Bạn biết rằng, dưỡng ẩm là một trong 3 bước chăm sóc da quan trọng trong quá trình skincare, để cung cấp đủ nước cho da, làm da mịn màng, căng bóng.
Có thể bạn đang “dưỡng ẩm bằng các liệu pháp thiên nhiên” nhưng không mang lại kết quả mong muốn.
Bạn bắt đầu tìm đến các sản phẩm kem dưỡng ẩm để cấp ẩm hiệu quả, dưỡng da đến nhiều giờ liền (hơn 8 tiếng).
Vậy, kem dưỡng ẩm là gì, cách chọn kem dưỡng ẩm loại nào tốt nhất, kinh nghiệm sử dụng kem dưỡng ẩm như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chính xác và đầy đủ trong bài viết này.
Cùng MeDayRoi tìm hiểu ngay nhé!
Kem dưỡng ẩm là gì? Có cần thiết hay không?
1. Kem dưỡng ẩm là gì?
Kem dưỡng ẩm là sản phẩm cung cấp lượng nước và độ ẩm cần thiết cho da trong suốt 8 – 12 tiếng. Hỗ trợ chức năng “khóa ẩm tự nhiên” giúp độ ẩm dưới da không bị bay hơi, nhờ bổ sung các dưỡng chất như Hyaluronic Acid, Glycerin, Glycerol, Ceramide, Vitamin C,…. Từ đó đem lại làn da mịn màng, tươi trẻ và ngăn chặn quá trình lão hóa của da.
2. Kem dưỡng ẩm có cần thiết hay không?
Nếu bạn đang dự định bỏ qua kem dưỡng ẩm hoặc các liệu pháp dưỡng ẩm thông thường, chúng tôi thực sự không tán thành điều này.
Mới đây, trong bài chia sẻ “vai trò của nước đối với da mặt”, bác sỹ Vinmec dẫn chứng rằng:
“Đã có một nghiên cứu diễn ra trong vòng 1 tháng với sự tham gia của 49 người, đã xác định, việc tăng lượng nước uống thêm 2 lít mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng lão hóa da, tăng độ ẩm cho da và cân bằng độ pH bề mặt da. Độ pH của da đóng một vai trò không thể thiếu trong việc duy trì hàng rào bảo vệ da. Ngăn ngừa nguy cơ mắc một số tình trạng trên da.”
Paul Dean, MD, một bác sĩ da liễu tại San Diego cho biết:
“Bên ngoài lớp da là một lớp tế bào da chết, đó là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng khô và bong tróc da. Nó càng khô hốc và bong tróc nhanh hơn khi không đủ độ ẩm cần thiết”. Do đó, “dưỡng ẩm” bằng kem hoặc các liệu pháp dưỡng ẩm khác sẽ khóa ẩm và cung cấp lớp màng bảo vệ da, giữ ẩm hoàn hảo cho toàn bộ da.
3. Sữa dưỡng ẩm dành cho ai?
Bên cạnh dùng các liệu pháp thiên nhiên, kem dưỡng ẩm vẫn là lựa chọn ưu tiên, để cung cấp độ ẩm cần thiết, dưỡng ẩm tự nhiên đến 12 tiếng, mà không tốn quá nhiều thời gian. Sữa dưỡng ẩm phù hợp cho mọi loại da, có thể dùng cho mọi lứa tuổi.
4. Lợi ích “bất ngờ” từ kem dưỡng ẩm
Ngoài công dụng chính là dưỡng ẩm, cấp nước, tất cả kem dưỡng ẩm hiện nay sở hữu nhiều lợi ích “vượt trội”:
- Dưỡng trắng cho da: đây là loại kem dưỡng ẩm phổ biến hiện nay, vừa dưỡng ẩm, vừa dưỡng trắng cho da. Nó có hiệu quả hay không, thì câu trả lời là có, vì chúng được chiết xuất từ Hydrolyzed Collagen; Hyaluronic Acid; Arbutin; Vitamin E, B; Chiết xuất hoa cúc trắng, hạnh nhân hay bơ, là những thành phần dưỡng trắng tự nhiên.
