Nho có bao nhiêu calo? Sử dụng nhiều có béo không? Cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bạn đang muốn kiểm soát cân nặng hiệu quả. Hơn nữa, nho hiện nay cũng có rất nhiều loại từ nho xanh, nho đỏ, nho đen cho đến các loại nho khô, nước ép nho. Nên mỗi loại cũng sẽ có lượng calo tương đối khác nhau. Vậy cụ thể thì từng loại nho có bao nhiêu calo? Ăn nho nhiều có béo không?… Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất nhé!
Nho chứa bao nhiêu calo?
Nho đỏ bao nhiêu calo? Nho đỏ có 2 loại, gồm có: nho đỏ có hạt và không hạt. Đối với loại nho đỏ có hạt thì 100 gam nho đỏ sẽ chứa 65 calo. Còn đối với loại nho đỏ không hạt sẽ cao hơn 1 chút, 100g sẽ tương ứng với 73,8 calo.
Nho xanh bao nhiêu calo? Cụ thể thì 100g nho xanh có hạt chứa 61.6 calo. Còn đối với nho xanh không hạt thì 100 gam chứa 66 calo.
Nho đen bao nhiêu calo? 100 gam nho đen không hạt chứa 75 calo Còn đối với Nho đen có hạt chứa 78 calo.
Nhìn chung thì lượng calo trong nho xanh thấp hơn 10 – 12 calo so với loại nho đỏ, nho đen. Bởi vì, nho xanh sẽ có độ chua và chứa lượng chất xơ nhiều hơn 2 loại quả còn lại. Nên lượng calo sẽ thấp hơn một chút.
Còn đối với nho đỏ, nho đen chứa calo nhiều hơn vì chứa lượng đường cao hơn. Thậm chí, một số loại có đoạn ngọt rất đậm.
Nếu bạn muốn kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân hiệu quả thì bạn nên chọn các loại nho xanh sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Ngoài ra, nho cũng được chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng khác nhau như nho khô, bánh mì nho, rượu nho, sữa chua nho, xà lách nho,….
Dĩ nhiên, mỗi loại sẽ có cách chế biến khác nhau và bổ sung thêm nhiều nguyên liệu khác.
Nên chắc chắn, hàm lượng năng lượng cuối cùng cũng sẽ rất khác nhau.
Cụ thể số liệu sẽ được chia sẻ ngay sau đây:
Nho khô bao nhiêu calo? 100 gam nho khô chứa 299,2 calo lượng calo. Lượng calo của nho khô tăng gấp 5 – 6 lần so với nho tươi. Bởi vì trong quá trình phơi khô, nho sẽ loại bỏ nước bên trong, cũng như nho khô sẽ “nhẹ cân” hơn nhiều so với nho tươi. Nên 500g nho tươi sau khi phơi khô chỉ còn 100g nho khô. Nên nếu bạn ăn 100g nho khô, tức là bạn đang thưởng thức nửa ký nho tươi, với lượng Calo khủng. Do đó, nếu đang trong quá trình giảm cân thì bạn nên tránh ăn nho khô nhé!
Nước ép nho bao nhiêu calo? Nếu chỉ làm nước ép nho thông thường mà không bỏ thêm nguyên liệu nào khác thì 100 gam nước ép nho sẽ chứa 60.2 calo. Nhưng nếu bạn thêm một muỗng đường vào thì lượng calo này sẽ tăng lên 76.2 calo.
Lời khuyên: Nếu đang trong quá trình giảm cân, giữ dáng thì tốt nhất, bạn nên chọn các loại đường ăn kiêng, thay vì dùng đường mía. Bởi vì, các loại đường ăn kiêng này được làm hoàn toàn từ thành phần cỏ ngọt thiên nhiên, có độ ngọt tương đương với đường mía. Nhưng chứa lượng calo rất thấp. Cụ thể là 100 gam đường ăn kiêng chỉ có 4 calo, trong khi 100 gam đường mía sẽ cung cấp đến 378 calo.
Ngoài ra, các món ăn từ nho cũng có lượng calo dưới đây!
- Bánh mì nho: 1 ổ cung cấp 230 – 405 calo.
- Sữa chua ngọt: 1 hũ cung cấp 62 – 68 calo.
- 100 ml rượu nho cung cấp 82,9 calo.
- 1 đĩa salad nho (nho + rau xà lách) chỉ từ 16 – 20 calo.
Lời khuyên: Việc điều chỉnh chế độ ăn uống là cần thiết, nhưng để đào thải mỡ thừa và giảm cân hiệu quả, bạn có thể cân nhắc đến những sản phẩm chuyên dụng, an toàn, hiệu quả.
Bạn có thể xem thêm viên uống Vitafit giảm cân, được bào chế từ 7 thành phần thiên nhiên, và công nghệ nano từ Mỹ, đã được Bộ Y tế chứng nhận an toàn, hiệu quả, giúp giảm 1-2kg trong 2 tuần, theo cơ chế khoa học.
Xem thêm: Vitafit là thuốc gì, có tốt không
Ăn nho nhiều có béo không?
Việc ăn nho có kiểm soát với liều lượng vừa phải không những không gây béo mà còn hỗ trợ giảm cân rất tốt. Bởi vì, loại trái cây này có lượng calo cực kỳ thấp. Cụ thể thì 100 gam nho chỉ chứa khoảng 67 calo, thấp hơn rất nhiều so với mức năng lượng cần thiết của chúng ta hàng ngày (2.000 – 2.500 calo).
Hơn nữa không phải ai cũng ăn một lúc 100g nho. Bởi vì, chỉ với một chùm nho (có 52 g) và, bạn chỉ ăn vài 7 – 10 trái là cùng rồi. (Lượng này chỉ khoảng 30 – 32 calo thôi).
Ngoài ra, lượng chất béo trong nho cũng cực kỳ thấp. Hầu như là không đáng kể, với 100g nho chỉ có 0.32g chất béo.
Do đó, bạn có thể yên tâm là ăn nho sẽ không bao giờ là nguyên nhân gây béo.
Nhưng đó là đối với nho tươi. Nếu bạn sử dụng nho khô, bánh mì nho, nước ép nho các loại,… thì chắc chắn lượng calo có thể sẽ vượt mức 300 calo.
Hay đơn giản, nếu bạn lạm dụng, ăn nho quá đà trong 1 ngày, cũng sẽ khiến lượng calo tăng lên, lượng đường tích tụ nhiều. Nên vẫn có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.
Vì thế, bạn nên sử dụng nho một cách hợp lý để có được mức năng lượng phù hợp với nhu cầu tăng hoặc giảm cân của bản thân.
Nếu muốn giảm cân thì nên ưu tiên sử dụng nho tươi với liều lượng vừa phải đều độ. Còn muốn tăng cân và bồi bổ dinh dưỡng, thì có thể sử dụng nho khô, bánh mì và nước ép nho.
Nho là một thực phẩm tốt cho quá trình giảm cân, sẽ không gây tích mỡ thừa. Nhưng nho có hỗ trợ giảm cân không, thì câu trả lời là có, nhưng rất kém.
Bởi vì, ngoài lượng calo thấp thì trong nho cũng không chứa thêm bất kỳ dưỡng chất nào khác để hỗ trợ giảm cân. Lượng chất xơ trong nho cũng thấp hơn rất nhiều so với những loại thực phẩm giảm cân khác (như dứa, cần tây, hạt é,…).
Một số bạn nói rằng khi sử dụng nho sẽ tạo cảm giác no lâu, nhờ lượng đạm khá cao. Nhưng công dụng “no lâu này” so với khoai lang, khoai từ thì còn thua xa. Thậm chí, bạn ăn đến 100g nho thì lượng đạm cũng chưa bằng 1 củ khoai lang.
Hơn nữa, nếu quá lạm dụng hoặc sử dụng nho một cách liên tục thì còn có thể gây hại cho hệ tiêu hoá, tăng đường trong máu,…
Lưu ý: Phần vỏ và hạt nho có chứa các chất tanin, lecithin,… đã được chứng minh có tác dụng ngăn chặn các tế bào mỡ phát triển và đào thải chúng ra ngoài cơ thể, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, chúng ta khi ăn thường có thói quen ăn nho “lột vỏ”, bỏ hạt. Vì lớp vỏ thường chứa nhiều thuốc hoá học, thuốc rầy và chất bẩn bám bên ngoài. Còn hạt thì ăn “hơi nhẫn”, nên mọi người thường chỉ ăn lớp thịt nho bên trong.
Nếu muốn giảm cân bằng nho thì bạn nên rửa sạch và ngâm muối nho trước khi dùng. Và không cần ăn trực tiếp, mà nên làm nước ép nho để có thể xay nhuyễn và tận dụng tối đa lớp vỏ & hạt của nho. Ngoài ra máy cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện hiệu quả để đạt được kết quả cao.
Ăn nho có nóng không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: việc ăn nho sẽ không gây nóng cho cơ thể. Bởi vì, nho chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt. Gồm có vitamin B1, C, K, B2, B4, B5, B6 và B9.
Thành phần dinh dưỡng của nho
Cụ thể trong một chén nho không hạt (92g) chứa 62 calo, 0.3g chất béo, 2mg natri, 16g Carbohydrate, 1g chất xơ, 15g đường, 0.6g chất đạm, cùng một số vitamin và khoáng chất khác như vitamin C vitamin D vitamin K, B1, B2, B4, B5, B6, B9,….
Ăn nho đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Ăn nho chứa rất nhiều axit amin, và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ. Có thể kể đến như:
- Tăng cường hoạt động của hệ thần kinh: Các hợp chất acid có trong nho làm gia tăng hoạt động của hệ thần kinh, giảm cảm giác bồn chồn lo âu và giúp tập trung tinh thần hơn trong quá trình học tập, làm việc. Ngoài ra, nho còn chứa dưỡng chất resveratrol giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: nho có chứa chất chống oxy hóa (các flavonoid), từ đó giúp ngăn ngừa tổn thương nội mạc mạch máu, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa hình thành máu đông và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng Kali trong quả nho còn giúp giảm sự hình thành sỏi thận, bảo vệ mật độ xương, giảm nguy cơ đột quỵ và huyết áp cao.
- Tốt cho người đang bị táo bón: nho chứa nhiều vitamin nhóm B, chất xơ, và chất kháng viêm, giúp thúc đẩy lưu thông thức ăn, tăng cường sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa giúp phòng ngừa táo bón. Bên cạnh đó, nho còn cải thiện chức năng gan, lợi tiểu và phòng ngừa sỏi thận, sỏi mật hiệu quả. (Nhưng không nên lạm dụng, dễ gây đầy bụng, khó tiêu và nên ăn sau bữa ăn).
- Làm đẹp da: Nho có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa mạnh khác, giúp trẻ hóa làn da, & bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Các thử nghiệm lâm sàng gần đây trên chuột bạch cho thấy khi ăn nho thường xuyên có khả năng phòng chống ung thư và đặc biệt là ung thư tuyến vú.
Hãy sử dụng nho đúng cách, không nên lạm dụng…
Nho chỉ thực sự an toàn và hiệu quả khi bạn sử dụng đúng cách, không nên quá lạm dụng:
- Đối với một số người có tiền sử viêm loét dạ dày: Nên tránh ăn nho khi đang đói vì nho là loại quả chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hoá.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Do trong quả nho có chứa hàm lượng đường nhất định, Và có chỉ số đường huyết GI là 59 (trung bình). Nên nếu bạn đang bị tiểu đường, thì nên hạn chế ăn nho (lâu lâu mới ăn vài quả).
- Người bị huyết áp cao đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị: Tốt nhất, bạn cũng nên hạn chế ăn nho vì nó chứa một loại hoạt chất làm giảm quá trình chuyển hóa thuốc, khiến giảm tác dụng điều trị.
- Đối với bà bầu: Nho cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe và giúp ngăn ngừa bệnh như thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các vấn đề tiêu hóa, giảm phù nề, giải độc cơ thể. Nho cung cấp một phần dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất và hệ thần kinh (Tuy nhiên, để đảm bảo việc ăn nho mang lại những hiệu quả tốt nhất, bà bầu nên bỏ vỏ khi ăn và ăn với số lượng vừa đủ)
- Đối với trẻ nhỏ: chỉ nên ăn nho khi bé trên 8 tháng tuổi, tốt nhất là ăn nho bỏ hạt, nghiền nhỏ lẫn cả vỏ.
Cách chọn mua và bảo quản nho tươi
Nho sẽ mang lại hiệu quả cao về mặt dinh dưỡng nếu bạn mua được loại nho đúng chuẩn, đảm bảo độ tươi ngon như mong muốn.
Khi mua, bạn nên chọn nho có kích thước vừa phải, không quá to, hơi mềm và có độ trơn láng, căng bóng và không vết bầm dập.
Ngoài ra, nho tươi mới và ngon sẽ có lớp phấn bám trên trên vỏ. Không chọn quả nho khi có dấu hiệu mềm nhũn hoặc xuất hiện những vết chấm lốm đốm trên vỏ, vì có thể đây là nho đã bị sâu bệnh hoặc ngâm hóa chất
Cách bảo quản nho tươi: bạn cần dùng kéo cắt bỏ những quả nho bị hư, dập nát trước. Sau đó, dùng giấy báo gói kín từng chùm rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ giữ cho nho tươi từ 1 – 2 tuần. Bạn cũng có thể bảo quản nho ở nhiệt độ thường trong vòng 1 tuần.
Lưu ý: Không nên rửa nho trước khi bảo quản vì nước sẽ khiến nho làm chín và sẽ làm nho nhanh hỏng vì dễ bị hấp hơi và úng nước.
Nếu lỡ rửa nho thì bạn nên để nho khô ráo hoàn toàn, rồi mới cho vào túi đựng và mang đi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Sử dụng nho trong 2 ngày sau khi lấy ra từ tủ lạnh
Đối với nho khô nguyên cành, bạn nên để nho khô ở trong ngăn mát tủ lạnh vì nhiệt độ tốt nhất cho nho khô là từ 7 – 15 độ C. Ngoài ra, thời gian sử dụng nho khô tốt nhất tính từ lúc mở túi là khoảng 4 – 6 tháng.
Kết luận: Nho chứa bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?
Mặc dù chứa lượng calo thấp và không gây tăng cân, nhưng nho sẽ không giúp ích nhiều cho quá trình giảm cân của mọi người. Còn nếu bạn muốn tận dụng loại quả này trong quá trình đào thải mỡ thừa thì nên sử dụng luôn cả vỏ và hạt để đạt được kết quả cao.
Hi vọng những chia sẻ trên đây giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu nho bao nhiêu calo? Ăn nho nhiều có béo không? Cách sử dụng nho giảm cân như thế nào? Nho có tác dụng gì?
Nếu còn có thêm bất cứ thắc mắc nào khác Về nho bao nhiêu calo bạn có thể chia sẻ tại phần bình luận dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi trọn vẹn bài viết. Chúc bạn sớm có được vóc dáng ưng ý nhé!
Bài liên quan:
- Sữa đậu xanh bao nhiêu calo
- Dứa bao nhiêu calo
- Hot dog bao nhiêu calo
- Granola bao nhiêu calo
- Việc tăng cân cũng cần thiết cho những bạn gầy ốm lâu năm, có thể tham khảo viên sủi tăng cân Moli