chúng tôi sẽ liệt kê TOP 17 đồ dùng không thể thiếu trong nhà bếp, được khuyên dùng nhiều nhất, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho gian bếp nhà mình nhé!
Đây là vật dụng cần thiết nhất cho nhà bếp, mà hầu như gia đình nào cũng có.
Chức năng chính là dùng để nấu cơm chín ngon, tiện lợi, nhanh chóng.
Bạn chỉ cần vo gạo, canh lượng nước phù hợp, bỏ vào nấu, cắm điện, nhấn nút là xong.
Nồi sẽ nấu cơm tự động, chín đều, ít bị sống, bị khét, bạn không cần đứng canh (như nấu cơm truyền thống).
Khoảng 15 – 30 phút sau, gia đình đã có một nồi cơm thơm ngon, nóng hổi.
Ngoài nấu cơm, nồi cơm điện còn có thể làm bánh, nấu cháo, chè, xôi, làm món hấp, hâm nóng thức ăn,…
Hiện nay có 3 loại nồi cơm điện:
1. Nồi cơm điện cơ: sử dụng phổ biến nhất.
Nồi cơm điện cơ cung cấp nhiệt lượng dưới đáy nồi qua mâm nhiệt để làm chín hạt gạo.
Thường trang bị 1 nút gạc với 2 chức năng: nấu (COOK) và hâm nóng (WARM).
Giá bán rẻ, từ 200K – 1.5 triệu
2. Nồi cơm điện tử: cung cấp nhiều chế độ nấu hơn nồi cơm điện cơ, nhờ trang bị một chip điện tử đã được cài đặt sẵn nhiều chương trình nấu nướng.
Nồi cơm điện tử cung cấp lượng nhiệt theo 3 hướng: từ dưới lên, từ trên xuống và xung quanh thân nồi, giúp thức ăn chín mềm, dẻo ngon (hơn hẳn nồi cơ).
Giá bán từ 1.5 – 2.5 triệu.
3. Nồi cơm điện cao tần IH: cao cấp nhất hiện nay.
Không chỉ nấu cơm, nồi còn cho phép bạn chọn nhiều chế độ nấu theo đúng khẩu vị như nấu cơm mềm, cơm dẻo, cơm niêu, hay có thể chọn nấu cơm nhanh, nấu chậm rất chuyên nghiệp, thông minh.
Nồi cơm điện cao tần sử dụng công nghệ đốt trong IH, làm nóng lòng nồi trực tiếp 100% từ bên trong, để làm chín thức ăn mà không cần mâm nhiệt (gián tiếp làm nóng lòng nồi từ bên ngoài).
Ngoài nấu cơm, nồi còn lập trình nhiều công thức nấu sẵn như: nấu súp/cháo, làm bánh, hấp, rán, hâm nóng sữa, làm gạo lứt,… giúp nấu ra những món ăn chuẩn ngon (như nhà hàng).
Giá bán cao, từ 2 – 10 triệu.
Hiện nay, bếp củi, bếp than không còn nhiều gia đình lựa chọn.
Mọi người đã chuyển sang những loại bếp nấu hiện đại hơn như bếp ga, bếp từ, bếp điện và bếp hồng ngoại.
Trong đó:
1. Bếp ga: phổ biến nhất.
Việc sử dụng bếp ga giúp công việc bếp núc trở nên thuận tiện hơn nhờ khả năng cung cấp nhiệt dễ dàng, nhiệt lượng cao, phù hợp với tất cả loại nồi cơ bản nào (không kén nồi như bếp từ).
Giá bán rẻ.
Nhìn chung một bộ bếp ga toàn diện (gồm bếp 2 chỗ nấu và bình ga) thường có giá từ 1.5 – 3 triệu. Bình ga 3 tháng đổi một lần với chi phí 400K/lần đổi.
Có 4 loại bếp ga gồm:
2. Bếp từ (còn gọi là bếp điện từ):
Bếp từ là loại bếp làm nóng cực nhanh, chỉ trong 3 – 5 giây.
Bếp từ phân bổ lượng nhiệt hiệu quả đến 95% nhờ sử dụng cảm ứng điện từ.
Bếp có thể dùng ngay cả khi gió lùa trực tiếp, hay trong phòng điều hòa mà không giảm hiệu suất đun nấu.
Bếp nấu ăn an toàn, không khói bụi, không có khí độc CO, CO2, tạo không gian mát mẻ, trong lành cho nhà bếp gia đình.
Bếp từ được thiết kế đẹp mắt, trang bị hệ thống nút cảm ứng hiện đại, sang trọng (không cần vặn như bếp ga).
Một số bếp từ cao cấp còn tích hợp thêm những chức năng hiện đại như khóa an toàn cho trẻ em, cảnh báo nhiệt dư, cảnh báo chống tràn, cảnh báo quá nhiệt,….
Nhược điểm: bếp từ khá “kén nồi”.
Bếp chỉ sử dụng được nồi chảo có thể hút được nam châm (nồi nhiễm từ) như nồi gang, thép, gang, men sắt, thép không gỉ,… nồi đất, nồi sứ, đều không sử dụng được.
(Giải pháp: bạn có thể sử dụng miếng lót bếp từ bằng inox, để có thể sử dụng được những loại nồi sứ, nồi đất, nồi thủy tinh,….)
Giá bán đa dạng, từ 800K – 5 triệu.
Có 4 loại bếp từ: bếp từ âm (lắp cố định dưới bàn bếp), bếp từ đơn (bếp có 1 vùng nấu), bếp từ hồng ngoại (gồm 2 chỗ nấu, một bên là bếp từ, bên còn lại là bếp hồng ngoại), bếp từ đôi (bếp có 2 vùng nấu)
3. Bếp điện (còn gọi là bếp điện quang):
Bếp sử dụng bóng đèn halogen (theo nguyên lý phát nhiệt hồng ngoại) để truyền nhiệt, làm nóng nồi chảo và nấu chín thức ăn.
Sau khi cắm điện, chỉ trong vài giây, nhiệt độ nồi có thể lên đến 500 – 600 độ C, sau đó, nhiệt năng sẽ được tụ kết lại, truyền nhiệt, nấu chín thức ăn.
Ưu điểm: bếp điện quang không kén nồi (tốt hơn bếp từ).
Bếp dễ vệ sinh, nấu chín thức ăn nhanh chóng (hơn cả bếp điện từ, bếp hồng ngoại).
Bạn dễ dàng thay đổi nhiệt độ từ 50 – 700 độ C để nấu ăn.
Bếp có tuổi thọ bền cao, không tạo ra khí CO, an toàn cho sức khỏe gia đình.
Nhược điểm: bếp tỏa nhiệt nhiều khi sử dụng.
Do đó, bạn tránh để các vật dụng bằng nhựa ở gần bếp.
Và, sử dụng loại nồi to hơn vùng nhiệt, để tránh bị bỏng tay khi sử dụng.
Giá bán: 300K – 1.5 triệu
4. Bếp hồng ngoại: cũng là loại bếp phổ biến trên thị trường.
Bếp hồng ngoại sử dụng dòng điện đốt nóng cuộn dây điện trở (theo nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại) để truyền nhiệt và làm chín thức ăn.
Tốc độ làm nóng của bếp hồng ngoại sẽ chậm hơn so với bếp điện quang, bếp từ.
Nhưng bù lại nhiệt tỏa ra đều hơn, tương thích với nhiều nồi nấu, kể cả nồi sành, nồi đất (không kén như bếp từ).
Bếp hồng ngoại nấu nhanh hơn bếp ga, nhanh hơn 50% và tiết kiệm hơn 75% điện năng tiêu thụ (so với bếp ga).
Bếp hồng ngoại còn hỗ trợ thêm chế độ an toàn với trẻ em, tự ngắt điện, tự điều chỉnh nhiệt độ, để đảm bảo an toàn.
Nhược điểm: trong khi nấu, bếp thoát nhiệt khá nhiều ra bên ngoài, dễ gây bỏng nếu tiếp xúc mặt bếp.
Do đó, bạn nên chọn những chiếc nồi có diện tích đáy lớn hơn vùng nấu trên bếp, để an toàn hơn nhé.
Có 3 loại: bếp hồng ngoại đơn (1 chỗ nấu), bếp hồng ngoại đôi (2 chỗ nấu), bếp hồng ngoại âm (lắp cố định dưới bàn nấu).
Bếp hồng ngoại thường có giá bán khá rẻ, dao động từ 500K – 3 triệu
Nồi nấu ăn giúp bạn có thể nấu – chiên – xào – luộc – hấp – nướng bất kỳ món ăn nào.
Bộ nồi cơ bản thường có 3 kích cỡ chính:
Từ đó giúp bạn nấu nướng theo đúng khẩu phần ăn của gia đình.
Nồi thường được làm từ nhiều chất liệu bền tốt, chịu nhiệt như gang, nhôm, inox, nồi đất, thủy tinh, sành, sứ,…
Nhà bếp nên được trang bị ít nhất 3 – 4 chiếc nồi, dùng để nấu 3 – 4 món ăn riêng biệt trong một bữa ăn gia đình.
Giá bán từ 80 – 300K/chiếc nồi
Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm những nồi nấu chuyên dụng như:
Chảo chống dính là loại chảo được phủ thêm 1 lớp chất chống dính bên trong lòng chảo.
Khi chiên nấu, chảo sẽ hạn chế tình trạng bám dính và cháy khét thức ăn,…
Việc vệ sinh sau khi nấu nướng trở nên rất dễ dàng và nhanh gọn hơn so với các loại chảo thông thường.
Chảo chống dính có khả năng phân bố đều nhiệt trên toàn bộ bề mặt chảo.
Giúp nấu nướng thức ăn nhanh chóng, chín đều, thơm ngon và tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả cho bếp nấu.
Chảo chống dính thường được làm từ chất liệu inox, hợp kim nhôm, hoặc nhôm đúc.
Bề mặt lớp chống dính được làm từ 4 chất liệu: đá hoa cương, men ceramic, Teflon, Whitford.
Trong đó:
Lưu ý:
Nên chọn loại chảo chống dính có trọng lượng nặng vì chảo sẽ chịu nhiệt, giữ nóng và bền hơn so với chảo nhẹ.
Nên chọn mua chảo chống dính từ thương hiệu uy tín và nổi tiếng như Elmich, Supor, Sunhouse, Happycook, Kangaroo,…
MẸO: Khi mua, bạn nên dùng tay chà thử lên đáy chảo. Nếu không bị đen tay thì đó là chảo thật, chảo chất lượng tốt.
Chảo chống dính có giá bán khá rẻ, dao động từ 80 – 350K
Hầu như chảo chống dính đều có thể sử dụng với bếp ga, bếp điện, bếp hồng ngoại.
Tuy nhiên với bếp từ, thì bạn nên ưu tiên chọn những loại chảo chống dính có đáy nhiễm từ.
Do tính kén nồi (của bếp từ), bạn chỉ nên mua những loại chảo chống dính đáy từ chuyên dụng cho bếp từ.
Đây là loại chảo chống dính thiết kế thêm một lớp nhiễm từ 5mm ở phần đáy, có thể nấu trên bếp từ.
Nên ưu tiên mua chảo chống dính đáy từ của các hãng nổi tiếng như: Scanpan, Fusion, Sunhouse, Goldsun, Elmich, Kitchinox, Fivestar, hay Elo Multilayer.
6 lưu ý giúp tăng độ bền tốt cho chảo chống dính:
Chắc chắn, bạn cũng không quên trang bị những phụ kiện nấu ăn và gia vị cho căn bếp của mình, đúng không nào?
Tuy nhiên, bạn cũng cần “đọc lướt qua” để xem mình có bỏ sót vật dụng cần thiết nào không nhé!
Muỗng, đũa là 2 vật dụng không thể thiếu trên bàn ăn gia đình.
Công dụng chính là múc, gắp thức ăn khi ăn uống.
Bạn hãy “đọc lướt qua” để chọn mua muỗng đũa có chất liệu an toàn, bền tốt nhất nhé!
1. Muỗng: được làm từ 3 chất liệu chính như inox, gỗ, nhựa, sành sứ.
Trong đó:
a. Muỗng inox là loại bền tốt nhất và khuyên dùng nhiều hiện nay.
Muỗng inox có thể dùng được ở cả nhiệt độ nóng và lạnh, đảm bảo an toàn.
b. Muỗng nhựa chỉ thích hợp sử dụng cho các món nước giải khát, các món ăn lạnh, món ăn ít dầu mỡ.
Tuyệt đối không dùng muỗng nhựa để nấu ăn hay tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ gây biến dạng, sản sinh chất độc hại nguy hiểm.
c. Muỗng gỗ cũng là chất liệu được khuyên dùng hiện nay, vì tính an toàn với sức khỏe và thân thiện môi trường.
Tuy nhiên, loại muỗng này đòi hỏi việc bảo quản cẩn trọng để tránh bị ẩm mốc.
Đồng thời sau 1 khoảng thời gian sử dụng, bạn nên thay mới để tránh vi khuẩn tích tụ gây hại.
d. Muỗng sành sứ rất an toàn cho sức khỏe.
Muỗng được làm bằng gốm, đẹp mắt, sang trọng.
Tuy nhiên có khối lượng khá nặng khi cầm, nên rất dễ bị rơi rớt, và dễ vỡ, giá bán cao.
Giá bán từ 5 – 30K/chiếc muỗng
2. Đũa: cũng quá quen thuộc, nhưng không thể thiếu trong nhà bếp gia đình.
Hiện nay, đũa được làm từ 3 chất liệu như: tre, nhựa, inox
Đũa tre: có thiết kế đơn giản, sử dụng an toàn, bền bỉ, nấu ăn thuận tiện nên rất được mọi người tin tưởng sử dụng nhiều trong các gia đình.
Đũa tre bền hơn đũa nhựa, chịu lực tốt, chống va đập, rơi rớt không sợ gãy.
Chất liệu tre, thân thiện với sức khỏe, bố mẹ cũng có thể sử dụng khi muốn tập ăn, tập dùng đũa cho bé.
Đũa nhựa: thiết kế đẹp mắt, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc. Tạo nhiều sự thích thú cho trẻ nhỏ (dùng nhiều trong thời gian ăn dặm của bé).
Giá bán rẻ.
Nhược điểm: dễ bị gãy khi va đập.
Đũa nhựa dễ biến dạng khi gặp nhiệt độ cao, không thể sử dụng để nấu nướng.
Nếu đũa bị bong tróc, gãy, nứt thì không nên dùng tiếp.
Đũa inox: thiết kế sáng đẹp, tươi trẻ.
Đũa inox có độ bền cao, nên đây cũng là lựa chọn an toàn, bền tốt khi sử dụng cho gia đình.
Với tính thẩm mỹ cao, bạn cũng có thể dùng trong những buổi tiệc gia đình, sẽ giúp bàn ăn trở nên sang trọng và thu hút hơn.
Giá bán: 5 – 20K/đôi đũa
Đây là bộ 3 vật dụng quan trọng, không thể thiếu trong bàn ăn gia đình.
Ngoài chức năng “đựng thức ăn”, bộ tô – chén – đĩa còn được dùng trong nấu ăn, đặt trong lò vi sóng (để hâm nóng, nấu nướng), hoặc dùng trong các bữa tiệc.
Vậy, chọn tô, chén, đĩa như thế nào an toàn, bền tốt, đẹp mắt, hợp với nhu cầu sử dụng?
1. Nên chọn chất liệu an toàn
Tô, chén, đĩa được làm từ 5 chất liệu phổ biến: sành sứ, thủy tinh, inox, gỗ, nhựa.
Tô, chén sành sứ, thủy tinh: an toàn nhất, sang trọng, tính thẩm mỹ cao nhưng dễ vỡ khi rơi rớt. Có thể đựng thức ăn, canh nóng một cách an toàn, hợp vệ sinh.
+ Có thể dùng trong bàn ăn gia đình, tiệc tùng và sử dụng trong nấu nướng.
+ Có thể đặt trong lò vi sóng, lò nướng và nồi chiên không dầu.
+ Sành sứ, thủy tinh dễ chùi rửa, ít bám mùi nên rất thích hợp đựng các món đậm màu, đậm mùi, bám dầu như cà ri, hay món chiên dầu mỡ.
Tô, chén inox: thích hợp cho gia đình có trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
+ Nhờ chất liệu inox có độ bền cao, an toàn ngay cả khi bị rơi rớt.
+ Nhược điểm: mẫu mã không được bắt mắt, thuần màu xám inox, không quá sang trọng.
+ Nên chọn chất liệu inox 304 để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe, và có thể nấu nướng ở nhiệt độ cao.
Tô, chén, đĩa nhựa: đa dạng mẫu mã, màu sắc, hoa văn, giá rẻ, dễ chùi rửa và bảo quản.
+ Chất liệu nhựa thường sử dụng trong quá trình ăn dặm cho bé trên 6 tháng.
+ Bạn nên chọn mua chất liệu nhựa cao cấp, an toàn như nhựa sinh học, nhựa lúa mạch, nhựa PP, nhựa Melamine,…
+ Nên chọn màu trắng trơn, ít màu sắc, để hạn chế tối đa phẩm màu.
+ Ưu tiên chọn loại tô, chén, đĩa nhựa có khuyến nghị lò vi sóng để chịu nhiệt tốt.
Tô, chén, đĩa gỗ: chất liệu bền đẹp, thân thiện, an toàn cho sức khỏe.
+ Tuy nhiên, khi sử dụng sau 3-5 tháng, tô, chén gỗ thường bị đen, dễ tích tụ vi khuẩn cũng như khả năng nấm mốc cao.
+ Bạn nên thay bộ tô, chén, đĩa mới hoặc chuyển sang chất liệu sành sứ, thủy tinh, inox nếu cần.
2. Kiểu dáng, thiết kế đồng bộ, đẹp mắt
Nếu bạn chú trọng về yếu tố thẩm mỹ thì nên chọn những bộ tô, chén, đĩa có kiểu dáng đẹp mắt, hoa văn, màu sắc hài hòa, sang trọng.
Đây cũng là cách trang trí nhà bếp, phòng ăn đơn giản, hiệu quả, được nhiều chị em yêu thích.
Khi sử dụng cho tiệc tùng, sum họp gia đình thì bạn nên chọn tô, chén, đĩa theo từng bộ, cùng hoa văn và thiết kế, để đẹp mắt và sang trọng, đồng thời thể hiện sự chỉnh chu của chủ nhà.
Cần sắm số lượng nhiều để sử dụng tiện lợi, đầy đủ ngay cả khi khách đến nhà đông.
Nên ưu tiên bộ tô, chén, đĩa lấy màu trắng làm chủ đạo để tạo cảm giác dễ chịu, và thoải mái.
3. Lưu ý khi sử dụng
Với các món canh, soup thì bạn cần dùng tô to để đựng nhiều mà không lo bị tràn ra ngoài khi di chuyển và ăn uống.
Sử dụng đĩa để đựng các món chiên, xào sẽ đem lại hiệu quả cao về cách sắp xếp và trang trí.
Với bộ dụng cụ ăn uống bằng nhựa, trước khi dùng cho bé, bạn có thể đổ nước sôi có nhiệt độ khoảng 60 – 70 độ C vào để kiểm tra chất lượng.
Nếu thấy xuất hiện những bóng nhỏ li ti thì không nên dùng nhé!
4. Nên chọn mua từ thương hiệu nổi tiếng
Hiện nay, có 9 thương hiệu tô, chén, đĩa nổi tiếng, uy tín, bạn có thể tham khảo như:
5. Giá bán
Bộ tô, chén, đĩa có giá bán từ 100 – 500K/bộ tùy theo số lượng và chất liệu.
Mua riêng, thì mỗi sản phẩm thường có giá bán từ 10 – 30K.
Đây cũng là đồ dùng không thể thiếu trong nhà bếp hiện đại.
Do nhu cầu lưu trữ nhiều phụ kiện, gia vị, bạn sẽ cần trang bị chiếc tủ bếp để giúp sắp xếp và bố trí vật dụng gọn gàng, ngăn nắp.
Có 2 vị trí lắp đặt:
Lưu ý:
Nên chọn tủ bếp được làm từ chất liệu bền tốt như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp để sử dụng lâu dài.
Trong đó:
1. Tủ bếp làm bằng inox: độ bền cao.
Có khả năng chống ăn mòn, dễ vệ sinh, chịu lực và chịu nhiệt rất tốt.
Tủ bếp inox rất phù hợp với bếp ăn công nghiệp, công cộng.
Nhưng, không được nhiều gia đình lựa chọn.
Nguyên nhân là tủ bếp inox không thẩm mỹ, dễ bị trầy xước, in hằn dấu vân tay,…
Giá bán và giá lắp rất cao, một mét chiều dài giá trên 5 triệu
2. Tủ bếp gỗ tự nhiên: độ bền lên đến 20 năm, chống được mối mọt, chống ẩm mốc hiệu quả.
Tủ thường được làm từ gỗ hoàn toàn tự nhiên như gỗ hương, gỗ đỏ, gỗ căm xe, gỗ óc chó, gỗ xoan đào, gỗ sồi,..
Những đường vân gỗ của tủ còn góp phần tô điểm cho không gian nhà bếp gia đình thêm phần ấm áp, tinh tế.
Nhược điểm: giá cao (giá bán và giá lắp: một mét dài giá 3.5 – 4 triệu)
3. Tủ bếp gỗ công nghiệp: giá bán phải chăng, được sử dụng phổ biến.
Ưu điểm:
Bên cạnh độ bóng đẹp, loại tủ này còn có khả năng chống mối, chống va đập và chống trầy xước cao.
Tủ dễ tạo hình, uốn cong phù hợp theo thiết kế nội thất nhà bếp.
Mẫu mã đa dạng, thiết kế hiện đại, bắt mắt hơn so với tủ gỗ thiên nhiên.
Nhược điểm: chống ẩm kém (trừ gỗ công nghiệp chống ẩm).
Giá bán và giá lắp khá rẻ: 1 mét chiều dài giá 1 – 3 triệu.
GỢI Ý:
2 mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp đáng chú ý nhất là Acrylic, Laminate, luôn được người dùng đánh giá tốt về độ bền – đẹp.
a. Tủ bếp Laminate: nhiều màu sắc và thiết kế bề mặt khác nhau từ sần đến bóng mịn, từ nâu vân gỗ đơn sắc, ánh nhũ, giả nỉ, da, 3D, bề mặt kính phản chiếu,…
b. Tủ bếp Acrylic: thiết kế bề mặt bóng gương, tạo chiều sâu, giúp căn bếp nhà bạn trông rộng hơn.
Tủ thường được thiết kế từ các màu đơn sắc như: trắng, đen, đỏ rượu, nâu, cappuchino, trắng ngọc trai…
CÁCH BỐ TRÍ TỦ BẾP
4 cách bố trí tủ bếp phổ biến: chữ I, chữ L, chữ U hoặc tủ bếp song song.
Bố trí tủ bếp chữ I: tủ bếp đặt trải dài phía trên bếp nấu (hoặc đặt dưới bếp nấu).
Đây là cách bố trí phổ biến nhất hiện nay, vì có thể phù hợp với hầu hết mọi nhà bếp lớn, nhỏ.
Tủ bếp song song: Nếu nhà bếp của bạn có 2 vách tường song song thì bạn cũng có thể bố trí tủ bếp luôn ở bức tường đối diện để tận dụng tối đa không gian.
Bố trí tủ bếp chữ L: cũng là cách lắp đặt phổ biến, thực chất là thiết kế 2 tủ bếp chữ I trên 2 vách tường vuông góc với nhau.
Bố trí tủ bếp chữ U: nếu gian bếp bạn có 3 vách tường thiết kế giống chữ U (gồm 2 vách song song và 1 vách vuông góc với 2 vách đó)
Bạn có thể lắp đặt tủ bếp trải dài từ tường bên đây, sang tường vuông góc, và sang luôn vách tường đối diện (theo hình chữ U).
Chỉ thích hợp với bếp rộng, có vật dụng cần lưu trữ.
MÀU SẮC TỦ BẾP:
2 tông màu tủ bếp được sử dụng nhiều nhất hiện nay là màu gỗ và màu trắng, giúp đem lại khả năng hài hòa tốt cho hầu hết mọi phong cách thiết kế hiện nay.
Tủ bếp màu trắng tạo cảm giác thoải mái, sang trọng, tủ bếp vân gỗ sẽ tạo cảm giác gần gũi, ấm áp.
Nếu nhà bếp gia đình lấy màu trắng làm chủ đạo, bạn cũng có thể sử dụng tủ bếp màu đậm như màu đen, xanh dương, xanh lục, vàng,… để tạo sự phá cách, đẹp mắt.
KÍCH THƯỚC VÀ CHIỀU CAO TỦ BẾP
Kích thước và chiều cao đặt tủ bếp cần phải phù hợp với chiều cao của người dùng và diện tích của không gian bếp nhà bạn.
Dĩ nhiên, bạn không muốn sử dụng ghế mỗi khi lấy đồ cất trong tủ bếp.
Tủ bếp trên: chiều cao của “tủ bếp trên” cũng phải phù hợp với chiều cao trần nhà để tạo sự hài hòa.
Phần tủ trên có độ cao từ 45 đến 75cm và độ sâu tủ trung bình từ 30 đến 35cm. Với phần tủ bếp trên như vậy rất phù hợp với kích thước tiêu chuẩn, để có thể lắp thêm máy hút mùi, máy sấy bát,… (nếu cần).
Tủ bếp dưới: chiều cao của tủ bếp dưới nên phù hợp với khoảng không vốn có của bàn bếp.
Chiều cao của tủ bếp dưới thông thường là từ 80 đến 90cm, chiều sâu tủ từ 45 đến 50cm.
Với kích thước này, tủ bếp dưới phù hợp để lắp máy rửa bát âm tủ, lò nướng âm tủ, các loại bếp từ – bếp điện từ âm tủ,…
Bên cạnh tủ bếp, kệ, giá đựng cũng là vật dụng cần thiết cho không gian bếp mà bạn không nên bỏ sót.
Giá kệ bếp thường dùng để bố trí và sắp xếp đồ dùng một cách gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp.
Tăng mỹ quan khu bếp và giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình nấu nướng.
Hiện nay có nhiều loại kệ đựng nhà bếp khác nhau, phổ biến như:
Kệ đựng chén bát, đĩa: thiết kế theo khuôn của chén, đĩa và tô, giúp bạn bố trí dụng cụ ăn uống dễ dàng, chắc chắn.
Có 2 loại: kệ đặt đứng trên bếp hoặc kệ treo tường.
Kệ đựng chén bát thường đặt tại bồn rửa.
Để sau khi rửa xong, nước thừa trong tô chén, có thể chảy thẳng xuống bồn rửa, mà không gây ướt sàn.
Giá bán: 200 – 700K tùy mẫu mã, chất liệu (ưu tiên kệ inox nhé)
Giá kệ để dao, kéo, thớt: được thiết kế khe (vách) hẹp và cao, giúp bạn dễ dàng sắp xếp bộ dao gia đình.
Kệ đựng gia vị: tất cả các gia vị sẽ được sắp xếp một cách thuận tiện trên kệ, giúp bạn dễ lấy sử dụng khi cần thiết.
Giá bán: 150 – 300K tùy chất liệu kệ và số tầng.
Bạn có thể tham khảo thêm những loại giá kệ khác như:
Gợi ý:
Bạn cũng có thể lắp kệ âm trong tủ bếp, treo trên tường, tận dụng những khoảng trống gần bếp,… để tiết kiệm tối đa không gian.
Nên chọn loại kệ inox để đảm bảo độ bền cao, chống gỉ, chống ăn mòn hiệu quả, ngay cả khi tiếp xúc thường xuyên với nước.
Mặc dù kệ gỗ bền tốt, nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn và nấm mốc cao, nên không quá khuyên dùng.
Kệ nhựa tuy giá rẻ nhưng khả năng chịu lực kém, dễ gãy, nên cũng hạn chế.
Nên chọn loại giá kệ có thiết kế phần ngăn rộng và nhiều tầng (2-4 tầng), để chứa được nhiều đồ đạc hơn, tăng hiệu quả sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng kệ bếp để tăng độ bền, tiện lợi:
Bạn cũng nên trang bị một chiếc tủ lạnh trong nhà bếp để làm làm lạnh nước uống và dự trữ thực phẩm tươi sống trong thời gian dài.
Hiện nay có 5 loại tủ lạnh khác nhau thường sử dụng trong gia đình:
1. Tủ lạnh mini: thường thiết kế tủ lạnh có 1 cánh.
Dung tích của tủ không quá 150 lít.
Tủ lạnh mini có cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ gọn.
Đáp ứng chức năng cơ bản là làm mát, làm lạnh bảo quản một số lượng ít thực phẩm, đồ uống và làm nước đá.
Phù hợp cho phòng trọ sinh viên, hoặc đặt trong ô tô, trong phòng ngủ gia đình.
Không thích hợp cho nhà bếp gia đình hiện đại.
Giá bán: 300K – 1.5 triệu
2. Tủ lạnh 2 cánh:
Đây là loại tủ lạnh sử dụng phổ biến trong gian bếp gia đình.
Tủ có 2 cửa: trên và dưới, một ngăn để làm mát và một ngăn làm đông.
Có 2 loại:
Giá bán: 3-10 triệu tùy mẫu mã và công nghệ
3. Tủ lạnh 3 cánh:
Thường chia thành 2 loại:
Đây cũng là lựa chọn phù hợp cho nhiều không gian nhà bếp rộng rãi, hiện đại.
Giá bán: từ 10 – 30 triệu tùy thiết kế và công nghệ
4. Tủ lạnh nhiều cánh (tủ lạnh Multi Door): là các loại tủ lạnh 4 cánh hay có từ 4 – 6 ngăn.
Tủ có dung tích lớn từ 200 – 700 lít, được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Để tăng khả năng bảo quản thực phẩm và tiện lợi hơn cho người dùng.
Phù hợp cho nhà bếp rộng và gia đình đông thành viên.
Giá bán: 15 – 40 triệu tùy thiết kế và công nghệ sử dụng
5. Tủ lạnh Side by Side: tủ lạnh dung tích lớn từ 400 lít trở lên.
Loại này có ít nhất 2 cánh và cửa tủ lạnh được mở ra từ giữa (thiết kế đối xứng nhau, bên trái và phải).
Đây là loại tủ lạnh cao cấp, được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, đem đến trải nghiệm sử dụng tiện ích, thông minh.
Dành cho những căn nhà bếp sang trọng, rộng rãi, phù hợp cho gia đình có kinh tế cao.
Giá bán: 17 – 40 triệu tùy công nghệ sử dụng.
GỢI Ý: Kinh nghiệm chọn mua tủ lạnh tốt nhất cho nhà bếp
1. Kích thước và dung tích tủ lạnh:
Căn cứ vào nhu cầu dự trữ thực phẩm, số lượng thành viên và diện tích nhà bếp để chọn loại tủ lạnh phù hợp.
Lưu ý là khi đo đạc, bạn hãy trừ hao thêm 10cm, vì đây là khoảng cách khuyến nghị giữa tủ lạnh và vách tường, đồ đạc.
Nếu gia đình bạn từ 4-5 người thì nên chọn dung tích tủ lạnh trên 125L là phù hợp.
2. Khả năng làm lạnh:
Nên ưu tiên chọn các dòng tủ lạnh làm lạnh gián tiếp, làm lạnh kép hoặc làm lạnh đa chiều.
Trong đó:
Hệ thống làm lạnh gián tiếp (làm lạnh đều các ngăn, đảm bảo không đóng tuyết ngay cả ngăn đá)
Công nghệ làm lạnh kép (duy trì độ ẩm và độ tươi sạch cho thực phẩm, nhất là rau củ)
Làm lạnh đa chiều (làm lạnh thực phẩm một cách đồng đều, tiết kiệm điện).
Hoặc một số công nghệ tiên tiến như Panorama trên tủ lạnh Panasonic, có khả năng làm đông nhanh chóng, đồng đều, kể cả ngăn đã chứa đầy thực phẩm, tiết kiệm điện tốt nhất.
Hạn chế chọn hệ thống làm lạnh trực tiếp (khả năng làm lạnh không đều, hay bị đóng tuyết, ngay cả ngăn mát). Công nghệ này thường dùng cho tủ lạnh mini.
3. Khả năng tiết kiệm điện:
Nên ưu tiên chọn các tủ lạnh Inverter sẽ tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn 30 – 50% so với các tủ lạnh không có Inverter.
Đem lại khả năng bảo quản và làm lạnh tốt.
Nên chọn tủ lạnh inverter của Panasonic, Samsung hoặc Hitachi.
3. Khử mùi kháng khuẩn: công nghệ cần thiết cho mỗi chiếc tủ lạnh.
Nhờ công nghệ khử mùi, kháng khuẩn, tủ lạnh sẽ an toàn vệ sinh, ngăn ngừa hiệu quả các loại nấm mốc, vi khuẩn, loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Giúp thực phẩm tươi ngon, an toàn.
Một số công nghệ khử mùi diệt khuẩn tiêu biểu, bạn nên lưu ý như Nano Bạc (Nano Ag+), Nano Bạc Đồng (Nano Ag+ Cu), Nano Titanium, Hygiene Active, Hygiene Fresh+, Ag Bio, Hybrid Bio, LED Hybrid, đèn tia cực tím…
4. Thương hiệu tủ lạnh uy tín:
Nên chọn tủ lạnh từ những thương hiệu tên tuổi đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu như Panasonic, Toshiba, Hitachi, Sharp, Samsung, LG, Electrolux, Bosch Aqua, Midea,…
Để đảm bảo độ bền, chất lượng trong thời gian trải nghiệm sản phẩm.
Nồi chiên không dầu (nồi chiên không khí, nồi chiên nướng chân không) đang là vật dụng không thể thiếu trong gian bếp hiện đại, thông minh.
Gia đình nên có 1 chiếc.
2 lợi ích vượt trội của nồi chiên không dầu!
Nồi chiên không dầu có thể giúp gia đình bạn chiên nướng bất cứ thực phẩm nào mà không cần sử dụng dầu mỡ (hoặc dùng rất ít).
Hơn nữa, sau khi chế biến xong, nồi sẽ lọc bỏ đến 80% lượng dầu có trong các món thực phẩm có sẵn dầu mỡ như thịt, cá, hải sản,…
Giúp gia đình bạn có thể thưởng thức những món chiên nướng thơm giòn mà không chứa quá nhiều dầu mỡ, rất tốt cho sức khỏe gia đình.
GỢI Ý:
5 Kinh nghiệm chọn mua nồi chiên không dầu tốt nhất
1. Dung tích nồi chiên không dầu:
Bạn nên dựa vào số lượng thành viên để chọn mua dung tích nồi chiên không dầu lớn – nhỏ phù hợp.
Nếu gia đình 2-4 thành viên thì bạn nên chọn mua nồi có dung tích dưới 4 lít.
Gia đình 4-6 thành viên thì chọn nồi chiên không dầu dung tích lớn như loại 5L, 6.5L.
Nếu nhu cầu sử dụng nhiều hơn hoặc chọn mua cho hàng quán thì có thể cân nhắc đến những dòng nồi chiên không dầu lớn trên 7L.
2. Công suất hoạt động:
Công suất của nồi chiên không dầu hiện nay thường dao động từ 1300 W – 1900 W.
Dĩ nhiên, nồi có công suất càng lớn sẽ giúp thời gian chiên nướng nhanh chóng hơn.
Nhưng nó cũng tiêu tốn khá nhiều điện năng cho gia đình.
Công suất cao thường đi đôi với dung tích lớn. Do đó, bạn cũng không quá quan tâm đến công suất khi lựa chọn nồi chiên.
Chỉ cần chọn công suất trên 1300W, và đáp ứng nấu nhanh là đủ tiêu chuẩn.
3. Công nghệ nổi bật:
Trên 90% nồi chiên không dầu hiện nay đều ứng dụng công nghệ Rapid Air.
Đây là công nghệ sử dụng luồng khí nóng di chuyển với tốc độ nhanh, phân bổ đều giúp làm chín thực phẩm.
Rapid Air phân bổ nhiệt đều vào cả 2 mặt thực phẩm, hiệu quả hơn cách chiên nấu truyền thống (phân bổ nhiệt tập trung ở mặt dưới thực phẩm).
Do sử dụng không khí nóng để chiên nướng, nồi chiên không dầu không cần quá nhiều dầu mỡ khi chế biến, bảo vệ sức khỏe gia đình.
Khi mua, bạn cần đảm bảo nồi chiên không dầu ứng dụng công nghệ Rapid Air, và nồi có tích hợp 2 tính năng cơ bản là hẹn giờ và điều chỉnh nhiệt độ.
Bạn cũng có thể cân nhắc đến công nghệ chiên nướng không dầu hiện đại, độc quyền của hãng Philips là công nghệ Turbo Star.
Công nghệ lọc dầu mới nhất giúp tạo ra luồng khí nóng cao, di chuyển nhanh (tối ưu hơn Rapid Air) để chiên nướng thực phẩm “giòn ngon bên ngoài, chín mềm bên trong”.
Bạn không cần phải lật trở nhiều, ngay cả khi thức ăn chất chồng lên nhau.
4. Giá bán:
Từ 900K – 4 triệu là phân khúc giá phổ biến của nồi chiên không dầu hiện nay.
Nhìn chung, mức giá này khá phù hợp với điều kiện kinh tế và ngân sách của hầu hết gia đình Việt Nam.
5. Thương hiệu uy tín:
Nên chọn nồi chiên không dầu từ những thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy hiện nay như: Philips, Lock&Lock, Mishio, Magic, Kangaroo, Tefal, Rapido, Perfect,…
Để được đầu tư kỹ lưỡng về độ bền, kiểu dáng và công nghệ.
Chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng trong suốt thời gian trải nghiệm sản phẩm.
Chức năng chính của lò vi sóng là để hâm nóng, nấu nướng và rã đông thực phẩm.
Do đó, đây cũng là vật dụng cần thiết cho nhà bếp hiện đại, được xem là “bộ đôi hoàn hảo” cho gia đình có tủ lạnh.
Thời gian hâm nóng của lò vi sóng rất nhanh, chỉ từ 5-7 phút.
Nhưng, lò vẫn giữ được hương vị vốn có của món ăn, không bị khô, bị khét.
Ngoài ra, lò vi sóng còn có thể nấu cơm, nấu xôi, luộc rau củ, luộc thịt, nấu canh, kho thịt cá, hấp trứng, làm bánh, nấu cháo, nấu mì, hấp bánh bao, hấp há cảo…
Đặc biệt, với những món thịt, cá đông lạnh, bạn có thể rã đông nhanh chóng, tiện lợi bằng lò vi sóng, với thời gian chưa đầy 5 phút.
Kinh nghiệm chọn mua lò vi sóng tốt nhất
1. Xác định “muốn mua lò sóng kèm nướng hay chỉ vi sóng”
Giá bán của 2 loại có sự chênh lệch đáng kể, do đó bạn nên cân nhắc kỹ càng.
Nếu gia đình đã có lò nướng, thì nên chọn loại lò vi sóng thông thường là chuẩn, chức năng kèm nướng sẽ không cần thiết.
Bạn cũng có thể chọn lò vi sóng kèm nướng để tiết kiệm diện tích cho không gian bếp (vì lò nướng khá to).
Tuy nhiên, lò vi sóng kèm nướng làm bánh không được ngon mềm.
Do đó, nếu có nhu cầu làm bánh, bạn nên chọn lò nướng chuyên dụng nhé.
2. Nên chọn lò vi sóng cơ hay điện tử:
Đây cũng là câu hỏi, bạn cần trả lời để chọn mua lò vi sóng tốt nhất cho nhà bếp.
Lò vi sóng cơ có nút vặn cơ được điều chỉnh bằng tay, chỉ điều khiển được nhiệt độ, thời gian, và những chức năng cơ bản.
Trong khi đó, lò vi sóng điện tử được thiết kế hẳn màn hình cảm ứng và đèn LED để hiển thị, thao tác dễ dàng qua màn hình cảm ứng, đem lại cảm giác sang trọng, đẹp mắt.
Ngoài ra, lò vi sóng điện tử còn tích hợp nhiều chế độ nấu tự động, và có độ bền cũng cao hơn hẳn lò vi sóng cơ.
Bù lại, lò vi sóng cơ đơn giản, dễ sử dụng hơn.
Nếu bạn không cần tới những tính năng cài đặt sẵn của lò vi sóng điện tử thì lò vi sóng cơ là lựa chọn hợp lý.
Giá của lò vi sóng điện tử cũng cao hơn lò vi sóng cơ.
3. Dung tích lò vi sóng:
Nên chọn lò vi sóng có dung tích phù hợp để nấu nướng đúng với khẩu phần ăn của gia đình và tiết kiệm điện năng hiệu quả.
Những gia đình từ 4-5 người nên chọn lò có dung tích từ 20-30 lít sẽ phù hợp.
Nếu đông thành viên hơn, bạn có thể chọn dung tích lớn hơn, trên 30L.
4. Chức năng của lò:
Một chiếc lò vi sóng cơ bản sẽ có 3 chức năng chính là hâm nóng, rã đông và nấu.
Tuy nhiên, khi mua, bạn có thể quan tâm thêm những tính năng khác như:
5. Chọn lò vi sóng dễ vệ sinh:
Lò vi sóng thường khó vệ sinh.
Do đó bạn nên ưu tiên chọn lò vi sóng tráng men bên trong và vỏ ngoài làm bằng chất liệu inox phủ sơn tĩnh điện, để dễ vệ sinh, chống bám bẩn hiệu quả.
Nếu là lò vi sóng có đĩa quay, chọn loại đĩa quay tháo rời để lau chùi dễ dàng.
6. Thương hiệu uy tín:
Lò vi sóng giả, kém chất lượng cũng là vấn nạn hiện nay.
Do đó, bạn nên chọn mua lò vi sóng từ những thương hiệu uy tín, lâu năm trên thị trường như Sharp, Electrolux, Samsung, Teka, Panasonic, Sanyo.
Để đảm bảo chất lượng tốt và an toàn khi sử dụng.
7. Giá tiền:
Phân khúc giá từ 800K – 2 triệu được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay.
Những lò vi sóng trong tầm giá này đáp ứng tốt về chất lượng, độ bền, thiết kế, cũng như cung cấp nhiều chức năng
Nhiều ý kiến cho rằng lò nướng sẽ không cần thiết, nếu gia đình đã có lò vi sóng kèm nướng, nồi chiên nướng không dầu, vỉ nướng,…
Không hẳn là không đúng, nhưng vẫn chưa đủ.
Nếu gia đình lâu lâu mới ăn món nướng thì chỉ cần sử dụng lò vi sóng kèm nướng hoặc nồi chiên không dầu là đủ dùng.
Nếu bạn muốn làm bánh, nướng nguyên con gà và nướng được số lượng lớn thực phẩm thì lò nướng chuyên dụng (trên 20L) luôn là lựa chọn ưu tiên.
Nhất là những bạn yêu thích làm bánh.
Không thể làm một món bánh chín mềm, thơm ngon đúng điệu nếu thiếu đi 1 chiếc lò nướng.
Chưa kể, giá lò nướng hiện nay cũng khá phải chăng.
Chỉ từ 500K – 1.3 triệu là bạn đã có thể sở hữu được một chiếc lò nướng chất lượng, đầy đủ chức năng.
GỢI Ý: 5 Kinh nghiệm chọn mua lò nướng gia đình tốt nhất
1. Chọn theo nhu cầu sử dụng
Nướng bánh: tốt nhất là trên 30 – 50L.
Chọn lò nướng có quạt đối lưu để đảo nhiệt đều, nhiệt độ lò ổn định, có chức năng nướng lửa trên và lửa dưới để bánh chín đều.
Có thêm đèn trong khoang lò để dễ quan sát bánh khi nướng, cửa kính 2 lớp trở lên.
Nướng gà, vịt nguyên con cho gia đình: cũng nên chọn lò nướng lớn trên 30L.
Phải có thêm chức năng xiên quay (sẽ quay gà đều nhiệt 360 độ), có quạt đối lưu, 2 thanh nhiệt trên và dưới,…
Chiên nướng thông thường: nướng rau củ, thịt cá đủ dùng trong gia đình thì chọn loại có dung tích phù hợp với khẩu phần ăn gia đình là được.
2. Chọn dung tích
Nếu nhà bạn 4 – 5 người thì nên chọn những lò nướng có dung tích khoảng 25 – 35 lít sẽ đủ dùng.
Nếu tần suất sử dụng thường xuyên thì nên chọn dung tích lớn một chút sẽ phù hợp hơn.
Số liệu thống kê:
3. Thiết kế lò nướng
Hầu hết lò nướng gia đình đều thiết kế khá đẹp và bắt mắt.
Lò nướng thường sử dụng tông màu đen và phủ thêm 1 lớp sơn tĩnh điện, sáng bóng, tăng tính thẩm mỹ, chống bám bụi và dấu vân tay.
Những lò nướng giá rẻ thường không gắn đèn.
Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất là nên ưu tiên loại lò nướng điện có đèn để dễ quan sát và thao tác.
Khoang lò nên được làm bằng chất liệu không gỉ, an toàn, dễ chùi rửa.
Có thêm quạt đối lưu giúp lan tỏa nhiệt khắp lò làm chín thức ăn đều, ngon hơn.
4. Lò nướng cơ hay điện tử:
Lò nướng cơ sẽ tích hợp 2 nút vặn thời gian và nhiệt độ, dễ sử dụng.
Lò nướng cơ có thể: nướng trên, nướng dưới, nướng trên nướng dưới, nướng xiên quay, nướng đối lưu,…
Nhưng, lò nướng cơ sẽ hạn chế chức năng hơn lò nướng điện tử.
Lò nướng điện tử thiết kế bảng điều khiển cảm ứng sang trọng, hiện đại.
Tích hợp nhiều chức năng tiện ích như khóa an toàn, vệ sinh lò nướng tự động, lập trình nhiều công thức nấu sẵn,…
Lò nướng cơ là lựa chọn phù hợp hiện nay, giá ưu đãi và đáp ứng đủ nhu cầu của nhiều gia đình.
5. Thương hiệu uy tín:
Nên chọn mua lò nướng từ những thương hiệu nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng tin tưởng như Electrolux, Teka, Sanaky, Sharp, Sunhouse,…
Để đảm bảo chất lượng bền tốt, an toàn và có chế độ bảo hành lâu dài.
So với máy xay truyền thống, máy xay đa năng hiện nay đã được trang bị lưới lọc.
Giúp bạn dễ dàng có được ly sinh tố sánh mịn, thơm ngon, bổ dưỡng và hợp vệ sinh mà không mất thời gian lọc bã như trước.
Rất tiện lợi trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình bằng một ly sinh tố tại nhà.
Máy xay cũng có thể xay nhuyễn thịt, cá, rau củ được rất nhiều bố mẹ dùng để chế biến các món ăn dặm cho bé.
Hay bạn cũng có thể xay sinh tố dinh dưỡng theo chế độ ăn kiêng, chế độ giảm cân, tập gym,….
Hoặc có thể dùng máy để xay nhuyễn bất cứ thực phẩm nào một cách dễ dàng.
Giá bán của máy xay sinh tố khá rẻ.
Chỉ từ 500K – 1.5 triệu, là bạn đã có thể sở hữu một chiếc máy xay sinh tố bền tốt, chất lượng.
Nhìn chung, mức giá này rất phù hợp với chi tiêu của gia đình (dù có loại cao hơn, nhưng đó là tầm giá phổ biến)
Kinh nghiệm chọn mua máy xay sinh tố tốt nhất
1. Cần xác định “mua máy xay sinh tố thường, đa năng hay máy xay cầm tay”
Có 3 loại máy xay sinh tố:
Máy xay sinh tố thường: phổ biến.
Máy thường có 1 cối xay dung tích lớn để xay sinh tố (cối xay thiết kế giống như một chiếc bình nước to).
Và 1 – 3 cối xay nhỏ kèm theo (nhỏ gọn như một chiếc ly úp xuống) dùng để xay hạt khô như tiêu, các loại gia vị,…
Nhờ giá bán rẻ (dưới 1 triệu) cũng như đáp ứng khá tốt nhu cầu xay sinh tố hoặc xay các loại hạt, nên máy xay sinh tố thường đang được nhiều gia đình lựa chọn.
Máy xay sinh tố đa năng: cao cấp và nhiều chức năng hơn.
Máy được tích hợp nhiều phụ kiện như nhiều lưỡi dao (đa dạng gồm lưỡi dao sinh tố, lưỡi băm nhỏ, lưỡi băm thô, lưỡi cắt lát, lưỡi dao nhào, lưỡi thái sợi mỏng, lưỡi thái sợ dày, lưỡi dao nạo, ép cam, lưỡi dao đảo,…)
Trang bị nhiều loại cối để xay, ép, vắt… đáp ứng tốt nhu cầu ép nước hoa quả, vắt cam, xay sinh tố, xay hạt, xay thịt… của gia đình.
Giá bán cao, từ 1 – 5 triệu
Chỉ phù hợp cho gia đình đông thành viên hoặc sử dụng trong hàng quán.
Máy xay sinh tố cầm tay:
Thân máy được thiết kế hình trụ dài (để dễ cầm tay, không thiết kế đế bằng như 2 loại trên).
Khi sử dụng, bạn phải cầm máy trên tay (không đặt trên bàn như 2 loại trên).
Sau đó nhấn nút trên thân máy và tiến hành xay thực phẩm trong cối để làm sinh tố, xay các loại hạt.
Nhờ thiết kế cầm tay, bạn cũng có thể dùng máy đẻ xay thực phẩm đặt trong tô, chén, ngay cả trong nồi nấu đang sôi (dùng để đánh trứng, khuấy đều cháo, súp dễ dàng).
Loại máy này rất dễ vệ sinh, không chiếm nhiều diện tích cho không gian bếp, cũng tiện lợi để mang theo khi đi du lịch, dã ngoại,…
Giá bán: 800K – 1.5 triệu
Tóm lại: máy xay sinh tố thường là loại đáng để bạn cân nhắc và đầu tư, nếu gia đình có thêm nhu cầu ép vắt trái cây, xay thịt thì có thể cân nhắc máy xay đa năng.
Nhu cầu đánh trứng, xay thịt, cá trong tô, chén thì máy cầm tay sẽ tiện lợi hơn.
2. Chất liệu cối xay
Cối xay thường được làm từ nhựa và thủy tinh.
Nên ưu tiên chọn máy xay sinh tố có cối xay bằng thủy tinh sẽ có độ bền cao hơn.
Nhưng bạn phải sử dụng cẩn thận để tránh bị vỡ.
Loại nhựa tuy nhẹ, nhưng dễ bị trầy xước khi xay hạt và các thực phẩm cứng, dễ bị đục mờ khi sử dụng nhiều.
Do đó, thủy tinh vẫn là chất liệu được khuyến nghị.
3. Chọn thêm máy có chức năng đặc biệt
Ngoài chức năng xay, bạn nên ưu tiên chọn máy xay sinh tố có thêm những chức năng tiện ích như:
Tự ngắt khi quá tải: máy sẽ tự động ngắt điện, không hoạt động khi xay liên tục trong thời gian dài, máy quá nhiệt độ cho phép và khi bạn xay một lượng thực phẩm quá nhiều…
Nhờ chức năng này, bạn sẽ đảm bảo an toàn khi sử dụng, hạn chế chập điện, cháy nổ,…
Chỉ một số máy xay sinh tố thường và đa năng có được chức năng này.
Do đó, bạn nên xem kỹ thông tin về sản phẩm cần mua.
Chân đế chống trượt: chân đế bọc cao su bám chặt vào mặt bàn.
Giúp máy bám chặt vào mặt bàn, hạn chế rung lắc, chống trượt hiệu quả.
4. Thương hiệu uy tín, nổi tiếng:
Nên mua máy xay sinh tố của những thương hiệu uy tín, được nhiều gia đình tin dùng hiện nay như Sunhouse, Philips, Electrolux, Happycook, Mishio, Kangaroo, Midea, Tefal, Panasonic, Bluestone,…
Cũng như, nên ưu tiên chọn những sản phẩm nhận được những phản hồi tích cực từ người dùng.
Mùi chiên cá, nướng thịt, mùi mắm, mùi thực phẩm ẩm mốc, mùi tanh cá, mùi dầu mỡ,… thường có mùi hôi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu mỗi khi chế biến.
Nếu không gian bếp nhỏ và không được thoáng thì những mùi hôi này có thể bay khắp nhà và bám vào đồ đạc, quần áo, đầu tóc,…
Lâu ngày sẽ biến thành mùi hôi khó chịu, chứa vi khuẩn, gây các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, chúng sẽ làm giảm độ bền các loại thiết bị điện và nội thất trong phòng. Thậm chí, nó có thể bay sang các phòng khác.
Nguy hiểm nhất là các căn chung cư, có phòng bếp liền kề phòng khách.
Để nhà bếp luôn trong lành và thoáng sạch, bạn cũng nên trang bị một chiếc máy hút mùi.
Nhờ thiết bị này, bạn sẽ dễ dàng lọc sạch và hút mùi hiệu quả trong nhà bếp trong vòng chưa đầy 5 phút.
Máy hút mùi nhà bếp còn có một số công dụng tiện lợi khác như:
Hiện tại, máy hút mùi có giá từ 2 – 4 triệu đồng.
Hầu như gia đình hiện đại nào cũng đang trang bị 1 cái. Do đó, bạn có thể cân nhắc.
Kinh nghiệm chọn máy hút mùi tốt nhất cho nhà bếp
1. Xác định loại máy hút mùi cần mua
Máy hút mùi có 4 loại chính:
a. Máy hút mùi loại âm tủ:
Máy lắp đặt đơn giản, giúp không gian nhà bếp ngăn nắp, gọn gàng.
Phù hợp với căn bếp đã có sẵn tủ bếp, chỉ cần mua và lắp máy vào dưới đáy của tủ bếp.
Giá bán từ 2 – 3 triệu, đang là máy hút mùi bán chạy hiện nay.
b. Máy hút mùi loại đảo:
Máy được gắn trực tiếp lên trần nhà bếp.
Công suất máy rất lớn (trên 1000m3/h), khả năng làm sạch và khử mùi rất cao.
Nhược điểm: giá cao trên 10 triệu, tốn điện năng.
Chỉ phù hợp với không gian bếp rộng lớn như nhà hàng, khách sạn, không khuyên dùng cho nhà bếp gia đình.
c. Máy hút mùi có đường ống thoát:
Máy sẽ hút mùi trong không gian bếp và đẩy trực tiếp ra ngoài căn phòng bằng đường ống thoát khí được thiết kế linh hoạt.
Nhược điểm: lắp đặt khó khăn, ống dẫn chiếm diện tích phòng.
Loại máy này chỉ phù hợp cho ngôi nhà có mái (để có thể lắp đặt ống thoát trên nóc). Không dùng cho nhà bếp chung cư.
d. Máy hút mùi sử dụng than hoạt tính:
Máy sẽ hút mùi vào trong khoang máy, sau đó đưa khí đi qua bộ lọc than hoạt tính, để lọc sạch bụi bẩn, độc tố, vi khuẩn, mỡ dầu.
Cuối cùng, máy sẽ đưa khí sạch quay trở lại nhà bếp.
Đây là máy hút mùi phù hợp cho những nhà bếp khép kín, chung cư.
Giá bán khá rẻ, từ 1.5 – 3 triệu.
Bộ lọc than thay định kỳ 6 tháng/ lần.
2. Công suất máy hút mùi
Nên chọn mua máy hút mùi có công suất lớn từ 700 – 1000 m³/h trở lên.
Để máy hút và khử nhanh mùi thức ăn, giúp trả lại bầu không khí trong lành, phù hợp với không gian nhà bếp hiện nay.
3. Độ ồn của máy hút mùi
Bạn nên chọn máy có độ ồn càng thấp càng tốt.
Máy hút mùi hiện nay có độ ồn từ 35 đến 70 dB.
Nguyên nhân độ ồn là do chức năng của máy hoặc do bạn lắp đặt sai cách.
Cần thuê chuyên gia để lắp đặt đúng cách.
4. Chất liệu của máy hút mùi bếp
Có 2 chất liệu chính là kim loại sơn tĩnh điện và thép không gỉ.
Cả 2 loại đều rất đẹp và sang trọng, tuy nhiên máy hút mùi có vỏ bằng kim loại sơn tĩnh điện thường dễ bị bong tróc khi sử dụng lâu.
Do đó, nếu bạn thường xuyên nấu ăn thì nên chọn loại có vỏ bằng thép không gỉ.
5. Thương hiệu máy hút mùi uy tín
Khi mua, bạn nên cân nhắc đến những thương hiệu máy hút mùi uy tín, chất lượng như Malloca, Teka, Electrolux, Sunhouse, Kitchenlux,…
Để được đảm bảo chất lượng và hỗ trợ lắp đặt, bảo hành lâu dài.
Không hẳn nguồn nước ô nhiễm bạn mới cần đến một chiếc máy lọc nước.
Nếu đơn giản, bạn muốn sử dụng nguồn nước sạch khuẩn 99%, mang độ tinh khiết tự nhiên, tốt cho sức khỏe thì cũng nên trang bị 1 chiếc máy lọc nước thông minh.
Nhờ công nghệ lọc nước RO, máy còn giúp bổ sung nhiều loại khoáng chất có lợi, giúp nước mát sạch, thơm ngọt (còn tốt hơn so với nước khoáng đóng chai).
Mặc dù là vật dụng cần thiết cho không gian bếp gia đình nhưng máy lọc nước có giá khá cao (trên 4 triệu đồng).
Do đó, bạn cũng có thể cân nhắc thêm nhé!
GỢI Ý: Nên chọn mua từ những thương hiệu máy lọc nước uy tín, được ưa chuộng nhiều như Karofi, Kangaroo, SHC, Coway, Unilever Pureit, Sunhouse, Geyser, Panasonic,….
Để đảm bảo chất lượng (nhiều lõi lọc), cũng như chế độ bảo hành tốt và khả năng lọc hiệu quả (10 – 20 lít/giờ)
So với chiếc ấm đun thông thường, ấm đun nước siêu tốc sẽ giúp bạn nấu nước cực nhanh (nấu 1.8L nước, chỉ tốn 3 – 7 phút)
Chắc chắn, bạn sẽ nhanh chóng có được một tách cà phê, ấm trà, 1 tô mì gói,… thơm ngon gần như “ngay lập tức”.
Ngoài ra, nếu nước trong bình sôi hay cạn nước, bình đun sẽ tự động ngắt điện, đảm bảo an toàn cho bạn (tiện hơn dùng bếp gas hay bếp điện thông thường).
Giá bán khá phải chăng, từ 100K – 1 triệu (tùy sản phẩm và chức năng kèm theo).
Nhìn chung, mức giá này, bạn hoàn toàn có thể trang bị 1 chiếc trong gian bếp nhà mình.
Kinh nghiệm chọn ấm đun nước siêu tốc tốt nhất cho nhà bếp
1. Chất liệu bình
Ấm đun nước siêu tốc có 4 chất liệu:
Bình đun nước bằng nhựa:
Được làm từ nhựa PP, ABS cao cấp, có khả năng cách nhiệt.
Ưu điểm: Bình bền tốt, cầm nhẹ. Giá bán rẻ.
Nhược điểm: dễ bị trầy xước, nếu mua phải bình kém chất lượng thì sẽ hôi mùi nhựa khi nấu.
Bình đun nước thủy tinh:
+ Ưu điểm: thiết kế sang trọng, sạch sẽ, độ bền cao. Bạn có thể quan sát lượng nước khi nấu. Giá trên 300K.
+ Nhược điểm: bình nặng, và dễ vỡ nếu rơi rớt.
Inox:
+ Ưu điểm: vỏ và ruột bình được làm bằng Inox chịu lực tốt, đun sôi nhanh (nhanh hơn 2 loại trên), đảm bảo an toàn vệ sinh.
+ Nhược điểm: thân bình sẽ rất nóng khi đun và dễ bị phỏng khi chạm vào.
Bình đun nước siêu tốc bằng nhựa và inox đang được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay.
Do đó, bạn nên cân nhắc 2 loại này.
2. Dung tích bình
Chọn dung tích ấm đun nước phù hợp giúp bạn tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện.
Nếu gia đình bạn không sử dụng nước sôi nhiều, chỉ sử dụng để pha trà cà phê, nấu mì… thì bạn nên mua bình dưới 1.8 lít.
Chọn loại lớn hơn 1.8L, nếu gia đình có trẻ nhỏ, thường xuyên pha sữa hay sử dụng nước nóng để tắm cho bé…
3. Tiện ích cần thiết khác
Khi chọn mua bình đun siêu tốc, bạn nên cân nhắc đến các tiện ích hiện đại và thông minh khác như:
Lưới lọc cặn: giúp giữ lại cặn đảm bảo nguồn nước rót ra được sạch sẽ, vệ sinh và an toàn. (vì nước máy thường chứa nhiều cặn khi nấu chín)
Cột hiển thị mực nước: giúp bạn dễ quan sát và theo dõi mực nước trong bình ngay trên thân (bình thiết kế hẳn một cột đo chuyên nghiệp với số liệu chi tiết)
Chức năng giữ ấm: bình sẽ giữ cho nhiệt độ của nước ở tầm khoảng 85 độ C trong suốt vài tiếng liền, đảm bảo bạn luôn có nước ấm sử dụng khi cần.
Khóa vòi nước chống trào khi bình bị ngã: nút khóa an toàn được tích hợp trên nắp bình, ngăn nước tràn ra kể cả khi bình bị nghiêng hay ngã đổ, đảm bảo an toàn (phù hợp cho gia đình có trẻ nhỏ)
3. Thương hiệu uy tín
Nếu bạn quyết định chọn mua ấm đun nước siêu tốc gia đình thì nên ưu tiên chọn các thương hiệu uy tín, tồn tại lâu năm và được nhiều người chọn mua như Delites, Comet, Sunhouse, Kangaroo, Midea, Happycook, Sanyo, Tefal, Tiger, Zojirushi, Zelmer,…
Với 17 đồ dùng nhà bếp được chia sẻ phía trên, chắc chắn bạn đã có thể nấu ra những món ăn thơm ngon, tiện lợi, không kém phần hấp dẫn và nhanh chóng cho gian bếp nhà mình.
Tuy nhiên danh sách đó vẫn chưa đủ.
Tại phần kế tiếp, chúng tôi sẽ liệt kê tất cả hơn +100 đồ dùng nhà bếp cùng công dụng chi tiết, để giúp bạn có thể mua thêm theo sở thích và nhu cầu.
Chúng tôi sẽ chia sẻ theo trình tự từ:
Dụng cụ để sơ chế thực phẩm
-> Dụng cụ nấu ăn
-> Dụng cụ ăn uống
-> Dụng cụ rửa chén bát
-> Dụng cụ dọn dẹp, lau sàn nhà bếp
-> Dụng cụ hút, khử mùi
-> Dụng cụ bảo quản, lưu trữ thức ăn, thực phẩm
-> Dụng cụ mang thức ăn ra ngoài
-> Dụng cụ làm bánh (nếu cần)
-> Quạt đèn, tủ bếp, nội thất nhà bếp
-> Trang trí nhà bếp
-> Phong thủy nhà bếp
-> Đồ dùng nhà bếp khác
Đảm bảo không bỏ sót bất kỳ dụng cụ nào! Tham khảo ngay nhé!
Dụng cụ sơ chế thường dùng để sơ chế, cắt, gọt, làm sạch, làm ráo thực phẩm trước khi chế biến.
Những dụng cụ sơ chế cần thiết cho nhà bếp:
Hầu như, đây là những đồ dùng bắt buộc, mọi nhà bếp nào cũng cần phải có!
Những vật dụng sơ chế có thể cân nhắc thêm cho không gian bếp:
Những vật dụng trên đây thường không quá quan trọng và cần thiết, bởi vì bạn hoàn toàn có thể thao tác bằng tay. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thì bạn có thể cân nhắc và trang bị thêm!
Sau khi sơ chế, chúng ta hãy đi vào nấu ăn.
Đây là những dụng cụ có khả năng nấu nướng, chiên, xào, hầm, ninh, ủ, hấp,… sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc chế biến thực phẩm (đã sơ chế) thành các món ăn thơm ngon, chín đều, hấp dẫn.
Những dụng cụ nấu ăn cần thiết cho nhà bếp, mà bạn không thể bỏ qua như:
Những vật dụng nấu ăn có thể dùng thêm: dĩ nhiên, chúng không quá quan trọng như những vật dụng phía trên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo thêm, biết đâu bạn sẽ cần đấy!
Nhờ dụng cụ nấu nướng, thức ăn đã được nấu chín.
Bạn cần dùng những dụng cụ ăn uống để bày dọn món (ra bàn) và kêu mọi người vào ăn cơm.
Đây là dụng cụ dùng để ăn uống không thể thiếu trong không gian bếp và phòng ăn. Bạn cần phải trang bị như:
Sau khi gia đình đã ăn uống ngon miệng, bạn cần sử dụng những dụng cụ vệ sinh để rửa sạch chén bát, muỗng, đũa, chảo, nồi,… để đem cất và bảo quản.
Những dụng cụ rửa chén cần thiết cho không gian nhà bếp:
Những dụng cụ rửa chén bạn có thể trang bị thêm:
Công đoạn tiếp theo là lau dọn nhà bếp.
Thông thường, sau khi nấu, khu vực bếp sẽ bị bám bẩn thức ăn và văng dầu khắp nơi,…
Do đó, bạn cần sử dụng những dụng cụ dưới đây để dọn dẹp nhanh chóng, hiệu quả.
Nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ dầu mỡ, bụi bặm sẽ giúp gia đình thoải mái mỗi khi ăn uống, cũng như giúp bạn có hứng thú mỗi khi nấu ăn.
Những dụng cụ lau dọn không thể thiếu trong nhà bếp:
Những vật dụng lau dọn vệ sinh có thể dùng thêm trong nhà bếp:
Tại sao phải khử mùi và lọc khí nhà bếp?
Bởi vì, sau khi chế biến món ăn, không gian nhà bếp thường bị bám lại các mùi hôi rất khó chịu, đó là sự kết hợp của mùi dầu mỡ, mùi thức ăn, mùi tanh từ cá thịt, mùi rác thải, mùi ẩm mốc,… nếu hít lâu dài sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp cho mọi người. Lúc này, bạn nên sử dụng một vài vật dụng khử mùi, lọc khí nhà bếp để giải quyết vấn đề trên.
Đặc biệt, những gia đình sử dụng bếp ga nhất định phải khử mùi sau khi nấu nướng. Bởi vì, khí gas khi nấu sẽ tạo ra một lượng khí NO2, đây là loại khí có hại cho sức khỏe, được biết đến là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà bếp. Giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn là máy lọc khí, khử mùi nhà bếp.
Bộ dụng cụ hút khử mùi nhà bếp chuyên dụng mà bạn không thể bỏ qua:
Những thức ăn, thực phẩm còn dư thừa, bạn cần phải bảo quản và lưu trữ cẩn thận để có thể sử dụng lại, mà không sợ bị hư hỏng và lên mốc.
Vật dụng bảo quản, lưu trữ thức ăn, thực phẩm cần thiết như:
Nếu nhu cầu bảo quản và lưu trữ thực phẩm vài tuần, vài tháng thì bạn nên cân nhắc đến những vật dụng bảo quản chuyên dụng dưới đây:
Dụng cụ mang thức ăn ra ngoài rất cần thiết khi bạn muốn mang cơm trưa đi học, đi làm, đi du lịch hoặc dã ngoại,… vẫn giữ thức ăn ấm nóng lâu dài, suốt 6 – 8 tiếng.
Bạn có thể trang bị những vật dụng tiện lợi dưới đây:
Nếu bạn yêu thích công việc làm bánh thì không thể bỏ qua 9 dụng cụ làm bánh cần thiết và đầy đủ dưới đây:
Vật dụng làm bánh có thể dùng thêm:
Bạn cũng cần trang hoàng thêm không gian bếp những đồ nội thất cần thiết để tiện lợi trong quá trình nấu nướng và ăn uống của gia đình như:
1. Đèn nhà bếp
Nên chọn loại đèn chùm led, đèn trần led để chiếu sáng trực tiếp tại khu vực bàn ăn.
Bố trí thêm đèn ở các khu vực nấu ăn như bồn rửa bát và bếp nấu; đầu tủ để tiện lợi khi sử dụng.
Có thể cân nhắc loại đèn âm tường để tăng hiệu quả chiếu sáng và tiết kiệm không gian.
Hạn chế dùng đèn sợi tóc, sợi đốt hay đèn huỳnh quang vì độ bền kém và hao điện hơn những dòng đèn Led.
Cũng nên tận dụng độ sáng tự nhiên từ cửa sổ tại phòng ăn.
Khi thiết kế độ sáng, bạn cần đảm bảo độ rọi ≥ 500 lux, chỉ số màu Ra ≥ 80 sẽ thích hợp cho không gian nhà bếp, phòng ăn (Theo tiêu chuẩn TCVN 7114:2008)
2. Quạt nhà bếp
Để mọi người ngồi ăn thoải mái mát mẻ thì bạn có thể trang bị 1-2 chiếc quạt điện cho nhà bếp.
Một số loại quạt điện ưa dùng cho nhà bếp, bạn có thể tham khảo như quạt lửng (phổ biến), quạt đứng, quạt treo tường, quạt trần và quạt tháp.
Nhà bếp không thích hợp và cũng không cần thiết để lắp đặt máy lạnh, máy điều hòa.
3. Tủ bếp
4. Giá – Kệ bếp
Giá, kệ bếp là vật dụng cần thiết, không thể thiếu trong nhà bếp.
Chức năng chính là lưu trữ, chứa đựng và sắp xếp các đồ dùng nhà bếp trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
Hiện nay có nhiều dòng giá kệ, được thiết kế riêng để lưu trữ một số vật dụng cụ thể như: giá để dao kéo, kệ đựng chén đũa muỗng, kệ gia vị, kệ để nồi chảo, kệ để lò vi sóng,…
Thường được làm từ chất liệu nhựa, inox, gỗ,….
Giá bán dao động từ 100 – 600K
5. Bàn ăn:
Nên dùng bộ bàn – ghế ăn cùng loại, để tăng tính thẩm mỹ và hài hòa.
Chọn loại ghế có thể đẩy sát vào bên dưới mặt bàn, hoặc có thể gấp lại được khi không dùng đến sẽ giúp tiết kiệm không gian và diện tích sử dụng.
Giá bán từ 5 – 12 triệu/bộ bàn ghế.
Nên chọn bàn ghế bằng gỗ, để sử dụng lâu bền, cũng như tăng sự sang trọng, ấm cúng cho không gian bếp.
Ngoài ra, bạn có thể xây cố định 1 mặt bàn ăn dài, dọc theo vách tường và dùng ghế đứng khi ăn, như vậy vừa tiết kiệm không gian mà lại tạo cảm giác ấm cúng cho gia đình.
6. Gạch lát sàn
Chọn gạch lát sàn nhà bếp: nên chọn màu sắc tươi sáng hoặc trung tính, phù hợp với phong cách thiết kế nhà bếp.
Dễ nhất là chọn màu gạch trùng với màu tường sẽ tăng sự hài hòa không gian.
Phổ biến là các mẫu lót sàn giả gỗ Prime, gạch men vân mây, vân đá….
Về mặt kích thước thì cần dựa vào diện tích phòng bếp.
Nếu bếp có diện tích lớn thì nên chọn mẫu gạch có kích thước lớn như: 50×50, 60×60,…
Với những phòng hạn chế hơn thì nên chọn loại gạch 40×40 là hợp lý.
Không nên chọn loại gạch quá bóng bẩy vì chúng khá trơn, bạn sẽ dễ trượt ngã trong quá trình nấu nướng.
7. Sơn tường nhà bếp
Nên chọn sơn tường nhà bếp: bền màu, bên ngoài có độ bóng, dễ lau chùi.
Cũng như, lớp sơn phải đảm bảo khả năng chống thấm nước và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.
Nên chọn loại sơn màu sáng, sẽ tạo cảm giác rộng rãi thoáng mát hơn cho không gian bếp.
Những lưu lý khi bố trí nội thất nhà bếp
Trang trí nhà bếp đẹp mắt và thu hút hơn sẽ giúp bạn hứng thú nấu ăn, cũng là điểm thu hút cho những vị khách mỗi khi đến thăm nhà.
Dưới đây là 9 mẹo trang trí nhà bếp cực hay, mà bạn có thể tham khảo:
Theo phong thủy phương Đông, nhà bếp chính là nơi giữ lửa hạnh phúc, ấm áp cho gia đình.
Do đó, việc bố trí nhà bếp theo đúng phong thủy sẽ mang lại sự may mắn, tài lộc, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình.
Dưới đây là những lời khuyên từ những chuyên gia phong thủy, bạn có thể tham khảo:
1. Hướng nhà bếp theo phong thủy
Hướng nhà bếp lý tưởng nhất là phía Đông, Đông Nam.
Đây là hai hành thuộc Mộc trong khi nhà bếp thuộc hành Hỏa và Thủy.
Theo quan niệm ngũ hành tương sinh tương khắc thì Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa.
Vì vậy ba hành này có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau (hành mộc ở giữa sẽ cân bằng cho hành Hỏa và Thủy vốn khắc nhau).
Không nên đặt bếp theo hướng Nam, Tây Bắc vì đều là hành Hỏa.
Hỏa với Hỏa (bếp) sẽ gây ra hỏa hoạn, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.
2. Sắp xếp bếp nấu theo phong thủy
Bếp nấu tượng trưng cho hơi ấm, hạnh phúc, sức khỏe của cả một gia đình.
Do đó, nên đặt bếp nấu ở nơi có điểm tựa, để giúp gia đình êm ấm, thuận hòa, sự nghiệp vững chắc, gặp điều lành, có quý nhân giúp đỡ.
Không nên để những vật nhọn hướng trực tiếp vào bếp nấu vì sẽ ảnh hưởng đến hòa khí của các thành viên trong gia đình.
Không nên đặt bếp nấu ở giữa nhà bếp hay trước cửa sổ luôn mở,… sẽ không tốt phong thủy.
3. Bố trí bàn ăn theo phong thủy
Nên lấy chỗ ngồi của gia chủ làm hướng chính.
Nên bố trí bàn ăn sao gia chủ ngồi theo hướng tốt của mình, để đón được nhiều tài lộc, sức khỏe.
Không nên đặt bàn ăn đối diện trực tiếp với bàn thờ vì những món ăn mặn (thịt, cá,..) gây mất trang nghiêm.
Tránh đặt đối diện trực tiếp với bếp nấu vì dễ gây tai họa về sức khỏe, mọi người dễ cáu gắt, nóng nảy.
4. Lắp đặt tủ lạnh theo phong thủy
Tủ lạnh tượng trưng cho sự cất giữ, bảo quản, do đó không nên đặt gần bếp nấu, ảnh hưởng đến tài lộc gia đình.
Cũng như không được đặt theo hướng Nam và hướng Bắc, vì đó là 2 hướng tượng trưng cho Hỏa, sẽ không tốt.
Tủ lạnh nên đặt cạnh bồn rửa, hoặc đối diện với bồn rửa chén là hợp lý nhất.
5. Đặt lò nướng – lò vi sóng theo đúng phong thủy
Không nên đặt lò nướng hoặc lò vi sóng đối diện thẳng cửa ra vào hoặc ngoài đường, tránh tài lộc sẽ theo gió cuốn đi.
Đặc biệt tránh để thiết bị đối diện tủ lạnh, vì sinh nóng lạnh không đều, dễ gây tại nạn bất thường.
6. Bố trí nồi cơm điện theo đúng phong thủy
Nên đặt nồi cơm điện ở vị trí hợp với mệnh của chủ nhà, hướng tốt của chủ nhà.
Đây là vị trí vượng nhất, nếu đặt tại đây, gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc, bình an.
7. Đặt tủ bếp theo phong thủy
Nên đặt tủ bếp trùng với hướng nhà, hướng bếp.
Nếu nhà hướng Đông Nam thì tủ bếp có thể cùng hướng Đông Nam hoặc hướng Đông.
Không nên để hướng tủ bếp ngược với hướng nhà có thể gây mất lộc, hao tài, tốn của, gia đình xô xát.
8. Vị trí vòi nước, bồn rửa theo phong thủy
Không nên đặt vòi nước quá gần hoặc đối diện với bếp đun sẽ gây xung khắc Thủy – Hỏa, khiến gia đình luôn bất hòa.
Do đó, bạn nên bố trí bồn rửa và bếp lửa theo hình chữ L. Nghĩa là chúng nên nằm trên 2 vách tường vuông góc với nhau.
9. Vị trí cửa bếp theo phong thủy
Không nên đặt cửa bếp đối diện với cửa chính, cửa phòng ngủ, nhằm tránh hai luồng khí trái ngược nhau sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật cho gia chủ.
Cửa bếp cũng không được đối diện với cửa sổ, ban công… để tránh các luồng khí của trong ngôi nhà chuyển động quá nhanh, ảnh hưởng đến tài vận của gia đình.
Những lưu ý để bố trí nhà bếp theo phong thủy:
Không nên đặt phòng bếp gần nhà vệ sinh: gây xung khắc về Hỏa – Thủy, cũng như không hợp vệ sinh khi xét về yếu tố khoa học
Không nên đặt nhà bếp gần phòng ngủ: vì dễ gây bất hòa, nóng nảy cáu gắt cho đời sống vợ chồng. Ngoài ra khi xét về khoa học thì nhà bếp thường nóng, đặt gần phòng ngủ chứa các vật dụng mỏng, mịn dễ cháy thì cũng không phù hợp, đồng thời khiến mùng màn dễ bị ám mùi thức ăn.
Nhà bếp nên thoáng khí, thoải mái: căn bếp nên có cửa sổ, để hấp thu nhiều ánh sáng, tạo sự ấm áp, cuốn đi những điều không tốt lành trong phòng. Điều này hoàn toàn đúng với khoa học. Bởi vì, khi nấu nướng, bếp thường bị ám mùi và chứa khí ga, nên cần được thanh lọc để không khí thoải mái, sạch sẽ, tạo sự thoải mái dễ chịu.
Một vài đồ dùng nhà bếp ít được nhắc đến, nhưng bạn cũng có thể sử dụng thêm, nếu cần:
Copyright © 2021 MẸ ĐÂY RỒI
“Bạn ơi, bài viết này ổn không ạ?”