- Giúp làn da khỏe mạnh: dưỡng ẩm giúp nuôi dưỡng lớp màng bảo vệ của da (Hydrolipid) giúp da khỏe mạnh, chống lại nhiều tác nhân kích thích.
- Chống lão hóa da: đa số kem dưỡng ẩm tốt nhất hiện nay đều cung cấp Acid hyaluronic Hyaluronic; Vitamin C; Retinol hay Acid Hydroxyl, có tác dụng loại bỏ nết nhăn, và chống lão hóa.
- Một vài kem dưỡng ẩm có thêm chức năng: tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa mụn hiệu quả,…
Tóm lại, dù thuộc loại da gì, bạn cũng cần phải dưỡng ẩm hằng ngày bằng các loại kem dưỡng ẩm tốt nhất, để da mặt trở nên mịn màng, săn chắc và trẻ hơn.
Thành phần kem dưỡng ẩm có an toàn không? Có gây kích ứng không?
Yếu tố “An toàn” được rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu kem dưỡng ẩm cho da mặt. Tất nhiên rồi, bởi vì, đây là sản phẩm chúng ta thoa trực tiếp lên mặt từ ngày này qua tháng nọ, thẩm thấu sâu vào da.
Vậy, kem dưỡng ẩm có an toàn không?
Kem dưỡng ẩm da hiện nay đều chú trọng cao từ khâu tuyển chọn nguyên liệu, ưu tiên những thành phần tự nhiên, để đem lại hiệu quả dưỡng ẩm tối ưu cho người sử dụng. Không chứa hương liệu, không chất tạo màu, không cồn khô và paraben, nên rất an toàn và lành tính. Phù hợp cho mọi loại da từ da dầu, da khô, da hỗn hợp,… Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, những bạn có làn da nhạy cảm cũng yên tâm sử dụng (vì tính an toàn của nó).
Kem dưỡng ẩm có 3 nhóm thành phần chính:
Nhóm chất khóa ẩm (Occlusive): tạo thành một màng chắn trên da, ngăn chặn tình trạng mất nước, và hỗ trợ cấp nước cho da.
Nhóm chất hút ẩm/cấp ẩm (Humectants): hút nước ở môi trường bên ngoài và lớp tế bào da dưới, để cấp ẩm nhanh cho bề mặt trên của da, điển hình là thành phần Hyaluronic acid và Glycerin.
Nhóm chất làm mềm (Emollients): có tác dụng giúp da mềm mịn hơn, để tăng khả năng giữ ẩm cho da.
Khi nào dùng kem dưỡng ẩm sẽ đạt được hiệu quả cao nhất
1. Khi vừa rửa mặt xong
Theo kenh14.vn cho biết: “Nên thoa kem dưỡng ẩm khi da mặt của bạn vẫn còn đang ướt; tức là khi vừa rửa mặt xong. Đừng vội lau khô làn da mà hãy thoa kem dưỡng ẩm càng sớm càng tốt.”
Điều này sẽ giúp khóa ẩm, ngăn làn da không bị mất nước và phát huy tối ưu khả năng bảo vệ, chăm sóc da của kem dưỡng ẩm.
Dù bạn dùng toner sau khi rửa mặt thì ngay lập tức, bạn cần thoa kem dưỡng ẩm, chứ đừng đợi đến khi làn da trở nên khô cong rồi mới nhớ đến “em ấy”.
2. Trước khi đi ngủ
Ban đêm cũng là khoảng thời điểm lý tưởng để bạn thoa kem dưỡng ẩm. Đặc biệt, khi dưỡng da ban đêm thì bạn không còn lo ngại làn da bị dính bụi bẩn, mồ hôi, nắng nữa. Chưa kể, các dưỡng chất trong kem được da hấp thụ nhiều nhất khi bạn ngủ.
