Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu, có liên quan đến bệnh tim mạch, béo phì và đái tháo đường. Khi nồng độ cholesterol LDL và triglycerides trong máu tăng, bác sĩ thường kê thuốc giảm mỡ máu như statin, fibrate hoặc niacin để phòng ngừa các biến chứng như xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Thuốc điều trị mỡ máu giúp kiểm soát nồng độ lipid trong máu, giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến mạch máu, tăng huyết áp và đột quỵ.
Mặc dù việc sử dụng thuốc trị mỡ máu theo chỉ định bác sĩ rất quan trọng, nhưng có thể gây tác dụng phụ. Do đó, thực phẩm chức năng giảm mỡ máu đã ra đời, giúp bổ sung thảo dược tự nhiên, để mang lại giải pháp an toàn. Những sản phẩm này giúp điều hòa lipid máu và cải thiện sức khỏe tim mạch an toàn, nhưng đòi hỏi thời gian, kiên trì, và tác dụng mang lại tuỳ vào thể trạng mỗi người.
Thực phẩm chức năng giảm mỡ máu có thể là lựa chọn tốt cho các trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, đối với tình trạng nghiêm trọng, việc dùng thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định bác sĩ là cần thiết.
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 5 loại thuốc giảm mỡ máu, thường được bác sĩ kê đơn, cùng với 4 thuốc mỡ máu an toàn (thực phẩm chức năng trị mỡ máu), từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về những giải pháp điều trị mỡ máu cao hiệu quả. Việc lựa chọn các loại thuốc giảm mỡ máu cần tham khảo kỹ càng ý kiến bác sĩ.
Tổng quan về căn bệnh mỡ máu
Bệnh mỡ máu, hay còn gọi là máu nhiễm mỡ hoặc rối loạn lipid máu, là tình trạng Cholesterol hoặc Triglyceride trong máu cao bất thường. Khi các chỉ số này vượt mức bình thường, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra, Cholesterol trong máu bao gồm hai loại chính:
- LDL-Cholesterol (Cholesterol xấu): có thể gây tắc nghẽn mạch máu và hình thành mảng bám trên thành mạch.
- HDL-Cholesterol (Cholesterol tốt): giúp loại bỏ Cholesterol khỏi máu và đưa đến gan để thải ra ngoài.
Khi nồng độ LDL-C cao và HDL-C thấp, mỡ máu gia tăng và có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Điều này làm tăng nguy cơ các vấn đề tim mạch như đau ngực, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Nguyên nhân mỡ máu cao có hai loại chính: nguyên phát và thứ phát.
- Nguyên nhân nguyên phát: do yếu tố di truyền, tiền sử gia đình bị tăng cholesterol máu, hoặc tăng mỡ máu gia đình.
- Nguyên nhân thứ phát do lối sống, chế độ ăn uống không lành mạnh, dùng nhiều chất béo béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, hoặc cơ thể ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia, thừa cân, béo phì.
Ngoài ra, tình trạng mỡ máu cao có thể gặp phải ở những bệnh nhân đang bị bệnh thận, gan, xơ gan mật tiên phát, bệnh tiểu đường, lupus, suy giáp, đa u tủy, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), và chứng ngưng thở lúc ngủ.
Để kiểm soát bệnh mỡ máu, cần dùng thuốc giảm mỡ máu, kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện, và giảm cân nếu cần. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần theo dõi mức độ Cholesterol và Triglyceride trong máu, để giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Công dụng thuốc trị mỡ máu cao
Thuốc giảm mỡ máu giúp điều trị tình trạng mỡ trong máu cao bằng cách giảm nồng độ cholesterol toàn phần, giảm LDL (cholesterol xấu), giảm triglycerides (chất béo trung tính) về mức an toàn, và tăng HDL (cholesterol tốt).
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị mỡ máu để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, thiếu máu não, gan nhiễm mỡ, đột quỵ, nguy cơ gout và tiểu đường, suy giảm chức năng sinh lý.
Nếu mỡ máu của bạn chỉ cao nhẹ và không kèm theo bệnh mãn tính như cao huyết áp hay tiểu đường, bạn có thể không cần dùng thuốc ngay, mà chỉ cần điều chỉnh lối sống, ăn uống lành mạnh, bỏ rượu bia, thuốc lá, kết hợp tập thể dục, kiểm soát cân nặng. Nếu mỡ máu không cải thiện dù đã thay đổi lối sống, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định.
