Trang chủ » ✅ Sức khoẻ » Thuốc tra mắt Tobramycin 0,3% Hatarphar điều trị nhiễm khuẩn ở mắt 5ml

Thuốc tra mắt Tobramycin 0,3% Hatarphar điều trị nhiễm khuẩn ở mắt 5ml

Thuốc tra mắt Tobramycin 0,3% Hatarphar điều trị nhiễm khuẩn ở mắt (5ml)

Danh mục Thuốc nhỏ mắt
Dạng bào chế Dung dịch nhỏ mắt
Quy cách Hộp 1 chai x 5ml
Thành phần Tobramycin
Nhà sản xuất CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ T Y (Hataphar)
Nước sản xuất Việt Nam
Xuất xứ thương hiệu Việt Nam
Số đăng ký VD-22471-15
Thuốc cần kê toa
Hạn dùng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Giá bán 12.000đ

Mô tả thuốc tra mắt Tobramycin 0,3% là thuốc gì?

Tobramycin 0.3% Hatarphar của công ty dược phẩm Hà Tây là thuốc tra mắt, được bác sĩ kê đơn. Thuốc chứa kháng sinh tobramycin, thuộc nhóm aminoglycoside, dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ ở mắt và vùng xung quanh. Gồm có viêm mí mắt, mụn mí mắt, viêm tuyến lệ, chắp lẹo, viêm kết mạc có tiết dịch vàng, viêm và loét giác mạc, dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật mắt.

Thuốc tra mắt Tobramycin 0,3% Hatarphar điều trị nhiễm khuẩn ở mắt 5ml hình 1

Thành phần Tobramycin 0.3% Hataphar

Tobramycin sulfat (tương ứng với Tobramycin): 15mg

Tá dược: Natri clorid, thimerosal, acid boric, natri borat, nước cất pha tiêm

Chỉ định – thuốc Tobramycin 0.3% Hataphar có tác dụng gì?

Thuốc Tobramycin 0.3% Hataphar được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm ở mắt và vùng xung quanh, trong các trường hợp:

  • Viêm mí mắt (Blepharitis)
  • Mụn mí mắt (Chalazion)
  • Viêm tuyến lệ (Dacryocystitis)
  • Chắp lẹo (Hordeolum)
  • Viêm kết mạc có tiết dịch vàng (Conjunctivitis with purulent discharge)
  • Viêm và loét giác mạc (Keratitis and corneal ulcers)
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật mắt (Prophylaxis of post-surgical eye infections).

Thuốc tra mắt Tobramycin 0,3% Hatarphar điều trị nhiễm khuẩn ở mắt 5ml hình 2

Dược lực học Tobramycin 0,3%

Tobramycin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn nhạy cảm. Cơ chế hoạt động của thuốc là gắn không thuận nghịch với tiểu đơn vị 30S của ribosom, từ đó làm gián đoạn quá trình tổng hợp protein cần thiết cho vi khuẩn.

Phổ kháng khuẩn của Tobramycin:

Những chủng vi khuẩn nhạy cảm:

  • Escherichia coli
  • Klebsiella
  • Enterobacter
  • Serratia
  • Proteus (indole (-) và indole (+))
  • Salmonella
  • Shigella
  • Pseudomonas
  • Acinetobacter
  • Staphylococci

Những chủng vi khuẩn kháng thuốc (MIC > 16µg/ml):

  • Meningococci
  • Streptococci (bao gồm Pneumococci)
  • Treponema pallidum
  • Các chủng kỵ khí

Mặc dù tobramycin không hiệu quả với Streptococci trong ống nghiệm, thuốc có thể phối hợp với beta-lactamine để tăng cường hiệu quả điều trị. Tác dụng hiệp đồng này cũng có ảnh hưởng nhẹ đối với Staphylococci.

Cách dùng – liều dùng thuốc tra mắt Tobramycin

Cách dùng

  • Tra thuốc vào mắt.
  • Sau khi mở nắp, sử dụng lọ thuốc trong 14 ngày. Nếu đã quá 14 ngày, hãy dùng lọ mới.

Liều dùng

  • Bệnh nhẹ và trung bình: Nhỏ 1 – 2 giọt/lần vào mắt, 3 – 4 lần/ngày.
  • Bệnh nhiễm khuẩn nặng: Nhỏ 1 – 2 giọt/lần, mỗi giờ/lần cho đến khi triệu chứng giảm. Sau đó, giảm liều dần dần trong 5 – 15 ngày cho đến khi ngừng thuốc.

Lưu ý: Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để điều chỉnh liều phù hợp.

Thuốc tra mắt Tobramycin 0,3% Hatarphar điều trị nhiễm khuẩ5n ở mắt 5ml hình 6

Xử lý khi quá liều

  • Triệu chứng quá liều có thể xuất hiện viêm giác mạc, xung huyết, tăng chảy nước mắt, phù và ngứa mí mắt. Các triệu chứng có thể giống phản ứng không mong muốn khác.
  • Xử trí: Rửa mắt bằng nước ấm sạch để loại bỏ thuốc.

Xử lý khi quên liều

  • Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục theo lịch.
  • Không dùng liều gấp đôi.

Chống chỉ định thuốc tra mắt Tobramycin

Không sử dụng thuốc Tobramycin 0.3% Hatarphar, nếu bạn có dị ứng với aminoglycosid hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ thuốc tra mắt Tobramycin

Tác dụng phụ khi sử dụng Tobramycin 0.3% Hatarphar có thể gây ra:

  • Ngứa và phù mi mắt
  • Ban đỏ và viêm kết mạc
  • Đau rát và cảm giác kích ứng mắt

Cần ngừng sử dụng thuốc ngay khi gặp tác dụng phụ. Đồng thời thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Thuốc tra mắt Tobramycin 0,3% Hatarphar điều trị nhiễm khuẩn ở mắt 5ml hình 4

Lưu ý và thận trọng thuốc tra mắt Tobramycin

Thận trọng khi sử dụng thuốc tra mắt Tobramycin

Có thể xảy ra phản ứng mẫn cảm với aminoglycosid nhỏ mắt, bao gồm ngứa, phù nề, hoặc xuất huyết kết mạc. Nếu có dấu hiệu này, cần ngừng thuốc ngay.

Sử dụng lâu dài, thuốc có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn kháng thuốc hoặc nấm. Nếu nghi ngờ bội nhiễm, cần điều trị kịp thời.

Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Nghiên cứu trên động vật với liều gấp 30 lần liều dùng toàn thân bình thường ở người, nhưng không thấy tobramycin gây rối loạn sự thụ tinh hoặc tổn thương thai. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người. Nên chỉ sử dụng Tobramycin 0.3% Hatarphar lúc mang thai khi thật sự cần thiết.

Thời kỳ cho con bú: Tobramycin có thể vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Vì chưa rõ tác động đến trẻ bú mẹ, cân nhắc ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.

Lưu ý khi dùng cho người đang lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây buồn ngủ, nên không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc của tra mắt Tobramycin

Tăng độc tính của các aminoglycosid, nếu dùng đồng thời tobramycin với thuốc gây độc thính giác hoặc thận.

Không dùng đồng thời tobramycin với chất chẹn thần kinh-cơ để tránh nguy cơ phong bế thần kinh – cơ, và gây liệt hô hấp.

Thuốc tra mắt Tobramycin 0,3% Hatarphar điều trị nhiễm khuẩ5n ở mắt 5ml hình 5

Dược động học tobramycin

  • Thuốc chủ yếu tác động trên bề mặt mắt, thẩm thấu kém vào thủy dịch.
  • Thuốc dư thừa trên mắt được rửa sạch trong 15 – 30 phút.
  • Nồng độ tobramycin trong cơ thể không thể phát hiện được.

Bảo quản thuốc tra mắt Tobramycin

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, dưới 30 độ C.
  • Để xa tầm tay của trẻ.

Thuốc tra mắt Tobramycin 0,3% Hatarphar điều trị nhiễm khuẩn ở mắt 5ml hình 3

Bài liên quan:

Dược sĩ Nguyễn Thanh Thủy

Dược sĩ Nguyễn Thanh Thủy tốt nghiệp dược sĩ đại học hệ chính quy trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chịu trách nhiệm nội dung sức khoẻ tại MEDAYROI. Địa chỉ: 155A, Lạc Long Quân, Phường 1, Quận 11, Tp Hồ Chí Minh Hotline: 0367991352 medayroi@gmail.com