3. Sử dụng kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày theo công thức này
- Sáng sớm khi ngủ dậy: Rửa mặt sạch, thoa nước hoa hồng, serum đặc trị, bôi kem dưỡng, kem chống nắng, trang điểm.
- Tối trước khi ngủ: tẩy trang, rửa mặt, thoa nước hoa hồng, serum đặc trị, bôi kem dưỡng.
- Với các nàng da dầu thì ít nhất rửa mặt đến 3 lần/ngày, do đó, sau khi rửa mặt xong, bạn cần dùng kem dưỡng ẩm để đem lại hiệu quả tối ưu nhé!
Tác dụng phụ của kem dưỡng ẩm, không ai chia sẻ
Cảm giác khó chịu, kích ứng nổi mụn là những tác dụng phụ của bất kỳ loại mỹ phẩm nào, kể cả kem dưỡng ẩm thiên nhiên. Nguyên nhân là do chúng ta sử dụng sai cách với 3 lý do thường gặp dưới đây.
- Chọn kem dưỡng ẩm không phù hợp cho da. Khi mua kem dưỡng ẩm, bạn đừng chỉ chăm chăm nhìn giá và chọn loại “đắt mới tốt” hay quyết định mua hàng chỉ vì sản phẩm ấy được rất nhiều người tung hô. Loại kem dưỡng ẩm xứng đáng có trên bàn trang điểm của bạn, trước hết phải phù hợp với làn da của mình. Ví dụ, bạn có làn da khô thì kem dưỡng ẩm với kết cấu đặc nên được ưu ái hơn cả, còn nếu sở hữu làn da dầu, dễ lên mụn thì sản phẩm ấy không nên chứa dầu khoáng và tốt nhất nên ở dạng gel thay vì dạng kem hay lotion.
- Thoa kem quá nhiều, cùng động tác “chà xát kỹ càng” là nguyên nhân gây kích ứng, mà rất ít bạn để ý. Đừng thoa quá nhiều kem dưỡng ẩm bởi làn da sẽ không thể thẩm thấu hết được, nhất là sau đó bạn còn phải dùng các loại mỹ phẩm khác. Chỉ cần dùng 1/4 muỗng cafe là đủ. Nếu thoa một lượng kem dưỡng ẩm “thừa thãi” thì làn da sẽ bị quá tải, gây cảm giác khó chịu, nặng nề thậm chí là bị kích ứng. Mỗi lúc thoa kem dưỡng ẩm, bạn nhớ massage thật nhẹ nhàng với bàn tay sạch sẽ và một lưu ý nữa là hãy chờ cho kem dưỡng ẩm ngấm vào trong da rồi hãy thoa các sản phẩm tiếp theo nhé!
- Dùng “kem dưỡng toàn thân” cho da mặt cũng là nguyên nhân gây kích ứng “kinh khủng”, nếu bạn mắc phải. Bởi vì, kem dưỡng ẩm toàn thân có độ ẩm cao hơn kem dưỡng da mặt, chưa kể, da mặt chúng ta cần sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ. Do đó, việc dùng kem dưỡng toàn thân cho da mặt sẽ gây tình trạng bít tắc lỗ chân lông, nhờn rít và dễ gây ra mụn.
Cách chọn kem dưỡng ẩm da mặt tốt nhất
1. Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da
Nhiệm vụ quan trọng nhất là bạn phải biết rõ da mặt mình thuộc loại da gì, để từ đó chọn mua loại kem dưỡng ẩm phù hợp nhất. Đừng xem thường tiêu chí này, bởi vì rất nhiều sản phẩm chỉ dành dưỡng ẩm, cấp nước, rất tốt cho da khô, nhưng lại rất “kiêng kỵ” và gây kích ứng khi sử dụng cho da dầu,… Cách xác định da mặt thì bạn có thể tham khảo video dưới đây:
Thực tế thì việc “xác định loại da mặt” còn giúp ích đến 85% trong quá trình skincare, từ việc chọn mỹ phẩm, sữa rửa mặt, biện pháp chăm sóc,… Do đó, nếu bạn vẫn chần chừ, không chịu xác định, thì skincare của bạn đã thất bại hoàn toàn, ngay từ “bước khởi động” này.
Tùy vào loại da, mà bạn quyết định chọn kem dưỡng ẩm phù hợp. Tham khảo ngay những lời khuyên hữu ích dưới đây:
1.1 Kem dưỡng ẩm cho da dầu
Nên chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu có những thành phần chính như Hyaluronic Acid, Glycerin, nha đam (lô hội), Vitamin A, E, C, và chứa các chất làm ẩm như bơ, dừa, grapeseed, jojoba, sáp ong ester, ôliu, cây chè …. Với da dầu, nên chọn loại kem dưỡng ẩm có kết cấu nhẹ, dạng gel, thấm nhanh, không gây dầu khi thoa trên da.
1.2 Kem dưỡng ẩm cho da khô
Kem dưỡng ẩm cho da khô: Ưu tiên chọn các dòng kem dưỡng ẩm có chứa Glycerin, Ceramide, Urea, Hyaluronic acid,… bởi vì, đây đều là các chất cấp ẩm cực nhanh chưa đầy 1 phút cho da. Chọn loại có kết cấu đặc một chút, nhưng cũng không nên quá dày dễ gây bít lỗ chân lông, chọn cream, gel hay lotion phù hợp cho da khô.
1.3 Kem dưỡng ẩm cho da hỗn hợp
Da hỗn hợp là loại da vừa khô vừa dầu, được xem là loại da khó chiều nhất. Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm thấm nhanh, cấp nước tốt, có kết cấu mỏng nhẹ sẽ phù hợp cho da hỗn hợp.
- Đối với da hỗn hợp thiên khô: Chọn kem dưỡng ẩm có dạng lotion dạng sữa. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, thành phần dịu nhẹ không kích ứng da.
- Đối với da hỗn hợp thiên dầu: Chọn kem dưỡng ẩm cho da hỗn hợp có dạng gel. Bởi loại này sẽ giúp thẩm thấu nhanh vào da, không gây nhờn rít khó chịu.
- Lưu ý: Vùng da khô thì bạn thoa kem dưỡng nhiều hơn, vùng da nhờn thì thoa kem ít hơn. Chú ý lượng vừa đủ và thoa đều bạn nhé!
1.4 Kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm
Kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm: chọn sản phẩm có thành phần tốt cho da nhạy cảm như Niacinamide, dầu dừa nguyên chất, Hyaluronic Acid, Vitamin E, nha đam (lô hội).
Loại bỏ những thành phần “cấm kỵ” như: Cồn, Dimethicone, Hương liệu, Ammonium Lauryl Sulfat, Oxybenzone, Isopropyl Myristate. Tốt nhất nên lựa chọn sản phẩm không có hương liệu, và chứa ít hơn 10 thành phần. Bởi càng có nhiều thành phần thì càng có nhiều khả năng tương tác với làn da nhạy cảm.
1.5 Kem dưỡng ẩm cho da mụn
Kem dưỡng ẩm cho da mụn: Ưu tiên những thành phần chứa các hoạt chất kháng viêm như BHA, Benzoyl Peroxide, ZinC, Sulfur… Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý lựa chọn kem dưỡng trên bao bì có ghi rõ Oil Free (không chứa dầu), Non-comedogenic (không gây bít lỗ chân lông) hoặc Non-acnegenic (không gây mụn).
1.6 Kem dưỡng ẩm khi bị ngứa da
Da bạn bị ngứa, bạn đang sử dụng loại kem dưỡng ẩm không gây dị ứng nhưng cũng không giúp giảm tình trạng ngứa da, bạn hãy thử sử dụng một loại kem dưỡng da steroid hydrocortisone 1% trong khoảng một tuần sau đó dừng lại. Nếu điều này vẫn không giúp bạn thoát khỏi tình trạng ngứa da, bạn cần phải gặp bác sĩ da liễu, bởi rất có thể bạn đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng hơn về da.
2. Tham khảo những nhận xét, review về kem dưỡng ẩm từ những bạn đã dùng
Đây là cách hay để giúp bạn biết rõ về kem dưỡng ẩm có tốt không, khi tham khảo những ý kiến, phản hồi từ phía người dùng. Thực sự, chỉ có những người đã dùng và trải nghiệm, mới hiểu rõ sản phẩm đó như thế nào. Những phản hồi, nhận xét thường có nhiều trên diễn đàn webtretho, hội nhóm FB, các trang bán online,….
Một cách khác, bạn cũng có thể test thử ngay tại chỗ trước khi mua về. Tuy nhiên, cách này rất khó, bởi vì, không phải cửa tiệm nào cũng có hàng mẫu để chúng ta thử. Nhưng nếu có, thì bạn hãy tận dụng nó nhé!
3. Ưu tiên chọn những thành phần “cực tốt” này nè!
- Vitamin A và Vitamin B5 làm tăng độ săn chắc và xây dựng độ ẩm.
- Vitamin C và E chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da mới và chống lại các tổn thương trên da.
- Kem dưỡng ẩm nên có chỉ số chống nắng SPF 15 giúp ngăn ngừa nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa.
- Cấp ẩm nhanh nhờ thành phần Hyaluronic Acid. Phân tử Hya có tác dụng ngậm nước gấp 1000 lần các thành phần dưỡng ẩm khác nên nó gần như là thành phần luôn có trong các sản phẩm kem dưỡng ẩm.
- Nhóm Hydrat hóa (Bao gồm các thành phần: Ceramide, sodium PCA, glycerin, glycerol, silicone, petrolatum, salicylic acid và alpha hydroxy acid). Hydrat hóa giúp các tế nào da giữ được lượng nước, độ ẩm sẵn có (hay thuật ngữ chuyên môn hay gọi ngắn gọn là khóa ẩm) đồng thời cung cấp thêm độ ẩm cho làn da.
- Đồng thời sử dụng kem dưỡng da không chứa dầu, không gây mụn, đã được bác sĩ da liễu kiểm nghiệm.
4. Quan tâm đến giá thành
Kem dưỡng ẩm hiện nay có mức giá rất đa dạng, có loại chỉ từ 50 – 200K, có loại đến 800K – vài triệu đồng. Nhưng giá cao không có nghĩa là tốt và phù hợp cho bạn. Như mình đã đề cập, bạn vẫn có thể chọn loại kem dưỡng ẩm tốt giá bình dân, miễn nó dưỡng ẩm tốt, và phù hợp cho loại da của bạn.
Kết luận
Nói tóm lại, kem dưỡng ẩm có 5 tác dụng chính dưới đây, đáng để bạn cân nhắc lựa chọn:
- Việc sử dụng kem dưỡng ẩm da mặt thường xuyên giúp ngăn ngừa bong tróc da, chàm và vảy nến, dưỡng ẩm, giữ ẩm hiệu quả đến 12 tiếng
- Kem dưỡng ẩm làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn ngừa đốm nâu xuất hiện
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cuối quy trình chăm sóc da giúp khóa ẩm cho da hiệu quả
- Bảo vệ da khỏi tác nhân kích thích từ bên ngoài, tái tạo da mới
- Kem dưỡng ẩm giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả
Do đó, để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình dưỡng ẩm, bạn cần chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp, sử dụng đúng cách sau khi mua về. Một lưu ý nữa mà chúng tôi muốn gửi gắm cho bạn là hãy ưu tiên vào những website chính hãng hoặc đến các cửa hàng mỹ phẩm lớn để mua, để tránh nguy cơ hàng giả, hàng nhái trà trộn.
Hy vọng những thông tin trên đây, đã giải đáp chính xác cho bạn câu hỏi “kem dưỡng ẩm là gì?” Có nên mua kem dưỡng ẩm không?
Cảm ơn bạn đã theo dõi trọn vẹn bài viết. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, bạn hãy chia sẻ tại phần bình luận dưới đây nhé!
Bài liên quan: