✅ Tiểu đường

Kiến thức bài thuốc tiểu đường

Chuyên mục Tiểu đường sẽ chia sẻ cho bạn những phương pháp, và các loại thuốc, thực phẩm chức năng cải thiện tình trạng tiểu đường hiệu quả. Giảm bớt các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, kém hấp thu và hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho gan, thận ở người bệnh tiểu đường, đái tháo đường.

Các chuyên mục khác trong Sức Khoẻ

Bài viết Tiểu Đường nổi bật

MẸ ĐÂY RỒI chia sẻ những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Hiện nay, trung bình cứ mỗi giờ trôi qua lại có thêm 1000 người mắc bệnh tiểu đường.

Đây được coi là một “đại dịch không lây nhiễm” trên toàn thế giới, chiếm đến 8.8% dân số mắc bệnh.

Nội dung dưới đây sẽ giải đáp cơ bản những thông tin cần biết về các loại bệnh tiểu đường và cách điều trị căn bệnh này một cách rõ ràng và khoa học nhất!

Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường), thường do tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, và bị tăng lượng đường huyết bất thường trong cơ thể.

Nguyên nhân cơ bản có thể kể đến như nồng độ insulin trong cơ thể không được ổn định, bị thiếu hoặc bị thừa.

Chỉ số tiểu đường tương đương 142,2 – 199,8 mg/dl thể hiện rằng có dấu hiệu tiền tiểu đường. Nếu lớn hơn 1,11 mmol/l (trên 199,8 mg/dl) thì nguy cơ cao đã mắc bệnh tiểu đường rất cao.

Chỉ cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì bệnh tình sẽ dần được bình thường.

1. Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi cơ thể có “sự phá hủy tế bào beta của đảo tụy”, làm insulin bị thiếu hụt, và bệnh nhân phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

Nguyên nhân cụ thể của bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh này thể hiện qua những triệu chứng như cơ thể dễ bị đói và mệt. Bởi lẽ, nếu cơ thể không đủ insulin thì glucose không thể xâm nhập vào cơ thể, và bạn sẽ mất đi năng lượng.

Dẫn đến việc người bệnh đi tiểu thường xuyên và nhanh khát hơn, bị khô miệng, ngứa da, sút cân nhiều và thị lực giảm. Việc chất lỏng trong cơ thể bị thay đổi liên tục khiến cho bởi lẽ bạn bị tròng kính trong mắt bạn sưng lên làm mắt mờ.

2. Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa các carbonhydrat có đặc điểm tăng glucozo trong máu.

Nguyên do là vì khiếm khuyết về khả năng tiết insulin, và có thể có sự kháng insulin.

Một số triệu chứng có thể cảnh báo như bị nhiễm trùng nấm men ở vị trí giữa ngón tay, ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ ngực. Hoặc người bệnh bị vết loét hoặc vết cắt lâu lành, vì lượng đường trong máu cao, gây ảnh hưởng lưu lượng máu và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể khó chữa lành các vết thương.

3. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Đây là tình trạng bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường huyết trong giai đoạn mang thai.

Căn bệnh này thường gặp ở mẹ bầu, có từ 8% đến 10% phụ nữ mắc tiểu đường trong thai kỳ. Bệnh thường trở nặng khi ở giữa thai kì và biến mất sau khi sinh.

Khi nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố, giúp thai nhi phát triển thì cũng vô tình tạo nên tác động xấu với insulin. Điều này là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu có thể cảm thấy khát nước hơn bình thường và đi tiểu nhiều lần hơn. Lúc thai 28 tuần là giai đoạn thường biểu hiện rõ nhất.

Để phát hiện bệnh rõ hơn, bạn nên làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose trong khoảng thời gian này, để hạn chế tình trạng này.

Tiểu đường nên ăn gì

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên ăn những món trong nhóm đường bột như ngũ cốc nguyên hạt, đậu gỗ, rau củ… được chế biến đơn giản như luộc, hấp, không nên rán, xào.

Nếu người dùng ăn củ khoai sắn thì nên giảm hoặc cắt cơm, vì chúng chứa khá nhiều hàm lượng tinh bột.

Bạn nên ăn các loại thịt cá cũng tốt cho bệnh tiểu đường như: thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, các loại cá hấp, luộc.

Ngoài ra, rau và hoa quả cũng vô cùng quan trọng, để giúp lượng đường trong máu được ổn định, tốt cho người bệnh tiểu đường, đái tháo đường.

Tiểu đường không nên ăn gì?

Bệnh nhân không nên ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng, các thực phẩm chứa chất béo bão hòa.

Đồng thời, bạn nên hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều cholesterol, gây nguy cơ bệnh tim mạch và gây hại cho đường huyết trong máu. Như thịt mỡ lợn, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt hay mứt, si rô, đồ uống có ga.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng cần hạn chế tối đa hoa quả đã được sấy khô, mứt hoa quả. Bởi vì, tất cả những thức ăn này đều chứa một lượng đường cao, khiến đường trong máu tăng nhanh, thiếu ổn định và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân.

Cách trị tiểu đường

Với sự phát triển vượt bậc, nền y học hiện đại đã tìm ra những cách chữa bệnh đái tháo đường cụ thể như sau.

Thứ nhất: cấy tế bào gốc từ dây rốn của trẻ sơ sinh vào cơ thể người bệnh tiểu đường. Điều này có thể giúp bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1, khôi phục khả năng sản xuất insulin.

Thứ hai: dùng tế bào gốc để tạo ra các tế bào beta có khả năng sản xuất insulin mà các nhà khoa học đã khám phá ra gần đây. Đây là những cách trị tiểu đường trong y học hiện đại nhanh và khá hiệu quả.

Ngoài ra hiện nay, nền y học Việt Nam còn có những bài thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tiểu đường như bài thuốc từ vỏ dưa hấu; chữa bệnh bằng củ/thân cây chuối hột; mướp đắng; dùng đậu bắp, dùng tỏi, dùng lá sa kê, lá dứa…

Sữa dành cho người tiểu đường

Những loại sữa nổi tiếng giúp ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả cho người tiểu đường như sữa Diasure, sữa Mamigo, sữa Glucerna Úc, sữa Gluzabet, nước Glucerna Shake, sữa Ensure Diabetes Care, sữa Boost Glucose Control, sữa Fontactiv Diabest, sữa Vinamilk Sure Diecerna, sữa Nitifood Diabetcare Gold, sữa Gluvita Gold…

Thuốc tiểu đường

Các loại thuốc trị tiểu đường có thể kể đến như viên uống Madhu tiểu đường, viên sủi Hypoly, Satochi, thuốc amylinomimetic, thuốc ức chế men alpha-glucosidase như Acarbose, Miglitol, thuốc Biguanides, thuốc ức chế DPP-4, thuốc Albiglutide, thuốc Dulaglutide, thuốc Exenatide, thuốc Liraglutide, thuốc Repaglinide, thuốc Nateglinde, Dapagliflozin…

Trên đây là tất cả những thông tin tổng quan và cơ bản nhất về các loại bệnh tiểu đường cũng như nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị hiệu quả. Mong là những thông tin này có thể giúp được các bạn trong việc phòng và chữa bệnh tiểu đường.

Nguồn:

  • https://www.healthline.com/health/diabetes
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Diabetes
  • https://www.cdc.gov/diabetes/basics/diabetes.html
  • https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes
  • https://tamanhhospital.vn/dai-thao-duong/
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dau-hieu-som-bao-hieu-benh-tieu-duong/