Trang chủ » ✅ Sức khoẻ » Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không? Dùng bao lâu?

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không? Dùng bao lâu?

Mỡ máu cao là tình trạng phổ biến hiện nay, đặc trưng bởi tăng cholesterol toàn phần, tăng triglycerid, cholesterol xấu (LDL), và giảm cholesterol tốt (HDL). Việc sử dụng thuốc hạ mỡ máu giúp ổn định mức lipid trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho sức khoẻ như bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Tuy nhiên, do nguy cơ tác dụng phụ, nên nhiều người cũng thắc mắc: thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không? Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu là phù hợp? Khi mỡ máu hạ có nên uống thuốc nữa không?,… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!

Ở giai đoạn đầu, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống thường có thể cải thiện tình trạng mỡ máu mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bác sĩ kê đơn thuốc, điều đó cho thấy mỡ máu của bạn đang ở mức nguy cơ trung bình, và các biện pháp ăn uống, tập luyện không đủ hiệu quả.

Thuốc mỡ máu uống khi nào? Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Mỡ máu cao là tình trạng tăng hàm lượng chất béo trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính Triglyceride. Khi bác sĩ kê đơn thuốc mỡ máu, khi bạn có tỷ số mỡ máu ở ngưỡng trung bình hoặc nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như đột quỵ hoặc bệnh tim mạch.

Chỉ số mỡ máu cần uống thuốc như:

  • Cholesterol xấu (LDL) trên 3,9 mmol/L, và làm tăng nguy cơ bệnh tim.
  • Cholesterol xấu cao trên 10,5 mmol/L, cần can thiệp.
  • Đang mắc tiểu đường.
  • Triglyceride cao hơn 500 mg/dL là nguy hiểm.
  • Chỉ số cholesterol toàn phần từ 6.0 mmol/L trở lên
  • Người cao tuổi, hoặc người có bệnh nền như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiền sử đột quỵ. Đối với những người này, mỡ máu tăng nhẹ có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Lưu ý quan trọng: Cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống, vận động khoa học, ngay cả khi đang dùng thuốc mỡ máu. Sau 2-3 tháng điều trị, xét nghiệm máu để kiểm tra sự cải thiện về chỉ số mỡ máu. Việc sử dụng thuốc mỡ máu là cần thiết để kiểm soát và giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn.

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không hình 1

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?

Để giảm mỡ máu, bạn có thể dùng thuốc mỡ máu kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Nếu chỉ số mỡ máu vẫn cao sau khi ngừng thuốc, hãy tiếp tục điều trị cho đến khi tình trạng được cải thiện. Khi mỡ máu giảm và nguy cơ tim mạch thấp, bạn có thể từ từ ngừng thuốc và chuyển sang phương pháp khác để giảm tác dụng phụ.

Vì vậy, không cần lạm dụng thuốc và không nên dùng thuốc mỡ máu suốt đời, vì có thể gây tác dụng phụ. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường trong một thời gian dài điều trị, hãy đến cơ sở y tế để bác sĩ xử lý kịp thời. Bác sĩ chỉ định ngưng thuốc hoặc thay thế các nhóm thuốc khác cho bệnh nhân.

Trường hợp, nếu mỡ máu giảm về bình thường nhưng bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hoặc đã bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, người cao tuổi, bệnh nhân có thể cần tiếp tục dùng thuốc lâu dài ở liều thấp, hoặc chuyển sang dòng thuốc khác, phương pháp khác. Việc dùng thuốc, hoặc ngừng thuốc mỡ máu đều phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người và theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không hình 3

Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu?

Thuốc hạ mỡ máu thường được bác sĩ kê theo từng đợt điều trị. Thời gian mỗi đợt điều trị phụ thuộc vào mức độ mỡ máu và cơ địa của từng bệnh nhân. Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Sau khi kết thúc mỗi đợt điều trị, bạn cần ngừng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý lạm dụng hoặc uống thêm thuốc từ bên ngoài, khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Vì điều này có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.

Hãy tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.

Nhiều loại thuốc hạ mỡ máu từ hoạt chất Tây Y, hoặc được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, thì chúng vẫn có thể gây tác dụng phụ. Tác dụng phụ có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của bạn và tương tác với các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang sử dụng. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thông báo ngay nếu gặp phải tác dụng phụ.

Nếu chỉ số mỡ máu cao nhẹ, không được tự ý mua thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì tự điều trị dễ dẫn đến nguy cơ lạm dụng thuốc, hoặc gặp phải tác dụng phụ. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để kiểm soát mỡ máu hiệu quả, mà không cần dùng thuốc.

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không hình 2

Mỡ máu hạ có nên uống thuốc nữa không?

Trường hợp, bạn uống thuốc mỡ máu và có dấu hiệu tích cực, hạ chỉ số mỡ máu, thì trước hết nên tái khám và xét nghiệm lại máu, để được bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra chỉ định phù hợp. Nếu mỡ máu đã cải thiện, việc quyết định có tiếp tục thuốc hay không sẽ dựa vào chỉ định của bác sĩ, sau khi xem xét kết quả xét nghiệm và tình trạng sức khỏe của bạn.

Nếu mỡ máu đã về mức an toàn, ít nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng thuốc và tiếp tục duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để tránh mỡ máu tăng trở lại và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Bạn không nên tự ý ngưng dùng, giảm liều khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, vì có nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và gặp tác dụng phụ.

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không hình 5

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ mỡ máu đúng cách

Nếu bạn đã sử dụng thuốc hạ mỡ máu, kết hợp với tập luyện thể thao và chế độ ăn uống khoa học nhưng mức mỡ máu vẫn cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh phương pháp điều trị.

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ mỡ máu đúng cách như sau:

  • Nhóm Fibrate: dùng trong hoặc sau bữa ăn chính (như fenofibrate, gemfibrozil).
  • Nhóm Statin: dùng trước hoặc sau bữa ăn (như: atorvastatin, simvastatin, rosuvastatin).
  • Khi dùng thuốc hạ mỡ máu, vẫn cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và vận động nhẹ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế mỡ động vật và thực phẩm chứa cholesterol (như thịt đỏ, bơ, phô mai, thực phẩm chế biến sẵn).
  • Tăng cường tiêu thụ trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cá (như cá hồi, cá thu), và dầu ô liu.
  • Kiêng bưởi khi đang dùng thuốc statin. Vì nước ép bưởi có thể làm giảm hiệu quả của statin bằng cách tương tác với các enzyme tiêu hóa.
  • Các thuốc như clarithromycin, cyclosporine, itraconazole, và amiodarone có thể tương tác với statin, gây tác dụng phụ như đau cơ hoặc tổn thương gan.

Lưu ý:

Theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ và thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau cơ, mệt mỏi, yếu cơ, sưng đỏ và co cứng, đau gân, hoặc dấu hiệu tổn thương gan.

Trường hợp mỡ máu nhẹ, không được tự ý uống thuốc, mà cần được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán và kê đơn từ bác sĩ chuyên môn. Trong khi dùng, không tự ý điều chỉnh, không thay đổi liều thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và xa tầm tay trẻ em.

Có thể kết hợp thêm một số phương pháp hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn từ dược liệu tự nhiên như tỏi, chanh, gừng, lá sen, giảo cổ lam,…. Tránh hút thuốc, uống rượu bia.

Việc tuân thủ đúng hướng dẫn trong quá trình điều trị sẽ giúp kiểm soát mức cholesterol hiệu quả và giảm nguy cơ tác dụng phụ.

Kết luận: Trên đây là những chia sẻ và giải đáp thêm về thuốc mỡ máu uống khi nào, mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc, thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không? Mỡ máu hạ có nên uống thuốc nữa không? Hy vọng giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng thuốc hạ mỡ máu đúng cách, để từ đó cải thiện tình trạng mỡ máu cao và nâng cao sức khoẻ của bản thân & gia đình.

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không hình 4

MẸ ĐÂY RỒI – chia sẻ thông tin sản phẩm, thuốc uy tín, chất lượng

Địa chỉ: 155A, Lạc Long Quân, Phường 1, Quận 11, Tp HCM

SĐT: 0367991352

Website: https://medayroi.com/

Bài liên quan:

Trần Thế Vững

Dược sĩ Trần Thế Vững tốt nghiệp dược sĩ tại trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là người sáng lập MẸ ĐÂY RỒI, nơi chia sẻ kinh nghiệm mua sắm, đánh giá sản phẩm uy tín chất lượng. Địa chỉ: 155A, Lạc Long Quân, Phường 1, Quận 11, Tp Hồ Chí Minh Hotline: 0367991352 medayroi@gmail.com