Các loại thuốc điều trị mỡ máu hiệu quả
1. Thuốc giảm mỡ máu Lipitor và nhóm Statin
Lipitor 20mg là thuốc trị mỡ máu thuộc nhóm statin, sản phẩm của hãng Pfizer Mỹ, chứa 20mg atorvastatin. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị rối loạn lipid máu tổng hợp, có mức triglyceride và cholesterol cao, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch cho những người có nguy cơ cao. Nhưng thuốc có thể gây tác dụng phụ có thể gặp: đầy hơi, táo bón, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp, ngứa, khô da, gây tăng men gan, tăng men cơ,…
Atorvastatin thuộc nhóm Statin, hoạt động bằng cách ức chế men khử HMG-CoA – enzym quan trọng trong sản xuất cholesterol tại gan, đồng thời tăng khả năng gan loại bỏ LDL-cholesterol khỏi máu, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Nhóm thuốc statin là lựa chọn hàng đầu để kiểm soát cholesterol, đặc biệt là Rosuvastatin và Atorvastatin, nhờ khả năng giảm LDL cholesterol mạnh, hiệu quả. Các statin khác như Simvastatin, Lovastatin, Pravastatin, và Fluvastatin giảm LDL ở mức trung bình.
Nếu liều tối đa của statin không đủ để đạt mục tiêu LDL, có thể cần kết hợp với thuốc khác như ezetimibe hoặc thuốc ức chế PCSK9 để cải thiện hiệu quả.
Một số thuốc hạ mỡ máu Statin như:
Atorvastatin: ngoài thuốc Lipitor, còn có các loại thuốc khác chứa Atorvastatin như thuốc Atorvastatin 20mg TV.Pharm, Atorvastatin Savi 20, và nhiều loại khác (Atorvastatin Domesco, Atorvastatin Khapharco, AT Atorvastatin An Thiên, Zentocor Pharmathen, Lipvar 20 DHG Pharma, Atorhasan 20mg, Lipistad 10mg, Rotacor 10mg Sandoz, Lipistad 10 Stada, Lipotatin 20mg, Troytor 20,…). Chúng đều chứa atorvastatin, với sự khác biệt chủ yếu về hàm lượng và nhà sản xuất.
Rosuvastatin: bao gồm thuốc Rosuvastatin STELLA, Rosuvastatin Savi, Crestor và một số loại khác (Rosuvastatin 10mg-US, Pms-Rosuvastatin, Rosuvas Hasan, Agirovastin Agimexpharm, Carhurol BRV, Statinrosu Meyer, Rotinvast Agimexpharm, Ravastel-10 DaVi Pharm,….). Tất cả đều chứa rosuvastatin, chỉ khác biệt về hàm lượng và nhà sản xuất.
Simvastatin: bao gồm Simvastatin 10mg Stella, Simvastatin 20mg Domesco, Zocor 20Mg MSD, Simvastatin Glomed, A.T Simvastatin, thuốc Simhasan Hasan,…
Lovastatin: Các loại như Lovastatin 20mg, Dolotin 20mg Domesco, Vastanic 10 Usa – Nic Pharma, Atorvastatin Savi,……
Pravastatin: các thương hiệu phổ biến như Hypravas 20 Medisun, Fasthan 20 SaVipharm, thuốc Hypevas 20mg,….
Fluvastatin: gồm thuốc Fluvastatin 40mg Minh Dân, Autifan 40mg An Thiên, Lescol XL 80mg,…
Lưu ý: Các loại statin cần được kê đơn và theo dõi bởi bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra mức cholesterol máu định kỳ để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị.
2. Thuốc mỡ máu Fibrates
Fibrates là thuốc trị máu nhiễm mỡ bằng cách giảm nồng độ triglyceride và tăng HDL-Cholesterol trong máu. Các loại phổ biến của Fibrates là Gemfibrozil, Clofibrate, và Fenofibrate. Fibrates có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thuốc giảm mỡ máu khác để tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Người dùng cần lưu ý các tác dụng phụ và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
3. Thuốc mỡ máu Niacin – Nicotinic Acid
Niacin (vitamin B3, Acid nicotinic, Vitamin PP) giúp tăng HDL-Cholesterol từ 15-35% và giảm LDL-Cholesterol khoảng 25%. Niacin thường được chỉ định kết hợp với các loại khác cho bệnh nhân không dung nạp Statin. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, nôn, và nổi mẩn ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân bị gout, viêm dạ dày-tá tràng, đại tràng mạn tính, hoặc tiểu đường cần thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng. Các loại biệt dược Niacin gồm có: Niacor, Niaspan, Slo-niacin
4. Các renins gắn acid mật
Nhóm renin gắn với acid mật có tác dụng giảm LDL-C máu bằng cách tăng cường chuyển hóa Cholesterol thành acid mật trong gan. Thuốc giảm cholesterol máu nhóm renin thường được dùng kết hợp với thuốc trị mỡ máu khác, nhưng không chỉ định cho bệnh nhân mỡ máu do tăng triglyceride. Các thuốc nhóm renin gắn với acid mật điển hình như Cholestyramin và Colestipol. Tác dụng phụ như đầy hơi, trướng bụng, táo bón,….
