Thuốc Vizicin 125 là thuốc kê toa từ bác sĩ, với thành phần chính là Azithromycin 125mg, bào chế ở dạng bột pha hỗn dịch uống. Đây là thuốc kháng sinh, được chỉ định để trị viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản cấp tính, viêm phổi, dùng cho trẻ em, người cao tuổi, chống chỉ định cho người dị ứng với thuốc. Thuốc được sản xuất từ hãng dược HASAN, xuất xứ từ Việt Nam, được cấp phép với số đăng ký VD-22344-15.
Nội dung dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ giải đáp thêm về Vizicin 125 là thuốc gì, Vizicin 125 liều dùng, Vizicin 125 cho bé giá bao nhiêu, thành phần, chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc thế nào?,… Lưu ý, đây là thuốc kê đơn kháng sinh, nên chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Vizicin 125 là thuốc gì?
Thuốc Vizicin 125 thuộc nhóm thuốc kháng sinh, được bác sĩ kê đơn, được chỉ định để trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Vizicin 125 có hoạt chất Azithromycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh macrolid, có thể loại bỏ các vi khuẩn nhạy cảm với azithromycin gây ra. Từ đó, dùng để trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidan, viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp,…), nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phổi do vi khuẩn, viêm phế quản cấp,..), nhiễm trùng da và mô mềm (viêm da, viêm mủ, lở loét, chốc, impetigo,..), bệnh lây truyền qua đường sinh dục chưa biến chứng (lậu, Chlamydia, bệnh giang mai), nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Nguồn gốc xuất xứ Vizicin 125mg
Thuốc biệt dược Vizicin 125 xuất xứ từ Việt Nam, được sản xuất và chịu trách nhiệm chất lượng bởi Công ty TNHH Liên Doanh Hasan – Dermapharm Việt Nam. Địa chỉ: Lô B, đường số 2, khu công nghiệp Đồng An, Phường Bình Hòa, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Hasan – Dermapharm được thành lập năm 2004, chuyên sản xuất các dược phẩm đạt chuẩn Châu u, đạt được chứng nhận WHO – GMP, GLP, GSP. Công ty liên doanh sản xuất dược phẩm với Tập đoàn Dermapharm AG, Cộng Hòa Liên Bang Đức, với đội ngũ chuyên gia từ CHLB Đức.
Thuốc Vizicin 125 được Cục Quản Lý Dược, Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép với số đăng ký VD-22344-15 (SĐK).
Quy cách đóng gói
- Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống.
- Đóng gói trong hộp 6 gói hoặc hộp 30 gói x gói 1,5 g.
Thành phần Vizicin 125
Mỗi gói bột thuốc Vizicin 125 có chứa hoạt chất chính là Azithromycin Dihydrat 131mg tương đương Azithromycin 125mg/gói.
Tá dược: tinh bột ngô, natri saccarin và các tá dược khác vừa đủ cho một gói bột pha hỗn dịch uống.
Dược lực học
Azithromycin trong thuốc Vizicin 125, là một loại kháng sinh nhóm macrolid, có hoạt phổ rộng, iệu quả trên nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosome của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein, để tiêu diệt vi khuẩn. Azithromycin khi vào trong cơ thể, sẽ tìm đến các vi khuẩn gây bệnh, để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hoặc ức chế sự phát triển của chúng.
Azithromycin có tác dụng tốt trên các vi khuẩn gram dương (Streptococcus, Pneumococcus, Staphylococcus aureus). Tuy nhiên, một số chủng vi khuẩn gram dương phổ biến ở Việt Nam (khoảng 40%) đã kháng Azithromycin, có thể hạn chế hiệu quả của thuốc. Một số chủng vi khuẩn gram dương khác cũng rất nhạy cảm với azithromycin như Corynebacterium diphtheriae, Clostridium perfringens, Peptostreptococcus, Propionibacterium acnes.
Azithromycin có tác dụng tốt trên các vi khuẩn gram âm (Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Haemophilus ducreyi, Moraxella catarrhalis, Acinetobacter, Yersinia, Legionella pneumophila, Bordetella pertussis, Bordetella parapertussis; Neisseria gonorrhoeae, Campylobacter sp.). Tuy nhiên, có những loại vi khuẩn gram âm mà Azithromycin có tác dụng vừa phải như E. coli, Salmonella enteritis, Salmonella typhi, Enterobacter, Aeromonas hydrophila, Klebsiella.
Kháng sinh Azithromycin cũng có hiệu quả với vi khuẩn Listeria monocytogenes, Mycobacterium avium, Mycoplasma pneumoniae, Mycoplasma hominis, Ureaplasma urealyticum, Toxoplasma gondii, Chlamydia trachomatis, Chlamydia pneumoniae, Treponema pallidum, Borrelia burgdorferi.
Kháng thuốc: Các chủng vi khuẩn, vi sinh vật đã kháng erythromycin có thể cũng kháng cả azithromycin như những chủng gram dương, kể cả các loài Enterococcus và hầu hết các chủng Staphylococcus kháng methicillin. Một số chủng vi khuẩn gram âm thường kháng Azithromycin như: Proteus, Serratia, Pseudomonas aeruginosa và Morganella.
Nên Azithromycin được sử dụng trong điều trị những trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với azithromycin gây ra.
Chỉ định – Vizicin 125 có tác dụng gì
Thuốc Vizicin 125 được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản cấp do vi khuẩn (Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Streptococcus pneumoniae), nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa.
Nhiễm trùng da và mô mềm: nhọt, chốc lở, bệnh mủ da
Bệnh lây truyền qua đường sinh dục: bệnh viêm sinh dục, nhiễm khuẩn do Chlamydia trachomatis, bệnh do Neisseria gonorrhoeae (không đa kháng), giang mai
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo.
Chỉ sử dụng thuốc Vizicin cho những bệnh nhân dị ứng với penicillin.
Thuốc Vizicin 125mg khuyến nghị cho trẻ em trên 6 tháng tuổi.
Chống chỉ định thuốc Vizicin 125mg
Không dùng Vizicin 125 cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, và người mẫn cảm với azithromycin hoặc bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid.
Thận trọng khi dùng thuốc Vizicin 125
- Bệnh nhân suy gan, suy thận (có độ thanh thải creatinin (ClCr) dưới 40 ml/phút): cần được bác sĩ điều chỉnh liều.
- Nguy cơ bội nhiễm ở những vi khuẩn không nhạy cảm, không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh Vizicin.
- Nguy cơ tác dụng phụ viêm đại tràng màng giả, khi sử dụng thuốc Vizicin.
- Mặc dù hiếm gặp, Vizicin có thể gây ra các phản ứng dị ứng như phù thần kinh mạch và phản vệ.
Thuốc Vizicin 125 giá bao nhiêu?
Thuốc Vizicin 125 có giá bán dao động từ 95.000 – 120.000VNĐ/hộp 30 gói x 1,5g, dạng bột pha hỗn dịch uống.
Vizicin 125 mua ở đâu?
Vizicin 125 chỉ mua khi có sự kê đơn của bác sĩ. Bạn có thể mua thuốc Vizicin 125 ở bất kỳ nhà thuốc, bệnh viện nào trên toàn quốc.
Nên chọn nơi mua uy tín, kiểm tra hàng kỹ càng, đầy đủ tem mác, để đảm bảo chất lượng thuốc.
Cách sử dụng thuốc bột pha Vizicin 125
Cách dùng:
- Hòa tan bột thuốc Vizicin 125mg với một ít nước ấm. Khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn.
- Uống thuốc ngay sau khi pha. Nên uống thuốc 1 giờ trước bữa ăn hoặc ít nhất 2 giờ sau khi ăn. Nên uống thuốc vào lúc đói để tránh ảnh hưởng của thức ăn đến hiệu quả của thuốc.
Liều dùng:
Người lớn:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, nhiễm trùng da và mô mềm: Ngày đầu tiên uống 1 liều 500mg, 4 ngày tiếp theo uống 1 liều 250mg/ngày.
- Bệnh lây truyền qua đường sinh dục do nhiễm Chlamydia trachomatis, Haemophilus ducreyi, Neisseria gonorrhoeae: Uống liều duy nhất 1g.
Người già, bệnh nhân suy thận hoặc suy gan nhẹ: Không cần chỉnh liều.
Trẻ em dưới 12 tuổi: Liều duy nhất mỗi ngày: 10mg/kg/ngày trong 3 ngày. Hoặc uống 10mg/kg/lần/ngày trong ngày đầu tiên, 4 ngày tiếp theo uống 5mg/kg/lần/ngày.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: không nên sử dụng thuốc, do chưa có thông tin về độ hiệu quả và tính an toàn.
Tác dụng phụ thuốc Vizicin 125
Vizicin (Azithromycin) thường được dung nạp tốt. Hầu hết các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp có thể nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế.
Tác dụng phụ thường gặp (≥1/100): rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn (thường nhẹ và ít xảy ra hơn so với khi sử dụng Erythromycin).
Tác dụng phụ hiếm gặp (1/10.000 < ADR < 1/1.000):
- Rối loạn vị giác
- Viêm thận, viêm âm đạo,…
- Nhức đầu, buồn ngủ, choáng váng, hoa mắt, mệt mỏi,…
- Nổi mẩn da, phù nề, nhạy cảm ánh sáng, phù mạch ngoại vi,…
- Giảm thính lực có phục hồi ở một số bệnh nhân sử dụng thuốc kéo dài với liều cao.
- Giảm nhẹ nhất thời số lượng bạch cầu trung tính (tạm thời trong các thử nghiệm lâm sàng, nhưng chưa xác định rõ mối liên quan với việc sử dụng thuốc).
- Tăng transaminase gan có phục hồi.
- Một số trường hợp bất thường về gan như viêm gan, vàng da ứ mật đã được báo cáo.
Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.
Tương tác thuốc Vizicin 125
Thức ăn: có thể làm giảm sinh khả dụng của thuốc Vizicin tới 50%. Do đó, nên uống Vizicin ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.
Dẫn chất nấm cựa gà: Tuyệt đối không được sử dụng đồng thời với Vizicin, vì sẽ gây nguy cơ ngộ độc nấm cựa gà rất cao.
Thuốc kháng axit: có thể làm giảm sự hấp thu của Vizicin. Do đó, nên uống Vizicin ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi uống thuốc kháng axit.
Digoxin và Cyclosporin: Vizicin có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa digoxin và cyclosporin. Nếu sử dụng đồng thời với Vizicin, thì cần theo dõi và điều chỉnh liều digoxin và cyclosporin (nếu cần).
Thuốc chống đông loại coumarin (Warfarin): có thể sử dụng đồng thời warfarin và azithromycin (của thuốc Vizicin), nhưng cần theo dõi thời gian đông máu của người bệnh, để đảm bảo an toàn.
Rifabutin: sử dụng phối hợp với azithromycin (thuốc Vizicin), có thể làm giảm số lượng bạch cầu trung tính trong máu.
Theophylline: Mặc dù chưa thấy ảnh hưởng dược động học khi dùng phối hợp azithromycin (thuốc Vizicin) và theophylline, nhưng vẫn cần theo dõi nồng độ theophylline trong máu khi sử dụng chung hai thuốc này.
Carbamazepine, Cimetidine và Methylprednisolone: Azithromycin (thuốc Vizicin) ít ảnh hưởng đến dược động học của carbamazepine, cimetidin và methylprednisolon.
Lưu ý: Thuốc Vizicin (Azithromycin) có thể tương tác với một số loại thuốc khác, thức ăn, dẫn đến giảm hiệu quả hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, nên thông báo cho bác sĩ tất cả các dòng thuốc, thực phẩm chức năng trong khi dùng, để tránh nguy cơ tương tác.
Xử lý khi quên liền Vizicin 125
- Hiện tại chưa có đầy đủ dữ liệu về việc quá liều Azithromycin. Triệu chứng quá liều điển hình của nhóm kháng sinh macrolid là giảm thính lực, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
- Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho trường hợp quá liều Azithromycin. Cách xử lý khi quá liều: rửa dạ dày, điều trị hỗ trợ theo triệu chứng.
Xử lý khi quá liều Vizicin 125
- Nếu bạn quên uống một liều Vizicin, hãy uống ngay càng sớm khi nhớ ra.
- Nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo, thì bỏ qua liều đã quên, và uống thuốc đúng liều theo chỉ định.
- Không uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.
Lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Thuốc Vizicin (Azithromycin) chưa có đầy đủ nghiên cứu, dữ liệu an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Chưa rõ Azithromycin (hoạt chất chính trong Vizicin) có bài tiết qua sữa mẹ không. Cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi bác sĩ, khi chỉ định cho các đối tượng này.
Lưu ý khi dùng cho người đang lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Vizicin 125 không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Dược động học
Hấp thu:
- Sau khi uống, Azithromycin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, phân bố rộng khắp các mô và dịch trong cơ thể.
- Sinh khả dụng của thuốc khoảng 40%, tuy nhiên có thể bị giảm 50% nếu uống thuốc cùng với thức ăn.
- Nồng độ tối đa trong máu đạt được sau 2-3 giờ.
Phân bố:
- Azithromycin phân bố rộng rãi trong cơ thể, tập trung cao ở các mô như phổi, amidan, tiền liệt tuyến, bạch cầu hạt và đại thực bào.
- Nồng độ thuốc trong các mô này cao hơn trong máu nhiều lần (khoảng 50 lần nồng độ tối đa trong huyết tương).
- Tuy nhiên, nồng độ thuốc trong hệ thống thần kinh trung ương rất thấp.
Chuyển hóa:
- Một lượng nhỏ Azithromycin được chuyển hóa ở gan thành dạng khử methyl.
- Dạng chuyển hóa này và một phần Azithromycin không biến đổi được bài tiết qua mật.
Thải trừ:
- Khoảng 6% liều Azithromycin uống vào được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không biến đổi trong vòng 72 giờ.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giải đáp thêm về Vizicin 125 là thuốc gì, thuốc Vizicin 125 giá bao nhiêu, thành phần, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, nguy cơ tương tác thuốc,…. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc Vizicin 125 (Azithromycin), bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc xem trên tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo. Việc sử dụng thuốc này phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Bài liên quan:
- Thuốc Azithromycin 500 DHG
- Thuốc Zithromax 500mg Pfizer
- Thuốc Macromax sk Sao Kim
- Thuốc Zithromax 500mg Pfizer
- Bột Azithromycin 100 DHG
- Bột Doromax 200mg Domesco
- Thuốc Zaromax 250 DHG
- Thuốc Lozibin 500mg Balkanpharma
- Thuốc Azicine 500 Stella Pharm
- Thuốc Assimicin 500mg Assopharma
Một số thuốc chống nhiễm khuẩn với các hoạt chất khác: Tenamyd Cefotaxime, Bixazol, Poltraxon