5. Nhóm ức chế sự hấp thu cholesterol: Ezetimibe.
Ezetimibe giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn chế hấp thụ cholesterol từ thức ăn. Có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với statin hoặc fibrat. Tuy nhiên, Ezetimibe không phù hợp khi mức triglyceride cao. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp Ezetimibe với chế độ ăn ít chất béo và tập thể dục thường xuyên. Ít tác dụng phụ, nhưng có nguy cơ gây tăng men gan, chỉ dùng liều dưới 10mg/ngày.
Trên đây là thuốc trị mỡ máu cao hiệu quả nhất. Một số thuốc mỡ máu khác được kê đơn như chất ức chế PCSK9, Nhóm axit béo Omega 3 (dầu cá).
Thực phẩm chức năng giảm mỡ máu tốt nhất
1. Thuốc giảm mỡ máu Organika Cholesterol
Thuốc trị mỡ máu cao Organika Cholesterol là thực phẩm chức năng từ Công ty Dược phẩm Organika, Canada. Sản phẩm này chứa các thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính cao, bao gồm:
- Chiết xuất hạt yến mạch: cung cấp 22% Beta-Glucan, hỗ trợ giảm cholesterol.
- Chiết xuất hạt đậu tương: chứa 80% Beta-Sitosterol, Stigmasterol, và Campesterol, giúp cân bằng cholesterol.
- Chiết xuất gạo men đỏ: giảm mỡ máu và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Chiết xuất lá trà xanh sấy khô: chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và hỗ trợ giảm cholesterol.
Công dụng: Organika Cholesterol hỗ trợ giảm mỡ máu, hạn chế oxy hóa và giảm cholesterol trong gan. Sản phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch và giúp phòng ngừa, điều trị cholesterol cao.
Liều dùng là 1-2 viên, ngày 2 lần, trong bữa ăn.
Ưu điểm:
- Sản phẩm từ Canada, phân phối chính hãng tại Việt Nam với chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt.
- Thành phần tự nhiên, an toàn, có thể sử dụng lâu dài.
- Tiêu chuẩn sản xuất: Đạt tiêu chuẩn chất lượng của Canada.
Nhược điểm:
- Giá cả: Tầm trung, có thể tốn kém cho việc sử dụng lâu dài.
Giá tham khảo: 495.000đ/hộp 90 viên. Mỗi ngày dùng 2-4 viên, nên một hộp có thể dùng trong 15-30 ngày.
2. Viên giảm mỡ máu FAZ Mỹ
Thực phẩm chức năng điều trị mỡ máu FAZ là thuốc giảm mỡ máu hiệu quả, sản xuất tại Mỹ bằng công nghệ tiên tiến. Sản phẩm này chứa GDL-5 đầu tiên tại thị trường Việt Nam, là một hoạt chất sinh học giúp điều hòa men HMG-CoA và kích hoạt receptor tế bào, hỗ trợ giảm mỡ máu, kiểm soát huyết áp, và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Thành phần chính gồm:
- GDL-5 (Pholicosanol): điều hòa men HMG-CoA, giúp giảm mỡ máu.
- Chiết xuất men gạo đỏ (Red yeast rice extract): Giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và sự hình thành cục máu đông.
- Chiết xuất Gynostemma: duy trì huyết áp ổn định, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hạn chế huyết khối và xơ vữa động mạch.
- Chiết xuất giấm táo: giúp kiểm soát mỡ máu, duy trì sức khỏe chung, phòng tránh bệnh tim mạch.
Cách dùng: 1 viên sau bữa tối mỗi ngày. Dùng đều đặn để đạt hiệu quả tối ưu.
Ưu điểm
- Công thức tiên tiến: Kết hợp GDL-5 và chiết xuất tự nhiên, giúp giảm mỡ máu và ổn định huyết áp.
- Tiện lợi: Uống 1 viên/ngày.
- Chất lượng đảm bảo: Sản phẩm từ St. Paul Brands, thương hiệu uy tín của Mỹ.
- Hiệu quả lâm sàng: Được chứng minh qua nghiên cứu, hiệu quả thấy rõ sau 8 tuần.
- An toàn cao, không tác dụng phụ.
Nhược điểm
- Giá thành tầm trung.
- Không dùng cho người dưới 18 tuổi.
Giá tham khảo: khoảng 300.000đ/hộp 30 viên (dùng trong 30 ngày).
Xem thêm: Thuốc giảm mỡ máu của Mỹ
3. Thuốc giảm mỡ máu Kyoman
Viên uống giảm mỡ máu thảo dược Kyoman có tác dụng trị mỡ máu, ổn định huyết áp, duy trì đường huyết. Sản phẩm được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược Mediplantex, một doanh nghiệp dược phẩm lâu đời, đã có hơn 60 hoạt động tại Việt Nam.
Thành phần chính:
- Chiết xuất nần nghệ (Dioscorea collettii): hỗ trợ điều trị mỡ máu cao.
- Chiết xuất cam hương (Citrus bergamia): Ổn định đường huyết và làm vững bền thành mạch.
- Rutin và Hesperidin: là các flavonoid giúp tăng cường sức bền thành mạch.
Công dụng:
- Kiểm soát nồng độ cholesterol và điều trị mỡ máu cao.
- Ngăn ngừa biến chứng liên quan đến mỡ máu cao, bao gồm bệnh gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa.
- Hỗ trợ ổn định đường huyết, có lợi cho người tiểu đường.
Ưu điểm:
- Sản xuất tại Việt Nam, giúp giảm chi phí, và có giá thành hợp lý.
- An toàn và lành tính từ dược liệu tự nhiên, phù hợp với nhiều đối tượng, không tác dụng phụ.
- Chất lượng đảm bảo từ hãng Mediplantex có gần 60 năm kinh nghiệm trong ngành dược phẩm.
- Dễ dàng tìm mua: Phân phối trên toàn quốc.
Nhược điểm:
- Cần dùng kiên trì, để cảm nhận hiệu quả.
- Tác dụng mang lại còn tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mỗi người.
Cách dùng: mỗi lần 2 viên, 1-2 lần/ ngày.
Giá tham khảo: 270.000đ/hộp 30 viên. Mỗi ngày uống 2-4, nên hết 1 hộp trong khoảng 15 – 30 ngày.
4. Viên uống hạ mỡ máu Armolipid Plus
Thuốc chữa mỡ máu Armolipid Plus là viên uống giảm mỡ máu nhập khẩu từ Ý, nổi bật với công thức tự nhiên. Sản phẩm hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm lượng cholesterol, Triglycerid trong máu, hạ mỡ máu và ngăn ngừa oxy hóa.
Thành phần chính:
- Berberine chloride từ berberis aristata: giúp ức chế tổng hợp cholesterol và triglyceride tại gan.
- Policosanol GDL-5 (từ sáp mía): điều hòa men HMG CoA, giúp giảm tổng hợp cholesterol.
- Monacolin K: là chiết xuất trong men gạo đỏ, giảm cholesterol toàn thân và ngăn ngừa biến chứng mạch máu.
- Một số chất khác như vi tảo lục Haematococcus pluvialis, Coenzym Q10, Acid Folic (vitamin B9).
Ưu điểm:
- Thành phần tự nhiên: an toàn, không tác dụng.
- Chất lượng sản phẩm được kiểm soát bởi ROTTAFARM, thương hiệu dược phẩm uy tín từ Ý với hơn 50 năm kinh nghiệm.
- Hỗ trợ hạ mỡ máu, tăng sức khoẻ tim mạch, phòng ngừa biến chứng cho người trưởng thành.
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Cần dùng kiên trì, kết hợp ăn uống, vận động
Cách dùng: uống 1 viên/ngày.
Giá tham khảo: 350.000đ/hộp 20 viên, dùng liên tục trong 20 ngày.
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu
Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng thuốc điều trị mỡ máu:
- Cung cấp thông tin cho bác sĩ khi bạn có bệnh nền về gan, tim, thận, tiểu đường, để điều chỉnh thuốc phù hợp.
- Tuân thủ đúng liều lượng và thời điểm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân có tiền sử bệnh gan.
- Thăm khám định kỳ để kiểm tra chỉ số mỡ máu và theo dõi tình trạng sức khoẻ.
- Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, nên ăn chất xơ, tránh chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa. Hạn chế rượu bia, chất kích thích. Tập thể dục, tập luyện đều đặn.
- Các loại thuốc trị mỡ máu có tác dụng phụ, gây đau cơ, vấn đề tiêu hóa, hoặc tổn thương gan. Cần báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường.
- Nếu cholesterol ở mức nguy hiểm, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đối với mức cholesterol cao nhẹ hoặc vừa, dùng thực phẩm chức năng giảm mỡ máu, và thay đổi lối sống là cần thiết.
Kết luận: Trên đây là thông tin về bệnh mỡ máu cao và các loại thuốc hạ mỡ máu tốt nhất, bao gồm thuốc điều trị và thực phẩm chức năng. Mỗi loại thuốc có vai trò và chỉ định riêng, phù hợp cho từng trường hợp. Tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ, để xác định mức độ bệnh tình và quyết định có cần dùng thuốc mỡ máu hay không. Hay, chỉ cần điều chỉnh lối sống và sử dụng thực phẩm hỗ trợ. Nhìn chung, khi sử dụng bất cứ thuốc điều trị mỡ máu nào, bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng bài viết này giúp bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bài liên quan: