Trang chủ » Sức khoẻ » [ĐẦY ĐỦ] 1000 cây thuốc Việt Nam: danh sách tên và hình ảnh các cây thuốc nam [MỚI 6/2024]

[ĐẦY ĐỦ] 1000 cây thuốc Việt Nam: danh sách tên và hình ảnh các cây thuốc nam [MỚI 6/2024]

Bài viết sẽ tổng hợp hơn 1000 cây thuốc Việt Nam, để giúp bạn tra cứu, tìm hiểu thêm các loại cây thuốc nam quý hiếm, và dễ tìm quanh ta, đã được Đông Y và Y học Cổ truyền công nhận.

Danh mục 1000 cây thuốc Việt Nam

Bạn nên lưu ý, tên gốc của cây thuốc, cũng như nhiều tên gọi khác của cây đó, để có đủ danh sách 1000 cây thuốc, mà không bị trùng lặp. Vì có rất nhiều dược liệu, có nhiều tên gọi khác nhau.

1. Cây Xuyên Tâm Liên (tên khoa học: Andrographis paniculata), còn gọi là Cây lá đắng, công cộng, khổ đởm thảo, sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, và viêm phế quản. Trong Đông y, Xuyên Tâm Liên được phân loại vào kinh phế, vị, đại tràng và tiểu tràng.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 1

Dược liệu này còn có tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống (tăng lưu thông máu, giảm sưng đau), còn giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, thanh lọc, mát gan, giảm nhiệt độ cơ thể khi bị sốt.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Xuyên Tâm Liên hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu, giảm đau nhức xương khớp, trị viêm nhiễm và thoái hóa khớp.

2. Tầm Gửi Nghiến (tên khoa học Loranthus parasiticus), vùng núi phía Bắc, còn gọi là Sâm nghiến, Củ dái nghiến. Đứng trong danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, giảm mệt mỏi, ổn định huyết áp, bổ tim, thận, tăng cường sinh lý cho nam giới.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 2

3. Khoai Sâm (còn được gọi là Hoàng Sin Cô, cây yacón, địa tàng thiên, sâm đất) là một loại củ có vị ngọt thanh và tính mát, giúp lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể, còn có công dụng điều trị cao huyết áp, giảm lượng đường trong máu, tăng cường chức năng thận.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 3

4. Củ Tam Thất Bắc (còn được gọi là Kim Bất Hoán, Thổ sâm, Sâm tam thất, cây Xuyên tam thất), theo Đông y giúp tăng cường sinh lực, bồi bổ cơ thể, chỉ huyết, cầm máu, bảo vệ tim mạch, còn dùng để tiêu sưng, giảm phát triển của khối u, điều hòa kinh nguyệt.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 4

5. Nụ hoa Tam Thất là hoa nở của cây Tam Thất, cũng là dược liệu có giá trị trong Đông y, không kém cạnh so với củ Tam Thất Bắc. Nụ hoa Tam Thất còn gọi là điền thất nhân sâm, có công dụng hỗ trợ ngủ ngon, tăng cường sức khỏe tim mạch, điều hòa áp huyết, cải thiện trí nhớ, bổ máu và bình can.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 5

6. Tam thất nam, còn gọi là Ngải máu, Thiền liền tròn, Cẩm địa la, Tam thất gừng, Khương tam thất, thuộc họ gừng, chữa kinh nguyệt không đều, chậm kinh, trị đau nhức xương, cải thiện tiêu hóa và điều trị chảy máu cam và thổ huyết, trị độc từ rắn và côn trùng cắn.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 6

7. Cây Mộc Hoa Trắng, còn được gọi là Bạch Mộc Lan, cây Sừng trâu, Mức lá to, Mộc vài, Thừng mực lá to, Mức hoa trắng. Dùng để trị kiết lỵ và tiêu chảy, giúp giảm viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột. Dược liệu này còn dùng để chữa trị nhiễm amip, hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 7

8. Cây Ô Môi, tên khoa học là Phyllanthus acidus, còn gọi là Bọ cạp nước, Cây Cốt khí, Krêête, Brai xiêm, Aac phlê, Rich Choupu, Cây quả Canhkina, May Khoum. Đây là 1 trong 1000 cây thuốc Việt Nam, có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm xương khớp, còn tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, giảm táo bón, điều trị kiết lỵ, tiêu chảy. Dược liệu này còn dùng để điều trị các bệnh ngoài da như lở loét và hắc lào, kháng khuẩn và kháng nấm, giúp làm lành các vết thương, cải thiện các vấn đề da liễu.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 8

9. Cây Hoắc hương, tên khoa học: Pogostemon cablin, còn gọi là hợp hương, tô hợp hương, linh lung hoắc khử bệnh. Có tác dụng giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau, trị đau bụng, đầy chướng, ỉa chảy, nôn mửa, cảm mạo, cho đến trúng nắng, trúng thực, nhức đầu và sổ mũi. Cải thiện các vấn đề ợ gan và hôi miệng, giúp cân bằng hệ vi sinh trong dạ dày và ruột, còn được dùng để làm tinh dầu giúp thư giãn và làm dịu tinh thần.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 9

10. Cây nàng nàng còn được gọi là cây trứng ếch, cây bọt ếch, cây trứng ốc, cây nổ trắng, pha tốp, có tác dụng hành huyết, giải độc, giảm sưng đau và bồi bổ sức khỏe.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 10

11. Cây Đinh Hương (tên khoa học là Syzygium aromaticum), còn gọi là đinh tử, đinh tử hương, hùng đinh hương, công đinh hương, chi giải hương. Dùng để chữa tiêu chảy, nôn mửa, kháng khuẩn, chống viêm, còn giảm tức ngực, cải thiện lưu thông máu, điều trị loét dạ dày tá tràng, cải thiện phong thấp, đau xương và nhức mỏi chân tay.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 11

12. Cây Đại Hồi, tên khoa học là Illicium verum, còn gọi là hồi sao, đại hồi hương, tai vị, bác giác hồi hương. Dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như ỉa chảy, đầy bụng, nôn mửa, trị cảm hàn và đau bụng thổ tả, làm ấm cơ thể, chữa bệnh hôi miệng.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 12

13. Cây Khiếm Thực còn gọi là kê đầu thực, củ súng, thuộc họ súng, điều trị các vấn đề như ỉa chảy, do có tính chất cầm và kháng khuẩn, ổn định hệ tiêu hóa, còn giúp cải thiện suy nhược thần kinh, mệt mỏi, tăng cường sức khỏe thận, giảm tình trạng mộng tinh, tiểu không tự chủ. Trị viêm phế quản, giảm ho, cải thiện chức năng hô hấp.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 13

14. Quả Táo Mèo, tên khoa học: Docynia indica, mọc ở các vùng núi phía Bắc của Việt Nam, còn gọi là quả sơn tra, bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, chua chát. Giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy, đầy bụng, tốt cho tim mạch, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, áp huyết, giảm rối loạn lipid máu.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 14

15. Cây nọc sởi, còn gọi là cây cỏ ban, cây cỏ vỏ lúa, điền nhĩ thảo, hoặc điền hoàng cơ, có công dụng chính là điều trị sởi ở trẻ em và viêm gan vàng da. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để giảm sốt, giảm viêm và chữa trị các vấn đề liên quan đến đường ruột và hệ hạch.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 15

16. Cây ba chạc, còn gọi là cây dầu dấu, cây bí bái, cây mạt, cây chè đắng trong Đông Y có nhiều tác dụng như chống ngứa, thanh nhiệt, và khử trùng vết thương và vết loét.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 16

17. Cây Ngô Thù Du, tên khoa học: Perilla frutescens, còn gọi là Ngô vu, thù du, ngô thù. Điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, trị đau dạ dày, nóng rát, ợ chua, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, điều trị các tình trạng viêm nhiễm, lở loét miệng.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 17

18. Cây Chút Chít (tên khoa học: Achyranthes aspera, còn gọi là cây dương đề, cây lưỡi bò, thổ đại hoàng, thuộc họ rau răm). Điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và tá tràng, giảm viêm loét, đau rát vùng thượng vị, đầy bụng, ợ chua và ợ hơi, làm lành vết loét. Ngoài ra còn có khả năng sát khuẩn, chống viêm, điều trị các vấn đề về da như hắc lào, lở ngứa, mụn nhọt và sưng đau.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 18

19. Cây Dạ Cẩm, tên khoa học: Hylocereus undatus, còn gọi là loét mồm, cây ngón lợn, cây đất lượt, trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm ợ hơi, đau rát. Còn dùng để chữa trị lở loét miệng và lưỡi, còn giúp làm lành vết thương, nhanh liền sẹo, giúp phục hồi da bỏng hoặc trầy xước.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 19

20. Đại Hoàng, là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, còn gọi là chưởng diệp đại hoàng, hay hoàng lương. Có vị đắng, tính hàn, thuộc các kinh tỳ, vị, đại tràng, tâm bào và can, được sử dụng để trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu và sung huyết màng kết hợp.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 20

21. Cây Hoàng Liên Chân Gà, còn gọi là hoàng liên, Cây chi liên, vương chi liên, thượng thảo, cây sâm hoàng liên. Vị đắng và tính hàn, giúp điều hòa các kinh tâm, tỳ, vị và dùng để trị các trường hợp thấp nhiệt uất tích ở can đởm, trị mắt đỏ, mắt sưng đau.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 21

22. Hạt Cây Ba Đậu, còn gọi bã đậu, mắc vát, cóng khói, cáng khỏi, giang tử, mãnh tử nhân, lão dương tử, ba nhân, mần để, hoắt, phổn, để, đết. Đây là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, với vị cay, tính nóng, với công năng phá tích, trục đờm và hành thủy, dùng để chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng và táo bón.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 22

23. Cây rau sam, còn gọi là mã xỉ hiện, trường thọ thái hay mã xỉ thái, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, cải thiện hệ tiết niệu, còn có tác dụng lương huyết, làm dịu các cơn đau một cách tự nhiên. Kháng khuẩn chống viêm, giúp điều trị các bệnh ngoài da như loét, mụn nhọt và tràm.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 23

24. Sa Nhân, tên khoa học là Amomum xanthioides, họ Gừng, là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, tính ôn và vị cay, giúp bổ tỳ vị, tăng cường tiêu hóa, điều hòa lưu thông khí huyết, cải thiện viêm đại tràng.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 24

25. Bí Ngô, còn gọi là bí đỏ, bí rợ, không chỉ là loại củ trong các bữa ăn hàng ngày, mà còn có tác dụng sáng mắt, giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch. Đây là một trong các loại cây thuốc nam quanh ta.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 25

26. Kê nội kim, còn gọi là Màng Mề Gà, là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, có vị ngọt, tính bình, giúp chữa đau dạ dày, trị tiêu chảy, chống suy dinh dưỡng, trị viêm đường tiết niệu, giảm đầy bụng, tiểu buốt, còn dùng để trị ho gà, giảm đau, nhức gan.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 26

27. Hạt cau, còn gọi là tân lang, binh lang, vị chát, the, tính ấm, giúp thông khí, sát trùng, điều trị các vấn đề liên quan đến đại tiểu tràng, bao gồm tình trạng bụng đầy, ỉa chảy, và các bệnh lý như phù thũng và cước khí.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 27

28. Cây Bồ Đề, còn gọi cây đề, cây giác ngộ (tên khoa học: Ficus religiosa), không chỉ gắn liền với giá trị tâm linh mà còn giúp chữa phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, làm dịu cơn đau răng, sát trùng vết thương, chữa ho, trị đau bụng.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 28

29. Cây Cóc Mẳn, còn gọi là cóc mẩn, cỏ the, cúc trăm chân, bách hài, cóc ngồi, thuốc mộng, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cầu tử thảo. Có vị cay, tính ấm, giúp trừ phong, tán hàn, tiêu viêm, giải độc và thông mũi họng, trị viêm nhiễm đường hô hấp. Còn được dùng để trị chốc lở, eczema, vết cắn của rắn.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 29

30. Cây Lựu, còn gọi là thạch lựu, thừa lựu, tháp lựu, an thạch lựu, toan thạch lựu, thiên tương, thạch lựu bì (vỏ của quả lựu). Không chỉ phong phú về chất dinh dưỡng như vitamin C, K và các khoáng chất, còn có khả năng chống viêm, giảm đau khớp, hỗ trợ rất tốt cho hệ tim mạch và ổn định đường huyết. Chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, hỗ trợ giảm viêm.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 30

31. Cây Keo dậu, còn gọi là keo giậu, cây bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng. Là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, với vị hơi đắng, tính mát, mùi thơm dễ chịu, dùng trong Đông y để trị giun, trị các bệnh về đường tiêu hóa, trị vàng da, thiếu máu.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 31

32. Mạch Môn, còn gọi là lan tiên, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan. Vị ngọt nhẹ, chút đắng, tính hàn mát, có tác dụng nhuận phế, trừ phiền, sinh tân, bổ vị âm, giúp cải thiện sức khỏe cho hệ hô hấp và tiêu hóa, trị ho, trị viêm phế quản, trị huyết áp thấp, nhuận tràng.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 32

33. Ngũ bội tử, còn gọi là bầu bí, bách trùng thương, văn cáp, tên khoa học Schlechtendalia sinensis Bell. Giúp trừ ho, cầm máu, trừ mụn nhọt, cầm tiêu chảy và giải độc, trị loét miệng, ngực nóng, ho có đờm, trị lỵ lâu ngày.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 33

34. Cây ổi, còn gọi khác như phan thạch lựu, là ủi, Mác ổi, Mù úy piếu. Không chỉ trái cây ngon, mà ổi còn được biết đến với khả năng giải độc, trị viêm đại tràng, đái tháo đường. Lá ổi giúp thu sáp chỉ huyết, giúp cầm máu, làm lành vết thương. Cây ổi dùng để trị ho, sốt, viêm họng, cả quả và lá ổi trị các vấn đề ăn uống không tiêu và làm lành vết loét.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 34

35. Phan tả diệp, còn gọi là tiêm diệp, hiệp diệp, Dương tả diệp, Tả diệp trà. Là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, giúp kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ cầm máu, kháng khuẩn, ức chế các nấm gây bệnh ngoài da, còn có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón, trị ăn không tiêu.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 35

36. Trần bì, là vỏ trái quýt, còn gọi là quyết, hoàng quyết, quất trần bì, vỏ quýt chín, quất bì, tần hội bì, quảng trần bì. Đây là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, với mùi thơm nồng nàn và vị đắng, cay, tính ôn, có khả năng sơ can, phá khí, giúp tăng cường tiêu hóa, giãn phế quản, làm loãng dịch đờm. Kháng viêm.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 36

37. Cây Sim, Quả Sim, còn gọi là Hồng sim, Đào kim phượng, Dương lê, Co nim, hay tên khoa học Rhodomyrtus tomentosa. Đây được coi là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, giúp trị kiết lỵ, tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm ruột và viêm gan. Chứa nhiều hoạt chất ellagic tannin, giúp chống viêm, giảm đau.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 37

38. Sử quân tử, còn gọi là quả giun, sử quân, dây giun, quả nấc, mác giáo thun, mạy lăng cường. Có vị ngọt, tính ôn, trừ thấp nhiệt, kiện tỳ vị, tiêu thực, sát trùng, dùng để trị các bệnh về da, tiêu chảy, giảm đau bụng, trị ăn không tiêu, tẩy giun.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 38

39. Tô Mộc, gọi là gỗ vang, tô phương, vang nhuộm, co vang, mạy vang, là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, vị ngọt, tính bình, không độc, an toàn. giúp điều hòa kinh nguyệt, tiêu viêm, ức chế các vi khuẩn gây bệnh, trị kiết lỵ, giảm hoa mắt, chóng mặt.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 39

40. Vàng đắng, gọi là dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng, dây khai, loong t’rơn, kơ trơng. Vị đắng, tính lạnh, dùng để sát trùng, thanh nhiệt cơ thể, tiêu viêm, giúp trin tiêu chảy, sốt rét, cải thiện lở ngứa.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 40

41. Viễn Chí, còn gọi là khổ viễn chí, nam viễn chí, viễn chí nhục, chích viễn chí, nga quản chí thông, chí thông, tỉnh tâm trượng. Có vị hắc, đắng, tính ấm, có công dụng an thần, ích khí, khu đàm, chỉ khí và ích tinh. Hỗ trợ hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc, điều trị ho, viêm phế quản, liệt dương, suy nhược cơ thể.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 41

42. Vừng đen, còn gọi là mè đen, kala Til. Đây là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng, làm bền gân cốt, sáng mắt, trị táo bón, còn hỗ trợ ngăn ngừa tế bào ung bướu.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 42

43. Bách Bộ, còn gọi là đẹt ác, dây ba mươi, bà phụ thảo, bách nãi, dã thiên môn đông, vương phú, thấu dược, bà tế, bách điều căn, bà luật hương, man mách bộ, bách bộ thảo, cửu trùng căn, cửu thập cửu diều căn. Vị ngọt, đắng, tính hơi ôn, công dụng nhuận phế, chỉ khái và sát trùng, dùng trị ho lao, viêm phế quản mạn tính, ho gà và giun đũa.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 43

44. Cây Bách Hợp, còn gọi là loa kèn, hoa huệ tây, hoa ly ly, là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, vị đắng, tính hơi hàn, với khả năng thanh tâm, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, còn giúp nhuận phế, trừ ho, cải thiện hệ hô hấp. Mang lại cảm giác thoải mái giảm đau cho người điếc tai và đau tai, hỗ trợ trị phổi và các tình trạng thổ huyết, đau ngực.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 44

45. Dây mơ, còn gọi là lá mơ lông, Lá thúi địch, dây mơ tròn, lá thúi địt, mơ leo, dây mơ lông, ngưu bì đống. Giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng và sa trực tràng, ức chế một số vi khuẩn có hại, ngăn chặn sự phát triển của viêm đại tràng.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 45

46. Cây Ma hoàng, còn gọi là ty diêm, long sa, xích căn, đậu nị thảo, rất tốt trong việc kích thích ra mồ hôi, lợi tiểu, trị ho, trừ đờm, điều trị viêm phế quản, hen suyễn, trị đau khớp, nhức đầu và viêm mũi.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 46

47. Thiên môn đông, còn gọi là thiên môn, dây tóc tiên, co sin sương (Thái), sùa sú tùng (Hmông), mè mằn, mằn săm (Tày), dù mác siam (Dao). Có vị đắng, tính bình, với khả năng khu hàn nhiệt, nhuận ngũ tạng, tốt cho người suy nhược, gầy ốm, cần phục hồi sức khỏe, còn giúp trị bệnh về hô hấp, phế, ho, hen suyễn, ho lao ra máu, giúp cải thiện chức năng của phổi.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 47

48. Cây Tiền hồ, còn gọi là quy nam, thổ dương quỳ, sạ hương thái hay tử hoa tiền hồ. Là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, vị đắng, tính hơi hàn, giúp thanh phế nhiệt, tán phong tà, hóa đàm, giảm ho, cải thiện sức khỏe hô hấp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, tốt cho tim mạch, an thần, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 48

49. Cây Tỳ bà, còn gọi là nhót tây, nhót Nhật Bản, ba diệp. Có vị đắng hơi ngọt the, tính bình, giúp thanh phế hòa vị, làm dịu và cải thiện chức năng hô hấp, tiêu hóa, giáng khí hóa đờm, chữa trị tức ngực, hen suyễn, đau dạ dày, cảm giác rát cổ.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 49

50. Cây Cải bẹ, còn gọi là cải đắng, cải xanh, cải cay, cây mù tạt, không chỉ là thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, còn giúp giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí và giảm đau, an thần, chữa ho, long đờm, tiêu thũng.

Danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam các loại hình 50

51. Qua Lâu, còn gọi dưa núi, vương qua, dưa trời, hoa bát (tên gọi ở miền Bắc) hay bát bát châu (tên miền Nam), giúp trị các bệnh về hô hấp và liên quan đến nhiễm trùng, chữa trị viêm phế quản, ho, nhiều đờm, trị viêm hạch, bướu cổ, những tình trạng nhọt vú và nhọt trong ruột, còn giúp chữa đại tràng táo kết, trị táo bón, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

52. Cây Cát cánh, còn gọi là là kết canh, mộc tiện, bạch dược, phù hổ hay cánh thảo, cây hương lâu, cát cánh lan, huệ rừng, cây lâm nữ, cây bả chuột. Vị cay, đắng, tính ôn, có lợi ngũ tạng, trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, ôn trung và tiêu cốc, giúp trị ho do phong tà ở phế, đau họng, đau ngực và đau sườn. Còn được gọi là

53. Cây Củ cải (còn gọi là La bạc), vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không chỉ sử dụng trong ẩm thực mà còn có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu và kích thích tiêu hóa, bảo vệ dạ dày, giảm thiểu các vấn đề về đường tiêu hóa.

54. Cây Ngũ Gia Bì (còn gọi là ngũ gia bì chân chim, cây đáng hoặc cây lằng), vị cay, đắng, tính ôn, giúp bổ thận, ích tinh, mạnh gân cốt, minh mục, cải thiện chức năng sinh lý, còn có tác dụng hạ khí, bổ ngũ lão, hóa đờm và trừ thấp, giảm đau nhức xương khớp, suy nhược cơ thể, cải thiện các vấn đề liên quan đến thận.

55. Cây Bán hạ (còn gọi là bán hạ nam, củ chóc, cây chóc chuột hay lá ha chìa), được công nhận là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, có vị cay, tính ấm, giúp táo thấp, hóa đàm, chỉ thổ và giáng nghịch, trị cảm lạnh, chữa trị cho phụ nữ có thai gặp phải tình trạng nôn mửa, điều trị rong kinh.

56. Cây kim anh (còn gọi là thích lê tử, đường quán tử, hồng vụng, hồng dại) dùng để điều trị tiểu đêm, tiểu són, mộng tinh, yếu sinh lý ở nam, và các vấn đề khí hư ở phụ nữ.

57. Cây Ngưu tất, còn gọi là bách bội, cây cỏ xước, ngưu kinh, hồng ngưu tất, hoài ngưu tất, ngưu tịch, có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ và mạnh gân cơ, đồng thời giúp bổ gan thận, kích thích tiểu tiện, chữa tiểu đường, sỏi thận, viêm mũi dị ứng, bệnh về gan – thận, bệnh gout, thoát vị đĩa đệm, đa khớp dạng thấp, phong thấp; trị đau lưng, mỏi gối, tăng cường cương dương.

58. Cây Ô Đầu (còn được gọi là xuyên ô, cố y hay củ ấu tàu, củ gấu tàu), vị cay, đắng, tính nóng, trị khu phong trừ thấp, ôn kinh, giảm đau, chữa nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp.

59. Cây Xuyên khung (được gọi là Dược cần, Mã hàm cung, Tây khung, Giải mạc gia, khung cùng, tang ky), vị cay, đắng, hơi ngọt, giúp bổ huyết, nhuận táo, chống phong, chỉ tả lỵ, điều hòa mạch, tiêu huyết ứ và giảm thấp.

60. Thanh hao hoa vàng (còn gọi là là thanh cao hoa vàng, thảo cao, ngải hoa vàng, ngải tiên, ngải si, ngải hôi, ngải mèo, hoàng hoa cao) vị đắng, tính hàn, có công dụng lương huyết, giải thử, thanh hư nhiệt, trị cảm nắng, hỗ trợ tiêu hóa, lợi gan mật, làm mát cơ thể.

61. Cây Màn kinh tử (còn gọi là kinh tử, vạn kim tử, quan âm, thuốc kinh, thuốc ôn, đẹn ba lá) là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt cơ thể, tán phong nhiệt, giúp giảm triệu chứng của cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, trị cao huyết áp.

62. Cây dâu, họ dâu tằm (còn gọi là dâu tằm, dâu cang (H`mông), tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao), tầm tang, Mạy Môn). Người ta dùng lá dâu, để tán phong, thanh nhiệt và lương huyết, hỗ trợ cải thiện lưu thông máu. Quả dâu vị ngọt chua, tính mát, giúp bổ gan dưỡng huyết và trừ phong, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho gan.

63. Cây Bạc hà (còn gọi là húng bạc hà, húng cay hay bạc hà nam), vị cay, the, tính mát, mùi thơm dễ chịu, trị đầy bụng, trướng, giúp tiêu hóa tốt, trị phong đờm, sốt cao.

64. Cây quế (còn gọi là nhục quế, quế thanh, quế đơn, quế chi, liễu quế, quế bì, quế quỳ, quế tâm, liễu quế, ngọc thụ) vị ngọt cay, tính nóng, làm thông huyết mạch, tăng sức nóng, kích thích tiêu hóa, và giảm đau nhức xương khớp.

65. Cây phòng phong (còn gọi là hồi thảo, sơn hoa trà, bỉnh phong, Bách chi, Lan căn), vị cay ngọt, giúp hành kinh lạc, khu phong, bổ trung, và ích thần, chữa cảm mạo phong hàn, cảm lạnh, trị đau nhức xương khớp, co giật uốn ván và các vấn đề liên quan đến cơ bắp.

66. Kinh giới (còn gọi là rau giả tô, tịnh giới, kinh giới tuệ), vị cay nồng, tính ấm, giúp trừ phong giải biểu, cầm máu, hạ nhiệt, an thần, chữa cảm mạo, nhức đầu, băng huyết, đại tiện ra máu.

67. Cây bạch cập còn gọi là liên cập thảo, là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, vị đắng, tính bình, giúp bổ phế, sinh cơ, hóa ứ, cầm máu, chữa ho lao, ho ra máu, trị chấn thương chảy máu, mụn nhọt sưng tấy.

68. Cây Long Não (còn gọi là dã hương, chương não, long não hương, mai hoa băng phiến, là cây thuộc họ long não (lauraceae)). Hỗ trợ điều trị suy tim, chứng hồi hộp, tim đập nhanh, còn có tác dụng sát trùng, tiêu viêm và tăng lưu lượng máu cục bộ.

69. Cỏ Nhọ Nồi (còn gọi là cây cỏ mực, mặc hán liên, hạn liên thảo), là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, dùng để trị sốt xuất huyết, sốt phát ban, cầm máu, trị chảy máu cam, viêm mũi, xuất huyết tử cung, chữa tưa lưỡi ở trẻ.

70. Cây dừa cạn (còn gọi là hải đằng, dương giác, bông dừa, bông dừa cạn, trường xuân hoa, hoa tứ quý). Có tính mát, vị đắng, giúp hoạt huyết, tiêu thũng, tiêu viêm, hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị tiểu đường, kinh nguyệt không đều, bí tiểu.

71. Cây thông thiên (còn gọi là huỳnh liên, trúc đào hoa vàng, hoàng hoa giáp trúc đào) vị cay, đắng, tính ôn, hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến tim mạch, tiểu tiện, giúp thông tiểu, chữa trị viêm kẽ mô quanh móng tay.

72. Cây rau má lá rau muống (còn gọi là cây mặt trời, nhất điểm hồng, muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, dương đề thảo, hồng bối diệp), dạng cây thân thảo, giúp giải độc cơ thể, trị mụn nhọt và viêm gan mạn tính, trị ho, phòng ngừa nhiễm phóng xạ hạt nhân.

73. Cây cà phê, vị đắng, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng kích thích thần kinh, tăng hoạt động của cơ tim, kích thích tiêu hóa, chữa trị ngất, cảm mạo.

74. Cây khúng khéng (còn gọi là Chỉ cụ, Kê trảo, Vạn thọ), trị tiêu hóa, đại tiện kém, giảm nôn, giải độc, bảo vệ gan, giảm nhiệt miệng, lưỡi, mồ hôi trộm, phát ban.

75. Cây vai trắng (còn gọi là Vai trắng, Vai dài, Nhà can), là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, giúp thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, trị phong thấp đau nhức khớp xương, cảm mạo.

76. Hoa Nghệ Tây (còn gọi là Saffron, nhụy hoa nghệ tây), giúp da sáng, khỏe, săn chắc, chữa mất ngủ, chống khối u (trị ung thư), chống trầm cảm, bổ gan, trị hen suyễn.

77. Sâm tỏa dương (còn gọi là nấm ngọc cẩu, nấm tỏa dương, củ gió đất, cỏ ngọt núi, pín cẩu, hoa đất, ký sinh hoàn, cây không lá), giúp bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, tăng cường sinh lý nam giới, còn giúp bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu, trị đau lưng, liệt dương.

78. Nhân sâm, là một trong các loại cây thuốc nam quý hiếm thuộc họ ngũ gia bì, giúp bồi bổ cơ thể, bổ tỳ ích phế, an thần, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, cải thiện chức năng não bộ.

79. Đinh lăng (còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm), là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, vị đắng, tính mát, giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, giải độc thức ăn, chống oxy hóa, tăng cường sinh lý, cải thiện chức năng não bộ.

80. Cây thành ngạnh (còn gọi là lành ngạnh, cúc lương, ngành ngạnh, hay cây đỏ ngọn, mạy tiên (Tày), co kín lang (Thái), cây vàng la), vị ngọt vừa, hơi đắng, chua, chát, tính mát, giúp giải độc cơ thể, thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, cải thiện sức khỏe tim mạch.

81. Cây cúc tím (còn gọi là hoa cúc tím, Echinacea, Hoa tím, Cỏ bướm tím, Tô liên cọng, Nhả ma bả (Tày), thuộc họ Hoa mõm chó) là một trong các loại cây thuốc nam, bổ cho âm khí, làm nhẹ đầu, sáng mắt, tăng hệ miễn dịch, trị cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan.

82. Cây hương nhu (còn gọi là cây é tía, é rừng, mậu dược, sơn ông, hương thái), tính ôn, vị cay, dùng để thanh thử, hành thủy, trị sốt, chữa đau bụng, chảy máu cam, kích thích mọc tóc, chống oxy hóa.

83. Cây tần giao (còn gọi là tần cửu, tần qua, tần giao, thanh táo, thuốc trặc, trường sơn cây, tên khoa học: Radix Gentianae Quịnjiao), tính hơi hàn, vị đắng, có tác dụng làm hư nhiệt, lợi tiểu, trị thấp khớp, an thần, giảm co quắp gân xương, trị phong tê thấp, giải rượu.

84. Thổ phục linh (còn gọi là củ kim cang, củ khúc khắc, thổ tỳ giải, củ cun, cẩm cù, cây linh phạn đoán, dây kim cang, kim cang mỡ, dây nâu), có tính bình, vị ngọt, giúp khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau xương khớp, nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, hạ đường huyết, chữa đau bụng kinh, vẩy nến, mề đay.

85. Cây móng quỷ (còn gọi là cây vuốt quỷ, cây móng hùm, devil’s claw) là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, vị đắng, không mùi, giúp kháng viêm, giảm đau, trị viêm khớp, thoái hóa khớp, trị đau dạ dày, giảm cholesterol trong máu.

86. Dầu cây chè (còn gọi dầu trà), giúp giảm mụn, giảm gàu, trị trứng chấy, khử trùng và kháng nấm, hiệu quả đối với nấm móng chân.

87. Xuyên phá thạch (còn gọi là cây Mỏ quạ, Hoàng lồ, Vàng lồ, mốc câu), có tính mát, hơi đắng, trị lao phổi, ho ra máu, phong thấp, đau nhức lưng gối, hỗ trợ chữa lành các vết thương, giúp phụ nữ bế kinh.

88. Cây tỳ giải (còn gọi là Xuyên tỳ giải, Tắt giã, Phấn tỳ giải, Bì giải, Củ Kim cang, Bạt kế), tính bình, quy vào hai kinh can và vị, với vị đắng, trị dị ứng da, giải độc cơ thể, trị đau nhức, lưng gối tê đau, trị gout và mụn nhọt.

89. Đỗ trọng (còn gọi là Mộc miên, Ngọc ti bì, Miên hoa, Hậu đỗ trọng, Xuyên đỗ trọng, là loại cây di thực), có tính ôn, vị ngọt, hơi cay, giúp hạ huyết áp, chống co giật, giảm cholesterol trong máu, trị thận hư, dưỡng thai, chữa chóng mặt.

90. Cốt khí củ (còn gọi là điền thất, hổ trượng căn, hoạt huyết đan hay ban trượng căn, hổ trượng, nam hoàng cầm, điền thất, hồng lìu, tử kim long), tính ấm, vị đắng, tâm bào, quy vào kinh can, giúp trị phong thấp tê bại, ngã ứ huyết, viêm gan cấp, cải thiện kinh nguyệt khó khăn, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

91. Cây thăng ma (còn gọi là Quỷ kiếm thăng ma; châu thăng ma; kê cốt thăng ma; châu ma; tây và bắc thăng ma), vị đắng, ngọt, hơi cay, giúp hành ứ huyết, thăng dương, cử hãm, chữa cảm mạo, phong nhiệt.

92. Cây sài hồ (còn gọi là diệp sài hồ, trúc diệp sài hồ, bắc sài hồ), là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, vị đắng, tính bình, giúp giải uất, điều kinh chủ trị ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, trị hoa mắt chóng mặt, đau đầu, chữa sốt rét.

93. Dây gắm (còn gọi là dây mấu, vương tôn, dây sót, dây gắm lót, cây gắm), chữa tê thấp, giải độc do rắn cắn, chữa sốt rét, giảm đau, tiêu viêm, trị các bệnh về đường hô hấp, kháng khuẩn tốt.

94. Cây xăng sê (còn gọi là cây ngũ sắc, cây khôi đốm, Khôi tía, khôi nhung, lá khôi), vị chua, tính hàn, quy vào kinh tỳ vị, giúp bình can, giảm can khí uất và điều trị viêm nhiễm, cải thiện tiêu hóa.

95. Cây sầu đâu (còn gọi là sầu đâu rừng, cây cứt chuột, hạt khổ sâm, nha đảm tử, chù mền, khổ luyện tử, san đực (Sầm Sơn), cứt cò (Vĩnh Linh), bạt bỉnh (Nghệ An)). Có tính mát, vị đắng, với công dụng bổ đắng, hạ sốt, làm săn da, trị sốt rét, trị phong, chảy máu mũi, rối loạn nước tiểu, chữa dạ dày, kiểm soát đờm.

Sầu đâu bản địa (còn gọi là Xoan ta, Xoan nhà, Sầu đông, Thầu đâu, Khổ luyện, Xuyên luyện tử), có vị đắng, tính hàn, vào phủ đại trường, giúp sát trùng, trị sốt rét, diệt trùng, giun sán, chữa lỵ.

Sầu đâu Ấn Độ còn gọi là cây Neem, Xoan Ấn Độ, Xoan ăn gỏi, có tác dụng giảm đau, chống viêm, bảo vệ răng miệng, giảm chướng bụng và đầy hơi.

96. Hoài sơn (còn gọi là khoai mài, củ mài, củ chụp, sơn dược, thư dự), có tính ôn, vị ngọt, thái âm phế, giúp bổ tỳ vị, sinh tân dịch, phế, thận, cân bằng âm dương, trị đái tháo đường và chứng tiêu hóa kém.

97. Tục đoạn (còn gọi sơn cân thái, đầu vù, rễ thái, oa thái, sâm nam), một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, vị cay, đắng, ngọt, hơi ấm, giúp hoạt huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt, trị đau lưng, an thai, lợi sữa, trị thận can hư. mụn nhọt,

98. Nhục thung dung (còn gọi là địa tinh, đại vân, nhân sâm sa mạc), có tính ấm, vị mặn, ngọt, giúp kiện dương, bổ thận, ích tinh, nhuận tràng, trị liệt dương, suy giảm sinh lý, tăng cường sinh lực cho nam giới.

99. Khương hoạt (còn gọi là Trúc Tiết Khương, Xuyên Khương, Hổ Vương Sứ Giả), có công dụng tán hàn, giải biểu, trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, giải nhiệt, điều trị thiếu máu cơ tim, tăng lưu lượng máu, trị cảm mạo.

100. Cốt Toái Bổ (còn gọi là Tổ rồng, Hầu khương, Tắc kè đá, Thân khương, Tổ phượng, Hộc quyết, Thu mùn, Ráng bay, Hồ tôn khương, Tổ diều, Co tạng tó, Co in tó). Công dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ thấp, giảm đau cầm máu, trị đau nhức xương khớp, xơ vữa động mạch, ngừa lipid huyết áp cao.

101. Bạch chỉ (còn gọi là chỉ hương, lan hòe, bạch cự, hòe hoàn, hương bạch chỉ, phong hương, hàng bạch chỉ, an bạch chỉ, bách chiểu, đỗ nhược). Là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, tính ôn, vị cay, giúp hoạt huyết, sinh cơ, giảm đau, chữa viêm xoang, trị trĩ do phong độc.

102. Cây sói rừng (còn gọi là cửu tiết trà, tiếp cốt mộc, cửu tiết phong, sói nhẵn, thảo san hô, cửu tiết lan, sơn hồ tiêu), là một trong các loại cây thuốc nam có tính hơi ấm, vị đắng, cay, trị phong trừ thấp, kháng khuẩn tiêu viêm, trị ung thư, giảm đau nhức xương khớp, trị kinh nguyệt không đều.

103. Nhũ hương (còn gọi là hắc lục hương, địa nhũ hương, thiên trạch hương), được quy vào kinh tâm, can và tỳ, vị cay đắng, tính ôn, giúp hoạt huyết, điều khí, chỉ thống, ngứa, ác khí, giúp bổ can, ngủ ngon, trị đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt.

104. Dây đau xương (còn gọi là Khoan cân đằng, Tục cốt đằng, Khau năng cấp, Chan mau nhây), tính mát, vị đắng, giúp thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp, chữa đau nhức xương khớp, trị tê bì chân tay, trị gout và các vấn đề liên quan đến dạ dày.

105. Thỏ Ty Tử (còn gọi là Hạt cây tơ hồng, dây tơ hồng, tơ hồng vàng, tơ vàng, đậu ký sinh, miễn tử, khan dạ lùa, khan lượt (Tày)). Là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, có tính bình, vị cay, giúp ích âm, bổ dương, cố tinh, kiện gân cốt, trị thận hư, đau lưng, mỏi gối, tăng cường miễn dịch.

106. Kê huyết đằng (còn gọi là cây cỏ máu, huyết phong đằng, hồng đằng, huyết rồng, máu gà, đại huyết đằng, kê huyết đằng, dây máu người). Có vị hơi ngọt, đắng, tính ấm, quy vào kinh can, giúp mạnh xương cốt, bổ khí huyết, thư cân, trị đau lưng, viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, tốt cho tim mạch, kháng viêm, trị kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, ruột thừa, giun, bồi bổ cơ thể.

107. Lá lốt (một số nơi gọi là “nốt”, ở Nam bộ gọi là lá lốp), có mùi thơm đặc trưng, vị cay, tính ấm, giúp hạ khí, ôn trung, tán hàn, chỉ thống, trị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, phong hàn thấp, đau đầu, tê thấp, và say nắng.

108. Độc hoạt (còn gọi là khương thanh, độc diêu thảo, hộ khương sứ giả, hồ vương sứ giả, thanh danh tinh, trường sinh thảo, sơn tiên độc hoạt, xuyên độc hoạt, địa đầu ất hộ ấp), tính ôn, vị cay, quy vào kinh can, bang quang, giúp chỉ thống, trừ phong thấp, trị đau nhức xương khớp, phong hàn, kháng viêm, chữa đau răng, cảm gió.

109. Lô hội (còn gọi là nha đam, lưu hội, hổ thiệt, long tu), có tính hàn, vị đắng, quy vào kinh can, giúp trấn tâm, minh mục, thanh nhiệt, kiện tỳ, trị chứng viêm ruột, nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa, làm lành vết thương, chữa viêm loét đại tràng.

110. Cây Kế sữa (còn gọi là cây cúc gai, cây kế thánh, cây kế nhiều màu, và cây kế Scotch), là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, tính hàn, vị đắng, dùng để cầm máu, giải nhiệt, trừ lỵ và làm tăng huyết áp, thúc đẩy tuyến sữa hoạt động, giúp ngừa mụn trứng cá, giảm lượng đường trong máu. Silymarin được chiết xuất từ hạt hoặc từ quả của cây Kế sữa, giúp trị viêm gan, phục hồi chức năng gan, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, và ức chế sự biến đổi của gan.

111. Cây đơn châu chấu (còn gọi là cây cuồng, rau gai, cẩm giàng, độc lực, cây đuống, cây răng, đinh lăng gai), có tính ấm, vị cay, hơi đắng, dùng để giải độc, thành nhiệt, khu phong trừ thấp, tăng lưu thông khí huyết ở gân cốt, giảm đau xương khớp, trị ho.

112. Cây thiên niên kiện (còn gọi là sơn thục, cây bao kim, ráy hương), có tính ấm, vị đắng, cay, giúp khỏe gân cốt, trừ phong thấp, khử hàn, trị nhức mỏi gân xương, trị thấp khớp, phong hàn, đau dạ dày.

113. Cỏ lá tre (còn gọi là Đạm trúc diệp, cỏ cú, áp chích thảo, thủy trúc, cỏ lá gừng), có tính hàn, vị ngọt, nhạt, giúp trừ phiền, thanh nhiệt, tiêu viêm, trị các bệnh về gan, trị sốt khát nước, trị viêm miệng, tăng cường tái tạo tế bào gan, và giữ gìn sức khỏe cho cơ thể.

114. Cây ngưu bàng tử (còn gọi là còn gọi là cây ngưu bàng, hắc phong tử, đại lục tử, đại đao tử, á thực, lệ thực, Thục ngưu bàng, Thử niêm tử, mã diệc danh thử niêm), giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ phong nhiệt, thông phổi, tiêu thũng, sát khuẩn, trị giang mai, chống nọc độc, làm lành các vết thương ngoài da.

115. Chè vằng (còn gọi là vằng, chè cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, lài ba gân). Là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, có tính mát, giải độc, thanh nhiệt, chữa mất ngủ, tiêu mỡ giảm cân, ổn định huyết áp, giảm xơ vữa động mạch.

116. Cây mẫu đơn bì (còn gọi là Đan bì, Đơn bì, Đơn căn, Bạch lượng kim, Thử cô, Lộc cửu, Mộc thược dược, Mẫu đơn căn bì, Hoa tướng, Huyết quỷ, tiếng Tày là Màu đàn). Có tính hơi hàn, vị cay, đắng, giúp mát huyết, thanh nhiệt, hóa huyết, kinh bế, giải độc ung nhọt, trị thương hàn nhiệt độc, giảm viêm mũi dị ứng, làm giảm tiết mồ hôi không kiểm soát được.

117. Ưng bất bạc (còn gọi là Muồng truổng, Điều bất túc, Ô nha bất xí thụ, Ô bất túc, Đơn gai, Truổng lá nhỏ, Sẻn đen, Sẻn quả ba cạnh, người Tày gọi là Mạy khuống, Hoàng mộc dài, Sẻn muồng truổng). Có tác dụng giúp hóa thấp, trừ phong thấp, tiêu sưng, thông lạc, trị viêm gan, ngăn ngừa xơ gan, giảm nguy cơ ung thư gan, cải thiện chỉ số glucose trong máu, chống oxy hóa, duy trì sức khỏe tổng thể.

118. Ba Kích (còn gọi là cây ruột gà, ba kích thiên, hay sáy cáy (Thái), thao tày cáy (Mán), chầu phóng sì (Tày), chổi hoàng kim, chày kiằng đòi (Dao), đan điền âm vũ, dây ruột gà, diệp liễu thảo, Bất điêu thảo, Ba cức). Giúp bổ thận tráng dương, tăng cường gân cốt, khử phong thấp, giảm đau lưng, mỏi gối, trị cao huyết áp, thận yếu, di tinh, trị các bệnh liên quan đến thận và tinh trùng.

119. Cây ráy gai (còn gọi là chóc gai, mướp gai, móp gai, mác gai, khoai sọ gai, dã vu, hải vu, sơn thục gai hay cây cừa, cây móp (Nam bộ), tên khoa học Lasia spinosa Thwaites), có tính ấm, vị cay, giúp trừ xuyến, tiêu đờm, giải độc, thanh nhiệt, trị viêm gan, vàng da, ngứa ngáy, tăng cường lưu thông máu, trị các rối loạn khớp. Đây cũng là một trong các loại cây thuốc nam quý hiếm quanh ta.

120. Cây buchu (còn gọi là Bookoo, Bucco, Buku, Diosma), có tác dụng điều hòa hoạt động tiết niệu, hỗ trợ diệt vi khuẩn trong đường tiểu, trị viêm bàng quang, ngăn chặn nhiễm trùng trong hệ tiết niệu, lợi tiểu, giúp loại bỏ độc tố, trị các bệnh thống phong, tiểu không tự chủ.

121. Cây mã tiền (Còn gọi là Phan mộc miết, Mắc sèn sứ, Củ chi), tính hàn, vị đắng, quy vào kinh can tỳ, giúp thông lạc chỉ thống, giảm sưng tấy, tiêu kết tắc, trị tê bại cơ, giảm triệu chứng phong thấp, cải thiện tiêu hóa, tăng cường thị lực.

122. Cây ô rô (Còn gọi là cây ô rô gai, ô rô hoa nhỏ, ô rô nước, ô rô hoa trắng, dã hồng hoa, cây ắc ó, ô rô cạn, đại kế, thích kế, Miêu kế, Mã kế, Kê hang thảo, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hễ hạng thảo). Có tính hàn, vị mặn chua, hơi đắng, giúp hạ khí, tiêu sưng, tan máu ứ và giảm đau, giảm ho, ngừa các bệnh về đường ruột, trị đau dạ dày, vàng da, trị đái buốt.

123. Hy thiêm (còn gọi là cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, nụ áo rìa), ít độc, với vị đắng và cay, tác dụng lợi gân cốt, khu phong thấp, giảm đau, chữa chứng tay chân tê dại, giảm đau khớp gối, lưng, trị viêm khớp dạng thấp, hạ huyết áp.

124. Cây tiểu hồi hương (còn gọi là Tiểu hồi, tiểu hồi cần, hồi hương), có tính ôn, vị cay, quy vào kinh can thận, giúp ẩm can, tán hàn và lý khí khai vị, ôn thận chỉ thống, kích thích tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột, trị đau lưng do thận suy, lợi tiểu trung tiện, cải thiện chứng ăn không tiêu.

125. Cây xà sàng (còn gọi là xà sàng tử, cây giần sang), có tính bình, vị cay đắng, hơi có độc, giúp ích thận tử phong táo thấp, cường dương, cải thiện chức năng của thận, tăng cường sinh lực nam, tốt cho hệ thống thần kinh, giảm căng thẳng, ngừa loãng xương, duy trì sức khỏe xương khớp.

126. Dây thìa canh (còn gọi là dây muôi, lõa ti rừng), có khả năng sinh cơ, có tác dụng tiêu thũng chỉ thống, trị đau do phong, điều trị biến chứng của bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, giảm hấp thu đường glucose ở ruột, giúp kiểm soát đường huyết. Đây cũng là một trong các loại cây thuốc nam trị tiểu đường nổi tiếng.

127. Hạ khô thảo (còn gọi là thiết sắc thảo, mạch hạ khô, bổng trụ đầu hoa, nãi đông, thiết sắc thảo, tịch cú), có tính hàn, không độc, có vị đắng, giúp tan uất kết, cân bằng năng lượng trong cơ thể, can hỏa, làm sạch cơ thể, thanh lọc nội tiết, tiêu ứ sáng mắt, giải trừ nhiệt độc, làm dịu cơ thể, giảm các triệu chứng không thoải mái do nhiệt độc, hỗ trợ thông tiểu tiện và điều trị huyết áp, giúp làm sáng mắt, giảm nhức đầu

128. Ké đầu ngựa (còn gọi là Phát ma (Thổ), Thương nhĩ hoặc Thương nhĩ tử, Mác nháng), vị cay, đắng, quy vào kinh phế, giúp trừ phong thấp, làm thông mũi hiệu quả, tăng cường sức khỏe, giảm mụn nhọt, làm dịu vùng da tổn thương, giảm viêm nhiễm, bí tiểu tiện và bướu cổ.

129. Ích trí nhân (còn gọi là Anh Hoa Khố, Ích Chí Tử, Trích Đinh Tử), quy vào kinh tỳ, không độc, có vị cay, dùng để ấm thận, ôn tỳ và an thần, trị tiểu dầm, tiểu không tự chủ và đau bụng do lạnh, giải độc cơ thể, chống viêm.

130. Uy linh tiên (còn gọi là còn gọi là dây móc thông, dây ruột gà), một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, tính ôn, vị cay, mặn, quy vào kinh bàng quang, dùng để trừ phong, hành khí và thông kinh lạc, trị phong tê thấp, chống co giật, giảm đau bụng và cải thiện chức năng tiêu hóa.

131. Trắc bách diệp (còn gọi là trắc bá diệp, bá tử nhân), có tính hơi lạnh, vị đắng chát, tác dụng sát trùng, lương huyết, cầm máu, kích thích mọc tóc, giảm các triệu chứng suy giảm trí nhớ, đau nhức xương khớp.

132. Địa cốt bì (còn gọi là khô kỷ, khổ di, kỷ căn, khước thử, tiên trượng, tiên nhân tượng, địa tinh, cẩu kế, địa tiết, địa tiên, khước lão căn, địa cốt quan). Đây là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, có tính lạnh, vị ngọt, quy vào kinh phế, giúp lương huyết, thanh nhiệt, chỉ khát và sinh tân, làm kiện gân cốt, tăng đề kháng, hỗ trợ giảm cholesterol máu, tăng sự co bóp tử cung ở phụ nữ.

133. Cây sinh địa (còn gọi là địa hoàng, thục địa, sinh địa hoàng), giúp dưỡng âm, thanh nhiệt lương huyết, sinh tân, trị chứng xuất huyết do nhiệt bức huyết hành, giảm huyết áp, bảo vệ gan, chống viêm, phòng tránh tác động của phóng xạ, tốt cho tim mạch, và tuần hoàn máu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tân dịch khô, khó ngủ. Chữa sinh lý ở nam giới, điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới.

134. Cây bảy lá một hoa (còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu), có tính hơi hàn, vị đắng, quy vào kinh can, giúp giải độc, thanh nhiệt, ngăn chặn phát triển khối u, giúp ổn định đường huyết trong máu, hỗ trợ trị các bệnh đường hô hấp, ho hen, hen suyễn.

135. Cây diếp cá (còn gọi là giấp cá, dấp cá, lá giấp, rau giấp, rau vẹn, ngư tinh thảo, tập thái), tính hơi hàn, vị chua, được quy vào túc quyết âm can, giúp tiêu thũng, thanh nhiệt, hóa đờm, trị bệnh trĩ, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, điều trị sỏi thận.

136. Cây đậu nành, là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, có tính bình, vị ngọt, được quy vào kinh tỳ thận, giúp giải biểu, phát hãn, hoạt huyết, tốt cho tim mạch, xương khớp, cải thiện sức khỏe da.

137. Cây huyền sâm (còn gọi là hắc sâm, đại nguyên sâm,) giúp giải độc, tư âm, giáng hỏa, cân bằng năng lượng, làm mát cơ thể, kích thích mồ hôi tự ra, giảm cân, giảm lao hạch, trị cao huyết áp, giảm tắc nghẽn mạch máu, giảm táo bón, giảm viêm amidan.

138. Cây đuôi chuột (còn được gọi là Đũa bếp, hải tiên, bôn bôn, mạch lạc, điềm thông, giả mã tiên), có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

139. Xạ can (còn được gọi là cây lưỡi đồng, cây rẻ quạt, tính cay, độc, có vị can), giúp giải độc, thanh hỏa, tán huyết, tiêu đờm, trị viêm khớp gối, giảm táo bón, chữa sốt, viêm amidan, sưng vú do tắc tia sữa, rắn cắn.

140. Cây bại tương thảo (còn gọi là Bại tương; Khô thán; Cây trạch bại; Cây lộc trường; Mã thảo; Khổ chức; Kỳ minh; Lộc thủ), tính hơi lạnh, vị cay đắng, thường quy vào kinh vị, giúp khử ứ bài nông, thanh nhiệt giải độc, làm dịu thần kinh, giảm ung nhọt, trị ói ra máu.

141. Cây Ngấy Hương, cây Mâm Xôi (còn gọi là cây Ngấy, Ngấy chĩa lá, Ngũ gia bì hương, cây Tu hú, Mác tin tang (Tày), Chát ngấy, Đùm đũm hương). Giúp cải thiện sức khỏe gan, trị viêm gan vàng da, giảm nguy cơ đau tim, xơ vữa động mạch, giảm lượng mỡ trong máu, giảm cân.

142. Cúc vạn diệp (còn gọi là cúc vạn diệp, cỏ thi, dương kỳ), giúp cân bằng lượng huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, chữa lành vết thương, viêm vú, giảm căng thẳng, lo lắng, trị rối loạn kinh nguyệt, giảm huyết áp.

143. Vỏ núc nác (còn gọi là Hoàng bá, nam hoàng bá, thiên trương chi, thiều tần chỉ, mộc hồ điệp, ngọc hồ điệp, vân cố chỉ, triển giản, bạch ngọc nhi), hiệu quả trong điều trị sỏi tiết niệu, bệnh lỵ, hắc lào, ban sởi, tổ đỉa, loét da, mề đay, viêm da dị ứng, mụn nhọt, đau dạ dày, ngộ độc thức ăn, phong hàn, ho mãn tính và các vấn đề như đái rắt, bong gân, sỏi bàng quang, giảm ngứa trên da.

144. Cây mộc thông (còn gọi là thông thảo, hoạt huyết đằng, biển đằng, dây khố rách, đinh phụ, phụ chi, vạn niên), có tính bình, vị cay, giúp giảm tâm hỏa, lợi tiểu tiện, thông huyết mạch, lưu thông huyết mạch, tuần hoàn máu, chứng hay quên và miệng lưỡi khô.

145. Cây muồng trâu (còn gọi là muồng muồng, muồng lác, cây lác, hoa lác), có tính mát, vị đắng, giúp nhuận tràng, thanh độc, sát trùng và giải nhiệt, cải thiện tình trạng tiêu hóa, tốt cho gan.

146. Cây bòng bong (còn gọi là hải kim sa, thạch vi dây, cút này (Tày), dương vong, thạch vĩ đằng, dây thòng bong), vị ngọt, tính lạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc, thông lâm, trị chứng tiểu tiện khó, đau thần kinh tọa, trị sỏi niệu đạo.

147. Cây tàu bay (còn gọi là Rau Tàu Bay, cây Kim Thất, Ngải Rét, Sra tây, Lảo Lộc), một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, tính bình, vị đắng, giúp giải độc, se da, thanh can hỏa, sát trùng, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh về bướu.

148. Dứa dại (còn gọi là: Huyết giác, Huyết giáng ông, Xó nhà, Trầm dứa, Cau rừng, Giác máu, Huyết giác Nam Bộ, Ỏi càng, Bồng bồng, Co ỏi khang, Dragonnier de Loureiro, Dragon tree). Giúp điều trị viêm gan cấp, viêm gan siêu vi, giúp giảm vi khuẩn, vi rút của bệnh gan, trị các vấn đề liên quan đến đường tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, trị đau nhức xương khớp, bệnh gout.

149. Nấm thái dương (còn gọi là Nấm tiên nữ xanh), có tính mát và dễ ăn, vị ngọt, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, chống ung thư, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

150. Nấm Hầu Thủ (còn gọi là nắm đầu khỉ, Nấm bờm sư tử), giúp chống viêm loét dạ dày, làm dịu và chống nguy cơ phát triển viêm loét, cải thiện trí nhớ, tốt cho não bộ, tim mạch, tăng cường sự tuần hoàn máu, tốt cho xương khớp, giảm nguy cơ mỡ máu.

151. Nấm linh chi (còn gọi là linh chi thảo, nấm trường thọ, nấm lim, thuốc thần tiên, tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên chung, tam tú), quy vào các kinh tâm, phế, can và thận, vị đắng, tính hàn, giúp bổ can khí và an thần, cân bằng tâm trạng và tăng cường trí nhớ, bảo vệ gan, giảm viêm gan, tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng. Đây là một trong các loại cây thuốc nam trị mỡ máu, huyết áp cao.

152. Cây trạch tả (còn gọi là mã đề nước, thủy tả, thuỷ đề, hộc tả, mang vu, vũ tôn, trạc chi), chữa phù thũng, thủy ẩm dưới tâm, tiểu buốt, tiểu dắt, thận hư, mồ hôi trộm, tiểu không thông, viêm thận mạn tính và cấp tính, giảm lipid máu, điều trị gan nhiễm mỡ, chóng mặt, viêm ruột cấp, tiểu ít, táo bón, chữa tiêu chảy, gây hoa mắt, không tỉnh táo, mát gan và sáng mắt.

153. Cây màng tang (còn gọi là sơn kê tiêu, tiêu rừng, sơn tiêu) giúp ức chế vi khuẩn, an thần, ổn định nhịp tim, trị đau đầu, đau dạ dày, viêm nhiễm, cải thiện tiêu hóa.

154. Cây nhàu (còn gọi là nhàu núi, nhàu rừng, cây ngao hoặc Noni), là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, quy vào kinh thận và đại tràng. vị chát, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng và lợi tiểu, trị nhức mỏi tay chân, tăng hệ miễn dịch, trị loét dạ dày.

155. Cây mía lau (còn gọi là Cam giá), một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, giúp bổ tỳ âm, dưỡng huyết, tả phế nhiệt, hạ đờm hỏa, an thần, trấn kinh tức phong, tiêu phiền nhiệt, thanh lọc gan, trị tiểu buốt, tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén, nôn ói phù nề và mất nước.

156. Cây cúc trắng (còn gọi là hoàng cúc, cam cúc hoa), quy vào kinh phế, tỳ, can và thận, vị đắng, tính bình, giúp thanh tán phong nhiệt, bình can, dưỡng huyết mục, trị co thắt đường tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc, mát gan.

157. Vọng cách (còn gọi là còn gọi là cây cách, cách núi, bọng cách, lá cách, tên khoa học là Premna integrifolia L. (Gumira littorea Rumph)), giúp thoái hoàng, kích thích hệ tiêu hóa, thông tiểu, tăng chức năng gan, trị viêm đại tràng, điều hòa kinh nguyệt.

158. Cây bìm bìm (còn gọi là hắc sửu, khiên ngưu tử, cây dương khỉ), vị cay và tính nóng, giúp thông đại tiện, tiểu tiện, sát trùng, giảm chướng bụng do xơ gan, trị đái rắt và đái buốt.

159. Cát căn (còn gọi là củ sắn dây, Bạch cát, Cam cát căn, Phấn cát), dạng cây thân thảo, quy vào kinh vị, phế, vị ngọt, tính bình, giúp tuyên độc, thấu chuẩn, tán nhiệt, giải biểu, trị huyết áp cao, trị rối loạn ở động mạch vành.

160. Hoa ngâu (còn gọi là mộc ngưu), là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, thuộc dạng cây bụi, quy vào ba kinh phế, vị và can, vị cay và ngọt, giúp tiêu thũng chỉ thống, trừ phong thấp, hoạt huyết và tán ứ, trị huyết áp cao, đau nhức xương khớp, trị váng đầu nhọt độc.

161. Tang bạch bì (còn gọi là là vỏ rễ dâu, Sinh tang bì, Tang căn bạch bì, Mã ngạch bì, Bạch tiễn b), có tên khoa học là Cortex mori Albae Radicis, có mùi thơm nhẹ, không độc, giúp lợi tiểu, chữa phù, giảm huyết áp, hạ đường huyết, trị sốt, trị tiểu rắt do phế nhiệt.

162. Ngũ vị tử (còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập), là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, dạng cây thân leo to, quy vào kinh phế, thận, vị chua và tính ấm, giúp chỉ tả, liễm hãn, an thần, chống suy nhược, điều trị liệt dương, yếu sinh lý, trị viêm gan, chống lại bệnh Alzheimer.

163. Hoàng kỳ (còn gọi là cao Hoàng kỳ, Co nấm mò (Thái), Miên hoàng kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ và Tiễn kỳ), là một trong 1000 cây thuốc Việt Nam, chữa ung nhọt, bổ thận, bổ khí huyết, lợi tiểu, giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, trị đái tháo đường, đái đục, đái buốt.

164. Náng hoa trắng (còn gọi là đại tướng quân, cây lá náng, náng sumatra, tỏi voi, chuối nước, Tỏi lơi, với tên khoa học là Crinum asiaticum L.), tính mát, có độc, vị cay, giúp tán ứ, tiêu sưng, thông huyết, giảm đau, chống viêm, trị bệnh trĩ, giảm chèn ép niệu đạo.

Xem thêm: Website Về Cây Thuốc Dân Gian

165. Cây đu đủ (còn gọi là phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc, với tên khoa học là Carica papaya), có tính hàn, vị ngọt, mùi hơi hắc, giúp nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng, chống ung thư cổ tử cung, trị đau lưng, mỏi gối, tăng miễn dịch.

166. Bạch hoa xà thiệt thảo (còn gọi là an điền bò, cây Lưỡi rắn, cỏ lưỡi rắn hoa trắng, cây lữ đồng, giáp mãnh thảo), thuộc cây thân thảo, có tính mát, quy vào kinh tâm và can.giúp lợi niệu, khử ứ, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư,ị ung nhọt.

167. Giảo Cổ Lam (còn gọi là cỏ trường thọ, phúc ẩm thảo, cây trường sinh, dền toòng, cổ yếm, ngũ diệp sâm), giảm lượng cholesterol trong máu, cũng là một trong các loại cây thuốc nam hạ huyết áp, giảm đường huyết, thanh lọc cơ thể hiệu quả.

168. Cây Đơn kim (còn gọi là xuyến chi, đơn kim, cúc áo, quỷ châm thảo), quy vào 2 kinh can và thận, có vị đắng, nhạt, hơi the, và tính mát, với khả năng mát máu, tiêu độc, sát trùng, thanh nhiệt, ngừa tiêu chảy, trị đau răng, sâu răng, kháng khuẩn, chống viêm.

169. Cỏ ngũ sắc (còn gọi là cây cứt lợn, hoa ngũ sắc, cỏ hôi, cỏ cứt heo, cây bù xích, cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, thắng hồng kế, cây trâm ổi), tên khoa học là Ageratum conyzoides L), vị hơi đắng, tính mát, giúp tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi, trị viêm xoang, trị tiêu khát của bệnh đái tháo đường.

170. Hương phụ (còn gọi là củ gấu, cỏ gấu, cỏ cú), vị cay, hơi đắng, ngọt, giúp kiện tỳ vị, điều hòa khí huyết, trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, cải thiện hệ tiêu hóa.

171. Cây mật gấu (còn gọi là cây lá đắng, cây Hoàng liên ô rô, cây mã rồ, lá lằng, sâm nam), tính mát, vị đắng, giúp giải độc, mát gan, tăng cường khả năng sinh sản, trị các bệnh tiêu hóa, giải rượu, giảm mỡ bụng, trị phong thấp, tiểu đường. Đây là một trong các loại cây thuốc nam quý hiếm.

172. Quả gấc (còn gọi là quả mít con, quả bầu đắng, bầu ngọt, hoặc Cochinchin Gourd), quy vào kinh can, tỳ, vị đắng, hơi ngọt, giúp hóa ứ tiêu sưng, sang thương, hoạt huyết, tốt cho tim mạch, ổn định hệ thần kinh, chống lão hóa, làm đẹp da.

173. Bạch Truật (còn gọi là Sơn khương, Truật, Sơn tinh, Đông truật, Dương phu và Sơn liên), trị các bệnh về gan, tăng cường hệ miễn dịch, trị sởi, ngứa ngáy, lở loét, nám da, hạ đường huyết, lợi niệu, bồi bổ cơ thể.

174. Tỏi (còn gọi là Hồ, Đại toán), có tên khoa học là Allium sativum L, quy vào kinh tỳ vị phế, vị cay, tính ấm, giúp ức chế vi khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, hạ huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa mạch.

175. Bạch linh (còn gọi là bạch phục linh, nấm lỗ, Phục thần), là một trong các loại cây thuốc Việt Nam, có tên khoa học là Poria cocos Wolf, quy vào tâm, tỳ, thận, vị nhạt, tính bình, giúp lợi tiểu, giảm phù thũng, chống ung thư, cải thiện tiêu hóa, trị suy nhược, ngừa táo bón.

176. Sâm Đương Quy, có vị ngọt, tính ôn, được quy vào can tâm tỳ, giúp trị viêm khớp, kích thích hoạt huyết, chống viêm, an thần, giảm đau, chống xuất tinh sớm, kích thích xuất kinh cho nữ, tuần hoàn máu, phòng chống đột quỵ.

177. Bạch thược (còn gọi là dư dung, ngưu đình, kỳ tích, có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall), tính hơi hàn, vị đắng, chua, giúp dưỡng huyết, lợi tiểu, và nhuận gan, giảm đau bụng, cải thiện tiêu hóa, và tăng lượng máu dinh dưỡng cơ tim.

178. Cây hàm ếch (còn gọi là trầu nước, tam bạch thảo, đường biên ngẫu, rau giổi, bẩu ngoại), giúp thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh ngoài da, đau xương khớp, sỏi bàng quang, viêm amidan.

179. Nghệ vàng (còn gọi là nghệ trồng, khương hoàng, uất kim hương), là một trong các loại cây thuốc Việt Nam, giúp huyết tích, kim sang, sinh cơ, chỉ huyết, phá ác huyết, trị viêm loét dạ dày, tăng hệ miễn dịch cơ thể, bảo vệ gan, ngăn ngừa ung thư, lưu thông các mạch máu.

180. Đại táo (còn gọi là táo tàu, táo đen, táo đỏ), quy vào kinh tỳ, phần huyết, vị ngọt và tính bình, giúp thông cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa bách, nhuận tâm phế,giảm độc tố, trị ăn uống kém, tiêu chảy, người mệt mỏi.

181. Gừng (còn gọi là sinh khương, can khương, bào khương), quy vào kinh phế, tỳ, vị, có vị cay, tính ấm, giúp tăng tiết mồ hôi, giảm nôn, ấm phế, giảm ho, trị viêm da, làm tăng huyết áp, chống viêm và giảm buồn nôn.

182. Đẳng sâm (còn gọi là Đảng sâm), là một trong các loại cây thuốc Việt Nam, hỗ trợ hạ huyết áp, trị thiếu máu, suy nhược cơ thể, cải thiện tiêu hóa, tốt cho tim mạch, tăng hệ miễn dịch.

183. Cây Diệp Hạ Châu (còn gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cây cau trời), là một trong các loại cây thuốc Việt Nam, vị hơi đắng ngọt, tính mát, giúp thanh can, chữa suy gan, sốt rét, trị nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt.

184. Bạch mao căn (còn gọi là rễ cỏ tranh, Cỏ tranh răng, Vạn căn thảo, có tên khoa học là Imperata cylindrica Beauv), giúp tiêu huyết ứ, lợi tiểu, thanh nhiệt, trị sỏi thận, sỏi mật, ngừa ho gà, trị sốt xuất huyết, và tốt cho phổi.

185. Cây mía dò (còn gọi là tậu chó, đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc, thăng long thảo), dùng để trị tiểu buốt, tiểu rắt, phù thũng, là một trong các loại cây thuốc nam tốt cho thận.

186. Rau má (còn gọi là tích tuyết thảo, liên tiền thảo) dạng cây thân thảo, mọc bò dưới mặt đất, có tính mát, vị hơi đắng, ngọt, giúp chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu, làm lành vết thương, cải thiện tiêu hóa, giảm trầm cảm, lo âu.

187. Cây lưỡi hổ (còn gọi là cây hổ vĩ, cây lưỡi cọp), chữa trị viêm tai, viêm họng, ho, khản tiếng và các vấn đề tiêu hoá, da, thận, hen suyễn, cũng như các vấn đề về răng hàm mặt, thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức đề kháng.

188. Bồ công anh (còn gọi là cây diếp hoang, rau bồ cóc, cây mũi mác hay rau lưỡi cày), là một trong các loại cây thuốc Việt Nam, giúp giải độc, hóa thấp, tiêu viêm, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng, bảo vệ gan, hạ men gan, lợi mật, trị ung thư, kích thích hệ tiêu hóa, chữa đầy bụng.

189. Kim ngân hoa (còn gọi là nhẫn đông hoa), có tính hàn, quy vào kinh phế, vị, tâm, giúp giải độc, thanh nhiệt, trị cảm lạnh, cúm, viêm phổi, hạ cholesterol trong máu, chữa viêm gan, viêm khớp.

190. Thảo quyết minh (còn gọi là muồng lạc, muồng ngủ, đậu ma),có tên khoa học là Cassia tora L, quy vào hai kinh can, thận, vị mặn, giúp khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện, bổ thận, tăng cường miễn dịch.

191. Lá sen (còn gọi là liên diệp, hà diệp), là một trong các loại cây thuốc Việt Nam, có tính bình, quy vào ba kinh can, tỳ, vị đắng chát, giúp kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết, giảm tình trạng xơ vữa động mạch, đột quỵ, ngăn ngừa mỡ máu, giảm cân, an thần.

192. Trà xanh (còn gọi là chè xanh), có tên khoa học là Camellia sinensis, có tác dụng trừ phiền, tiêu thực, thanh nhiệt, nâng cao tinh thần, chống oxy hóa, ngừa bệnh tim mạch, ức chế tế bào ung thư.

193. Khổ Qua, còn gọi là mướp đắng, giúp ổn định đường huyết, chống xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch, giải độc, giải nhiệt, chống oxy hóa, an thần, giúp ngủ ngon giấc. Khổ qua có 2 loại, khổ qua thường và khổ qua rừng.

194. Cây cỏ ngọt (còn gọi là cỏ đường, cúc mật, cỏ mật), giúp mát gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, giúp ngủ ngon, làm đẹp da.

195. Cam thảo (còn gọi là cam thảo bắc, lộ thảo, quốc lão, sinh cam thảo), theo đông y có tính bình, không độc, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, kiện gân cốt, ức chế thần kinh trung ương, giải độc, trị đau loét dạ dày, ngăn ngừa virus, trị viêm gan, làm đẹp da. Có 2 loại cam thảo dây và cam thảo đất.

196. Mật nhân (Còn gọi là bá bệnh, bách bệnh, mật nhơn, hậu phác nam, bá bịnh) là một trong các loại cây thuốc Việt Nam, tính mát, vị đắng, giúp tiêu viêm, lợi tiểu, trị kiết lị, rối loạn tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc, giải rượu, tái tạo các tế bào gan, tăng cường tinh trùng, và kích thích cơ thể sản xuất nhiều testosterone.

197. Cây bồ bồ (còn gọi là cây nhân trần, chè đồng, chè nội, chè cát, tuyến hương lam, nhân trần hoa đầu, hoắc hương núi), giúp lợi mật, kháng khuẩn, chống viêm, tốt cho dạ dày, diệt giun, trị vàng da, viêm túi mật, sưng mắt, đau đầu, bí tiểu, hen suyễn, viêm gan.

198. Biển súc (còn gọi là rau đắng (chúng ta ăn), cây càng tôm, cây xương cá), quy vào kinh Bàng Quang, vị đắng, tính bình, giúp diệt ký sinh trùng, trị ngứa, trị viêm âm đạo, viêm bàng quang, sỏi niệu đạo.

199. Dương xỉ (còn gọi là thái quyết, cẩu tích), là một trong các loại cây thuốc Việt Nam, có tính mát, vị chát, giúp ngăn ngừa lão hóa da, kích thích sản xuất collagen, trị khớp đau nhức, trị tiểu són, di tinh.

200. Actiso (còn gọi là Atiso, a-ti-sô, a ti sô), có tính mát, quy kinh Can và Đởm, vị ngọt, hơi đắng, trị bệnh tiểu đường, bồi bổ sức khỏe, giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt.

Còn những dược liệu dưới đây, chúng tôi chỉ kể tên, còn về công dụng, bạn có thể nghiên cứu thêm ở các tài liệu chuyên sâu!

201. Dâm dương hoắc (còn gọi là phế kinh thảo, cương tiền, hoàng liên tổ, phương trượng thảo, thiên lưỡng kim hay ngưu giác hoa), là một trong các loại cây thuốc nam tốt cho sinh lý nam.

202. Cây thuốc dòi (còn gọi là cây bọ mắm, cây bơ nước tương, đại kích biển).

203. Nano curcumin (tinh bột nghệ Nano), cao cấp hơn củ nghệ thường.

204. Hoa hòe (còn gọi là hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hòe hoa).

205. Hạt đậu lào (còn gọi là hạt đậu Mèo, hạt mắc cải lai, hạt Nọc).

206. Đỗ đen (còn gọi là đậu đen, hương xị, ô đậu, hắc đại đậu).

207. Quả mít: không chỉ là trái cây thơm ngon, mà còn giúp ổn định huyết áp, tim mạch, ngăn ngừa một số loại ung thư.

208. Quả xoài: là trái cây thơm ngon, còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát huyết áp rất tốt, cải thiện thị lực.

209. Cây cà gai leo (còn gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò).

210. Rau húng quế (Còn gọi là É quế, Húng chó, Rau é, Hương thái), khác với cây quế thân gỗ (ở số 64).

211. Quả cóc, quả sấu tầu: vừa là trái cây, vừa là dược liệu giúp ngăn ngừa bệnh tim, tăng cường thị lực, chống lão hóa.

212. Bán chi liên (còn gọi là nha loát thảo, hoàng cầm râu, cỏ đa niên, Bán chi liên bạch hoa xà).

213. Cây yên bạch (còn gọi là cỏ lào, bớp bớp, bù xích).

214. Cây thanh ngâm (còn gọi là Mật Đất, Cây Mật Cá, Sản Đắng, Thằm Ngăm Đất).

215. Bát giác liên (còn gọi là độc diệp nhất chi hoa, độc cước liên, pha mỏ).

216. Hà thủ ô (còn gọi là dạ gia đằng, dạ hợp, thủ ô, dạ hợp, địa tinh), có hai loại hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ

217. Cây lẻ bạn (còn gọi là cây hoa sò huyết, bạng hoa, cây sò tím, tên khoa học là Tradescantia discolor L’Hér).

218. Râu bắp (còn gọi là râu ngô, ngọc mễ tu).

219. Cây lá dứa (còn gọi là dứa thơm, cây lá nếp).

220. Cây ngò (còn gọi là ngò, ngò gai, rau mùi, rau mùi tàu, ngò rí, ngò suôn, hồ tuy, mùi tui, mùi ta,, nguyên tuy, hương tuy): đây là dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc.

221. Cây bạch quả, còn gọi là Ngân hạnh, Công tôn thụ, Áp cước tử.

222. Củ đậu ăn, còn gọi là củ sắn.

223. Cây Ngải Cứu, còn gọi là rau ngải cứu, ngải diệp.

224. Đông trùng hạ thảo, còn gọi là hạ thảo.

225. Tỏi đen, là dược liệu quý, khác với tỏi ăn thông thường.

226. Cây xạ đen, còn gọi là cây ung thư (Với hiệu quả ức chế tế bào ung thư), cây quả nâu, bách giải, bạch vạn hoa, thanh giang đằng, dây gối.

227. Trinh nữ hoàng cung (còn gọi là tỏi tơi lá rộng, Náng lá rộng, tây nam văn châu lan, vạn châu lan, thập bát học sỹ)

228. Hoa đu đủ đực (còn gọi là cà là, phan qua thụ).

229. Cây chè dây (còn gọi là bạch kiểm, trà dây)

230. Cây trái nổ (còn gọi là Cây Nổ, Sâm đất, Sâm tanh tách, Tiêu khát thảo, Tam tiêu thảo).

231. Cây lạc tiên (còn gọi là chùm bao, dây nhãn lồng, hồng tiên, long châu quả, nhãn lồng rừng, rau nhãn lồng, mắc mát).

232. Đan sâm (còn gọi là xích sâm, tử sâm, đơn sâm, huyết sâm, hồng căn).

233. Long nha thảo (còn gọi là cỏ răng rồng, tiên hạc thảo).

234. Cà độc dược (còn gọi là Mạn đà la, Cà diên, Cà lục dược, Hìa kía phiếu, và Sùa tùa)

235. Cây san sư cô (còn gọi là sâm ca, tam thạch cô, thanh ngưu đởm, cửu ngưu đởm, kim chư đởm, sơn từ cô, củ gío).

236. Phá cố chỉ (còn gọi là Đậu miêu, Bổ cốt chỉ, Phá cốt tử, Cố tử, Hồ phi tử, và Bồ cốt chi).

237. Phụ tử (còn gọi là hắc phụ, rễ con của cây Ô đầu, Cách tử), là dược liệu khác với cây ô đầu.

238. Hoàng cầm (còn gọi là Túc cầm, Hoàng Văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Thử vĩ cầm, Khô trường, Điều cầm và Tử cầm).

239. Cây thuốc giấu (còn gọi là Hồng tước san hô, dương san hô).

240. Liên kiều (còn gọi là Liên kiều xác, tâm liên kiều, thanh kiều, không kiều, hoàng thọ đan, trúc căn, hạn liên tử).

241. Cao lương khương (còn gọi là củ riềng ấm, riềng núi, Cây riềng).

242. Tiên mao (còn gọi là cây ngải câu, sâm cau).

243. Sơn thù du, sơn thù (còn gọi là thục táo nhi, thù nhục, táo bì, thục táo, thục toan táo, chi thực, thang chủ, hoặc kê túc).

244. Cây quán chúng (còn gọi là Hoạt thủy quán chung, Lưỡi hái).

245. Cây tất bạt (còn gọi là tiêu lốt, Tiêu hoa tím).

246. Cây men sữa (còn gọi là bời lời, cây bồ chát, cây chạo, lá tản, bầu giác, bồ giác, bời lời dầu, sơn kê).

247. Bông trang trắng, bông trang đỏ cũng là dược liệu (còn gọi mẫu đơn đỏ, trang son, mẫu đơn hoa đỏ, long thuyền hoa, nam mẫu đơn).

248. Cỏ lông gà (còn gọi là cỏ chỉ, cỏ gà, cỏ giường, cỏ ống, cỏ Bermuda).

249. Cây Kiến Cò (còn gọi là thuốc lá nhỏ, cây bạch hạc, cây lác, nam uy linh tiên), là một trong các loại cây thuốc nam dễ tìm quanh ta.

250. Mộc hương (còn gọi là ngũ mộc hương, Nam mộc hương, Bắc mộc hương, thanh mộc hương, quảng mộc hương, Đại thông lục, cây quế hoa, và nhiều tên khác như Vân mộc hương hoặc Xuyên mộc hương).

251. Dây vác tía (còn gọi là Vác, dây sạt, dây vác.

252. Cỏ tháp bút (còn gọi là cây mộc tặc, bút đầu thái, cỏ đuôi ngựa).

253. Tử thảo (còn gọi là Cỏ ngọc).

254. Đại thanh diệp (còn gọi là Đại thanh, Bọ mẩy, Thanh thảo tâm, bọ nẹt, lam diệp).

255. Thanh đại (còn gọi là Bột chàm, điện hoa, điện mạc hoa).

256. Nấm lim xanh (còn gọi là tiên thảo, nấm linh chi lim xanh, nấm trường thọ, thanh chi, bạch linh chi, nấm vạn tiên nhung).

257. Cây gối hạc (còn gọi là kim kê, bí đại, gối hạc tía, mũn, mạy chia, phi tử, đơn gối hạc, củ đen, và củ rối ấn).

258. Cây rau dệu (còn gọi là rệu, diều diệu, diếp không cuống, diếp bò, rau dền nước, Poòng peo).

259. Cây bán biên liên (còn gọi là cây lô biên, lỗ bình tàu).

260. Cây chành rành (còn gọi là chằn rằn, sơn chi tử, thủy hoàng chi, tiên chi, sơn chi, lục chi tử).

261. Cây khúc khắc (còn gọi là củ cun, cẩm cù, cây linh phạn đoán, cây kim cang, dây kim cang, kim cang mỡ, dây nâu).

262. Tam lăng (còn gọi là Kinh tam lăng, hắc tam lăng, lòng thuyền, cồ nốc mảnh).

263. Cây đài hái (còn gọi là cây dây hái, dây mỡ lợn, du qua, mướp rừng, tên khoa học là Godgsonia macrocarpa​).

264. Cây ổ rồng (còn gọi là lan bắp cải, quyết dẹt, tổ rồng, lan tai tượng, dương xỉ khổng lồ).

265. Cây hồi đầu thảo (còn gọi là thủy điền thất, củ điền thất, cỏ vùi đầu hoặc vùi sầu, vạn bốc).

266. Lá móng tay (còn gọi là cây Henna, móng tay nhuộm, cây lá móng, lựu mọi, tán mạt hoa, chỉ giáp hoa).

267. Củ gai, cây lá gai (còn gọi là Trữ ma, tầm ma, cây gai bánh, cây tầm gai, cây lấy sợi, cây dệt vải, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái)).

268. Lá trầu không (còn gọi là trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng).

269. Cây sài đất (còn gọi là xoài đất, Ngổ núi, Húng trám, Hoa múc, Cúc giáp, Cúc nháp).

270. Yohimbe Bark Extract, chiết xuất từ vỏ cây Yohimbe (tên khoa học: Pausinystalia johimbe) hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương.

271. Hồng hoa (còn gọi là cây rum, đỗ hồng hoa, hồng lam hoa, hồng hoa thái, cây hoa rum, hạt kham, kết hồng hoa, mạt trích hoa)

272. Sâm ngọc linh (còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm đốt trúc, sâm trúc, trúc tiết nhân sâm, củ ngải rọm con).

273. Ích mẫu (còn gọi là Ích mẫu thảo, ích minh, Chói đèn, Sung úy thảo, cây sung úy, làm ngài, xác điến, chạ linh lo).

274. Cây niệt gió (còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miền bì, địa ba ma, độc ngư đằng).

275. Cây dâu rượu (còn gọi là cây thanh mai, cây dâu tiên, Giang Mai).

276. Cây dền gai (còn gọi là rau dền gai, dền hoang, Thích hiện, Giền hoang, Phjăc hôm nam (Tày), La rum giê la (Bana)).

277. Quả thằn lằn (còn gọi là vương bất lưu hành, quả sung thằn lằn, lương phấn quả, bị lệ thực).

278. Bồ kết (còn gọi là Chùm kết, bồ kếp, tạo giáp, tạo giác, trư nha tạo giác), là một trong các loại cây thuốc nam quanh ta.

279. Trà dây rừng (còn gọi là chè dây, ngưu khiên ty, bạch liễm, trà dây leo, hồng huyết long, điền bồ trà, thau rả (tiếng Nùng), và khau rả (tiếng Tày)).

280. Củ Sâm Đá (còn gọi là Tứ phương đằng, cây sâm khỏe, Sâm xuyên đá, cây sâm dây, sâm phá thạch, Sâm đá Kbang).

281. Cây Tơ hồng (còn gọi là Thỏ lô, Thỏ ty, thỏ ty tử, thỏ ty thực, la ty tử, thỏ lư, thỏ lũ, thỏ lũy, xích cương, hoàng la tử, kim tuyến thảo, miễn tử, đậu ký sinh, chi Tơ Hồng).

282. Khổ sâm (còn gọi là cây dã hòe, cây cù đèn, khổ cốt, tên khoa học là Sophora flavescens).

283. Sâm đại hành (còn gọi là phong nhạn, hành đỏ, hành lào, tỏi lào, tỏi đỏ, kiệu đỏ).

284. Hồng sâm (là nhân sâm đã qua chế biến, chứa lượng chỉ số Saponin cao nhất, còn gọi là Red Ginseng).

285. Câu kỷ tử (còn gọi là khởi tử, địa tiên, thiên tinh, khước lão, câu kỷ tử ninh hạ, Câu khởi, Địa cốt tử).

286. Lá đu đủ: là một trong các loại cây thuốc nam để ngăn ngừa ung bướu.

287. Cây Nhội (còn gọi là cây nhội tía, cây lội, thu phong, cơm nguội, trọng dương mộc).

288. Cây duối (còn gọi là câu ruối, duối nhám, duối dai, hoặc hoàng anh mộc).

289. Dầu hạt thầu dầu (còn gọi là đu đủ tía, dầu hải ly, Cây Tỳ Ma, Cây Dầu Ve).

290. Cây Gạo (còn gọi là cây hoa gạo, mộc miên, hồng miên, cây Pơ-lang, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ, Cây bông gạo, bông gòn).

291. Lá bàng (còn gọi là Quang lang)

292. Cây cúc tần (còn gọi là cây từ bi, đại bi, đại ngải, nan luật, cây lức, lức ấn, băng phiến ngải, Từ bi xanh, Băng phiến).

293. Nghệ đen (còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, nga truật, ngải xanh, tam nại, bồng nga truật, xú thể khương, thanh khương, thuật dược).

294. Cây ba gạc (còn gọi là ba gạc lá to, lạc tọc, san to, hơ rác, ka day (Ba Na), la phu mộc).

295. Xương rồng (còn gọi là hóa ương lặc, bá vương tiêm).

296. Cây tràm, tinh dầu tràm (còn gọi là chè cay, chè đồng).

297. Cây thuốc lá (còn gọi là Nicotiana thnam (Campuchia), Yên Thảo (Trung Quốc), Tabac (Pháp)).

298. Cây thông đất (còn gọi là thông dùi khô, tùng thân gập, thạch tùng răng cưa, cây râu rồng, cây teo não).

299. Cây tầm bóp (còn gọi là cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp, lồng đèn, tầm phóc, bánh phóc, lu lu cái, cây thù lù đực).

300. Sâm tố nữ (còn gọi là sắn dây củ tròn, Kwao Krua)

301. Cây xương khỉ (còn gọi là mảnh cộng, bìm bịp, bách giải, lá cầm, cây mộng cộng, ưu độn thảo, tiểu cốt).

302. Cây sọ khỉ (còn gọi là cây quả gỗ, xà cừ, sọ khỉ)

303. Thương lục (còn gọi là thương lục nhỏ, sơn la bạc, bạch mễ kê, dã la bạc, kim thất nương, trường bất lão).

304. Lá tre cũng là dược liệu (còn có tên gọi khác là Trúc diệp, lá của cây tre gai hoặc tre nhà).

305. Cây chìa vôi (còn gọi là dây chìa vôi, bạch phấn đằng, hay cây đau xương), tên khoa học Cissus modeccoides Planch. Dược liệu này có họ hàng với Dây đau xương, nhưng đây là 2 dược liệu khác nhau.

306. Cây lưỡi nhân (còn gọi là đơn lưỡi hổ, cam xũng, cây lưỡi người), cây này cũng khác với lưỡi hổ thông thường.

307. Cây đậu chiều (còn gọi là đậu triều, đậu săng, đậu cọc rào, đậu chè, dầu mè, ba đậu mè).

308. Cây quao (còn gọi là quao nước, khé cây, tên khoa học là Dolichandron spathaceall.K.Schum).

309. Cây bạch đồng nữ (còn gọi là bần trắng, vậy trắng, mấn trắng, mò hoa trắng, tên khoa học là Clerodendrum fragrans Vent).

310. Cây hậu phác (còn gọi là hậu bì, xuyên hậu phác, tiểu xuyên phác, trùng bì, xích phác, liệt phác, tử du phác, chế xuyên phác, chế quyển phác, chế tiểu phác, thần phác, dã phác).

311. Cây Sống đời (còn gọi là lá bỏng, đả bất tử, trường sinh, diệp sinh căn).

312. Sâm đất (còn gọi là sâm Cao ly, sâm thảo, giả nhân sâm, đông dương sâm, sâm mồng tơi).

313. Sâm bố chính (còn gọi là bố chính sâm, thổ hào sâm, sâm báo).

314. Cây bướm bạc (còn gọi là bướm trắng, bướm bướm, hoặc hoa bướm, bứa chùa, hồ điệp).

315. Cây hành biển (còn gọi là tên khoa học: Scilla maritima L).

316. Hoa Phù Dung (còn gọi là Địa Phù Dung, Mộc Liên, Túy Tửu Phù Dung, Sương Giáng, Cự Sương, tam biến, đại diệp phù dung).

317. Cỏ mần trầu (còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, cỏ màn trầu, ngưu tâm thảo, ngưu cân thảo, cỏ bắc).

318. Sao đen (còn gọi là cây Sao, Mạy Khèn ( Lào), Sao Cát, Sao Bã Mía, Sao Nghệ, Mạy Khen Hua).

319. Kim tiền thảo (còn gọi là cây mắt trâu, vảy rồng, đồng tiền long).

320. Cây huyết dụ (còn gọi là thiết dụ, phất dũ, hồng trúc, huyết dụ đỏ, phát dụ, long huyết,thiết thụ, chổng đeng).

321. Cây ngải dại (còn gọi là cây ngải hoang, mẫu hoa).

322. Thảo quả (còn gọi là đò ho, tò ho, đậu khấu, may mac hâu, mac hâu).

323. Cây lược vàng (còn gọi là lan vòi, địa lan voi, cây bạch tuộc, giả khóm, lan rũ, rai lá phất dũ).

324. Cây an xoa (còn gọi là dó lông, thâu kén lông, tổ kén cái).

325. Cây bạch đàn (còn gọi là Khuynh diệp, đàn hương trắng, Bạch đàn xanh, Cây dầu gió, An thụ).

326. Cây bằng lăng (còn gọi là bằng lang, thao lao, bằng lăng cườm, cây sang sẻ, cây sang).

327. Lộc vừng (còn gọi là lộc mưng, cây chiếc).

328. Cây chà là (còn gọi là cây cau nga mi, cây chà là cảnh).

329. Cây hoàn ngọc (còn gọi là cây xuân hoa, cây nhật nguyệt, cây con khỉ hay cây thần tượng linh)

330. Cây nắp ấm (còn gọi là cây bắt mồi, cây bình nước, trư tử lung, nắp bình cất, trư lung thảo, nắp nước, bình nước kỳ qua)

331. Ngô đồng có 2 loại: ngô đồng thân gỗ và ngô đồng cảnh. Ngô đồng thân gỗ còn gọi là cây bo rừng, cây tơ xanh, cây tơ đồng. Ngô đồng cảnh còn gọi là dầu lai lá sen, dâu lai có củ, sen lục bình, sen núi.

332. Cây nguyệt quế (còn gọi là nguyệt quới, nguyệt quất, cửu ly hương)

333. Nữ lang (còn gọi là Sì to, tên khoa học là Valeriana hardwickii Wall).

334. Cây tai chuột (còn gọi là cây hạt bí, mộc tiền, muối qua, qua tử kim).

335. Cối xay (còn gọi là Giàng xay, quýnh ma, ma bản thảo, kim hoa thảo, cây dằng xay, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo, co tó tép (Thái), phao tôn (Tày)).

336. Cúc hoa (còn gọi là kim cúc, hoàng cúc, dã cúc hoặc cam cúc, Cúc diệp, tiết hoa, dược cúc, mẫu cúc, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, Cúc hoa vàng).

337. Lá cây dung (còn gọi là Dung lá trà, Cây lượt, Du đất, Dung sạn).

338. Đơn lá đỏ (còn gọi là Đơn đỏ, Đơn tía, Đơn mặt trời, đơn tướng quân, liễu đỏ, liễu hai da, hồng bối quế hoa), dược liệu này khác với mẫu đơn đỏ (hoa trang đỏ).

339. Húng chanh (còn gọi là Dương tử tô, Rau thơm lông, rau tần, rau thơm lùn, tần dày lá).

340. Cây me đất (còn gọi là chua me đất, toan tương thảo, tam diệp toan, tạc tương thảo, ba chìa), tên khoa học Oxalis corniculata L.

341. Cây mè đất (còn gọi bạch thiệt, phong sào thảo, tên khoa học là Leucas zeylanica (L.)R.Br).

342. Cây dầu giun (còn gọi là cây rau muối dại, cây thanh hao dại, cây cỏ hôi, thổ kinh giới).

343. Mơ Tam Thể (còn gọi là dây Mơ Lông, Thanh Nhiệt, dây mơ tròn, lá thúi địt, Cây Thối Địt, mơ leo, dây mơ lông, ngưu bì đống, bổ thượng hoàng, mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô).

344. Nhót (còn gọi là Cây lót hoặc Hồi đồi tử).

345. Phèn đen (còn gọi là Nỗ, Tạo phan diệp, mực, mỗ, chè nộc, diện hạ châu mạng).

346. Râu mèo (còn gọi là cây bông bạc, Mao trao thảo).

347. Cây sả (còn gọi là Chi Sả, Sả chanh, Cỏ sả, Cỏ chanh, Hương mao), là một trong các loại cây thuốc nam thông dụng.

348. Tía tô (còn gọi là lá é tía, tử tô, xích tô, tô ngạnh, tô diệp).

349. Xích đồng nam (còn gọi là Mò hoa đỏ, cây mò đỏ, lẹo cái, ấn đỏ, vây đỏ, ngọc nữ đỏ, người Thái gọi là co púng pính)

350. Ý dĩ (còn gọi là Bo bo, hạt bo bo, hạt cườm, cườm gạo, hạt dĩ mễ, di mễ, dĩ nhân, ý dĩ nhân).

351. Cây địa liền (còn gọi là Tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương)

352. Cây phỉ (được gọi là Witch Hazel)

353. Cây đuôi lươn, cỏ đuôi lươn (tên gọi khác là Bồn chồn, Điền thông, Thủy thông, Đũa bếp, bạch căn tử, phiến hạp thảo).

354. Cây sóng rắn (còn gọi là cây sóng giận, cây sắn nhiều lá).

355. Cây Đước (còn gọi là Vẹt, Đước bợp, Đước xanh, Sú).

356. Cây mác bát (còn gọi là cây duốc cá, mác bát, thăn mút).

357. Cây sậy (còn gọi là Sậy trúc, Lau sậy, lô căn, Vi kinh).

358. Cây chạc chìu (còn gọi là Dây chiều, dây tứ giác, tích diệp đằng, dạt lồng nhây, chong co).

359. Mần tưới (còn gọi là Lan thảo, hương thảo, trạch lan, bội lan, co phất phứ).

360. Cây khoai nưa (còn gọi là Củ nưa, Khoai na, Củ nhược, Quỉ cậu).

361. Mận (còn gọi là Quả roi, lý tử, lý thực, lý tử nhân, lý thụ diệp, lý thụ giao, căn bì, thụ giao, tên khoa học là Pranus salicina lindi).

362. Cây ngái (còn gọi là cây sung dại, sung ngái, Dã vô hoa, Mạy nọt (người Tày), Loong tốt (người Kdong), Chị cu điằng (người Dao)).

363. Cây ngũ trảo (còn gọi là mẫu kinh, cây chân chim, hoàng kinh, ngũ trảo phong, ô liên mẫu, ngũ trảo răng cưa).

364. Cây thuốc tế tân (còn gọi là tiểu tân, độc diệp thảo, kim bồn thảo, thiểu tân, hoa tiên).

365. Cây atiso đỏ: khác hoàn toàn với atiso xanh. Atiso đỏ còn gọi là cây bụp giấm, đay nhật, Hồng đài, lạc thần hoa, ụp chua, giền chua, cây rau chua, hoa vô thường.

366. Cây vòi voi (còn gọi là dền voi, cẩu vĩ trùng, đại vĩ đao, nam độc hoạt).

367. Cây trứng cuốc (còn gọi là mắc năm ngo, mang nam bo, cây cám, Trứng rùa, tiết xích, co sáy tấu).

368. Cây gáo nước (còn gọi là cây thiên ngân, gáo nam, gáo vàng, huỳnh bá).

369. Cây bông xanh (còn gọi là cát đằng, bông báo, đại hoa sơn khiên ngưu, đại hoa lão nha chủy).

370. Cây thiên đầu thống (còn gọi là cây lá trắng, cây ong bầu).

371. Cây vọng giang nam (còn gọi là cốt khí muồng, muồng lá khế, dương giác đậu cây muồng tây, Thạch Quyết Minh, Sơn Lục Đậu, Dã Biển Đậu, Muồng Hòe (Miền Nam), Muống Khế, mồng hè, muồng hoàng yến, cốt khí hạt), khác với cốt khí củ.

372. Cây lá men (còn gọi là cây men, cây kinh giới núi), khác với rau kinh giới.

373. Cây mắc cỡ (còn gọi là cây xấu hổ, cây xấu hổ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo), là một trong các loại cây thuốc nam dễ tìm.

374. Cây Trẩu (còn gọi là Cây dầu sơn, cây thiên niên đồng, cây trẩu núi).

375. Cây mắc kẹn (còn gọi là Bàm Bàm, Ma Keyeng, May Kho, Marronier).

376. Cây thùn mũn (còn gọi là chua meo, cây chua ngút, phi từ, vốn vén, xớm mun hay tấm cùi).

377. Cây bùng bục (còn gọi là bục bục, bông bét, bùm bụp).

378. Cây vuốt mèo (còn gọi là cây vuốt hùm, una de gato).

379. Cây cơm cháy (còn gọi là cỏ liền xương, Tiếp cốt thảo, sóc dịch, cây thuốc mọi, cây hậu ma, Xú thảo, Anh hùng thảo, Tẩu mã tiễn, Tẩu mã phong, Bát lý ma, Tiểu tiếp cốt đan).

380. Cây bầu nâu, một cây gỗ phổ biến ở miền Nam, giúp tiêu hóa, trị lỵ, tiêu chảy và bệnh gan theo y học dân gian.

381. Cây canh châu (còn gọi là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như, sơn minh trà, xích chu đằng, tước mai đằng).

382. Cây lụa (còn gọi là lá lụa, cây mót, Đọt mọt).

383. Cây nổ gai (còn gọi là Mác tẻn, cây đinh vàng, Cây bỏng nổ, Nổ).

384. Cây hột mát (còn gọi là thàn mát, cây xa, cây mác bát).

385. Cây chân bầu (còn gọi là chưng bầu, song kê, trâm bầu, tim bầu).

386. Cây rau dớn (còn gọi là ráng song quần rau, dớn rừng, rau dớn rừng, thái quyết), có hình dáng giống dương xỉ nhưng hoàn toàn không phải.

387. Cây Mào Gà Đỏ (Bông Mồng Gà Đỏ, Kê Quan Hoa)

388. Cỏ bấc đèn, gọi là cây Bấc, Tim bấc, Đăng tâm thảo

389. Cây Sảng (Sảng Lá Kiếm)

390. Chỉ xác

391. Hoa cúc khô, trà hoa cúc khô

392. Cây đuôi chồn (Cây Ráng Trắc)

393. Dây Ký Ninh (Dây Thần Thông, Dây Cóc)

394. Trái chùm ruột.

395. Lá vối

396. Leo ong, mật ong.

397. Bình bát dây

398. Cây bình bát

399. Củ sen, là một trong các loại cây thuốc quanh ta.

400. Cây sò huyết

401. Cây sắn thuyền, cây sắn sàm thuyền

402. Bí đao

403. Cây Tử Uyển (Dã Ngưu Bàng)

404. Quả chanh đào

405. Thạch hộc

406. Rau càng cua, rau tiêu

407. Cây dành dành (Bạch Thiên Hương, Chi Tử)

408. Cây lá hẹ, còn gọi là cửu thái, khởi dương thảo, Cửu thái tử

409. Cây hồ đào ta gọi là cây óc chó, còn gọi hồ đào nhục, hạch đào

410. Cây dương xuân sa, còn gọi là súc sa mật, xuân sa, sa ngần

411. Hoa hướng dương (cũng là dược liệu trong 1000 cây thuốc Việt Nam)

412. Nhục thung nhung

413. Bạch cương tàm

414. Cây tầm sét hay bìm bìm xẻ ngón, Khoai Xiêm

415. Cao ban long, còn gọi là lộc giác giao, bạch lộc lấy từ gạc của hươu nai

416. Cây thuốc sa sâm

417. Vị thuốc cốc tinh thảo, còn gọi là cỏ dùi trống

418. Cây sa kê

419. Cây mang tiêu (Phác Tiêu, Huyền Minh Phấn)

420. Hổ phách

421. Cây hoàng tinh

422. Cây Ngọc Trúc

423. Cây chu sa, Thần Sa

424. Cây cổ bình, còn gọi là cây mũi mác, cổ cò, hồ lô trà hay thóc lép, Cỏ Cháy

425. Cây Cúc Áo (Cây Hoa Cúc Áo)

426. Cây dướng, tên khoa học là Broussonetia papyrifera

427. Cây thường sơn

428. Vị thuốc mật mông hoa, còn gọi là Lão mông hoa, Tiểu cẩm hoa, Kê cốt đầu hoa

429. Cây Bưởi Bung (Cây Cơm Rượu)

430. Cây lấu đỏ thuộc họ cà phê

431. Cây Xương Bồ (Thạch Xương Bồ, Thủy Xương Bồ)

432. Cây bóng nước

433. Cây Cỏ Bạc Đầu (Cỏ Nút Áo)

434. Cây châu thụ

435. Phòng kỷ, tên khoa học là Stepphania tetrandrae

436. Cây Tơ Mành (Cây Dây Chỉ)

437. Cây Thương Truật (Mao Truật)

438. Thảo quyết minh

439. Cây Củ Nâu (Vũ Dư Lương)

440. Cây ban lá dính

441. Cây mộc qua

442. Cây hoàng nàn

443. Vị thuốc bạch biển đậu, còn gọi đậu ván

444. Long đởm thảo

445. Cây mạch nha

446. Cây chỉ thực, chỉ xác

447. Cây hương bài, Cỏ hương bài

448. Cây mạch ba góc, còn có tên gọi khác là tam giác mạch, lúa mạch đen

449. Cây Mắc Nưa (Cây Mặc Nưa)

450. Cây địa du

451. Vị thuốc mẫu lệ (Vỏ Hầu, Vỏ Hà)

452. Cây Bạc Thau (Bạch Hạc Đằng)

453. Cây Ô Dược (Cây Dầu Đắng, Cây Ô Dược Nam)

454. Rau Dừa Nước (Du Long Thái)

455. Cây rùm nao, còn được gọi là mọt hoặc cánh kiến

456. Cây Hoa Phấn (Cây Bông Phấn)

457. Cây mặt quỷ

458. Cây Ké Hoa Vàng (Ké Đồng Tiền)

459. Cây Sương Sáo (Thạch Đen, Xương Sáo, Lương Phấn Thảo)

460. Cây Móng Lưng Rồng (Cây Chân Vịt)

461. Cây rung rúc, còn gọi là cây cứt chuột, rút dế, đồng bìa, có tên khoa học là Berchemia lineata (L.) DC

462. Cây Cỏ Nến (Bồ Hoàng)

463. Cây ba đậu tây (Cây Vông Đồng)

464. Mai Mực (Ô Tặc Cốt, Hải Phiêu Tiêu)

465. Cây Thồm Lồm (Đuôi Tôm)

466. Cây lộc mại (Rau Mọi, Lục Mại)

467. Cây, quả kha tử (Cây Chiều Liêu)

468. Hồng Đậu Khấu (Sơn Khương Tử), Bạch đậu khấu, Cây Thảo Đậu Khấu (Ngẫu Tử)

469. Cây tai chua

470. Bách thảo sương (Nhọ Nồi)

471. Cây gừng dại, tên khoa học là Zingiber cassumunar Roxb

472. Cây cỏ sữa lá nhỏ

473. Cây chỉ thiên, còn gọi là cây thổi lửa, co tát nai.

474. Cảo bản

475. Cây tổ kiến bí kỳ nam, còn gọi là cây kiến kỳ nam, hoặc kỳ nam

476. Cây đơn buốt

477. Cây la rừng

478. Cỏ seo gà, (Phượng Vĩ Thảo) tên khoa học là Pteris multifida Poiret.

479. Cây cẩm xà lạc, Cẩm Xà Lặc (Găng Vàng, Mỏ Quạ)

480. Cây mã tiền thảo (Cỏ Roi Ngựa)

481. Dược liệu Duyên Hồ Sách (Huyền Hồ Sách), tên khoa học là Corydalis yanhusuo

482. Cây đơn răng cưa, còn gọi là cây bách nha

483. Cây Ké Hoa Đào (Phan Thiên Hoa)

484. Thảo dược thiên ma

485. Lá và cây é

486. Cây mần ri

487. Xích thược

488. Cây xương sông

489. Lá và cây vú sữa

490. Cây A ngùy, còn gọi là A ngu, Ẩn triển, Cáp tích nê…, tên khoa học là Ferula Assafoetida L.

491. Hạt mắc ca, Củ Maca

492. Hạt tiêu trắng/hạt tiêu đen

493. Vị thuốc long nhãn

494. Cây quýt gai

495. Tầm xuân

496. Trái Chuối (cũng là các loại cây thuốc nam quanh ta)

497. Xạ hương

498. Cây vạn niên thanh

499. Quả ô mai

500. Cây kim vàng

501. Lá và quả na

502. Cây rau mương

503. Trúc nhự, còn gọi là tinh cây tre, trúc nhị thanh, đạm trúc nhự.

504. Cây xáo tam thân

505. Cây tần bì

506. Cây gạc nai, còn gọi là rau cần trôI.

507. Cây khế, làm thuốc từ cả lá, hoa, vỏ hay rễ cây

508. Quả lê

509. Vỏ cây liễu, vỏ cây liễu trắng

510. Cây đỗ quyên

511. Dây ông lão

512. Hạt thì là đen

513. Nấm agaricus

514. Cỏ linh lăng

515. Lá thài lài, Thài lài trắng

516. Lá mua

517. Hạt máu chó

518. Hạt trấp

519. Hoàng nàn chế

520. Cây thiên lô

521. Móng mèo

522. Quế tâm đem

523. Hạt sen

524. Bột tử hà

525. Phù tiểu mạch

526. Quả táo

527. Dầu thông

528. Cây chàm

529. Đại mạch

530. Việt quất đen, Cranberry, Nam Việt Quất

531. Thảo dược Wasabi

532. Xa tiền tử

533. Cây kế thiêng

534. Cỏ Thiên Thảo (Cây Cứt Lợn)

535. Nhung hươu, là một trong các loại cây thuốc nam quý hiếm.

536. Tinh dầu oải hương

537. Cây dẻ ngự

538. Tía tô đất, còn gọi là cây bạc hà chanh

539. Vỏ quýt xanh phơi khô gọi là vị thuốc thanh bì

540. Rau Tề Thái (Cỏ Tâm Giác)

541. Rau đắng đất

542. Sáp ong

543. Cây chanh, nước chanh

544. Cacao

545. Quả nho (vừa là trái cây, vừa là dược liệu)

546. Cây Bình Vôi (Củ Một), là một trong các loại cây thuốc nam quý hiếm.

547. Lá vông

548. Táo nhân, Toan táo nhân

549. Cây vông nem

550. Hạt lanh

551. Sâm Siberian

552. Cỏ giáp trạng

553. Tảo bẹ

554. Sâm Ấn Độ

555. Cải bó xôi

556. Dầu dừa

557. Bạc hà cay

558. Ớt Cayenne

559. Cây Hublông (Cây Houblon, Hương Bia, Hoa Bia tươi)

560. Cây mộc lan, còn gọi là thiên mục mộc lan

561. Hạt thì là

562. Tri mẫu

563. Khoản đông hoa

564. Củ cải ngựa

565. Cây bài hương

566. Bản lam căn

567. Vị thuốc thiết bì thạch hộc

568. Cây bách xù

569. Xuyên bối mẫu, Bối mẫu (Thân hành)

570. Nhân hạt mơ khô, còn gọi là hạt hạnh nhân

571. Cây bạch đầu ông

572. Cây Bồ Hòn (Bòn Hòn)

573. Tang thầm, là một vị thuốc Đông y để chỉ quả dâu tằm chín

574. Hắc mai biển

575. Đởm nam tinh

576. Hoa cúc chi

577. Cây đại phong tử (Chùm Bao Lớn)

578. Bạch giới tử

579. Tật Lê (Bạch tật Lê, Thích Tật Lê)

580. Cây Cánh Kiến Trắng (An Tức Hương)

581. Cây câu đằng

582. Phong lữ

583. Sả hoa hồng

584. Cam đắng, Cam chua, cam Seville, cam bigarade

585. Hoàng lan

586. Cần tây, là một trong các loại cây thuốc nam dễ tìm, dễ mua.

587. Tinh dầu ô liu

588. Hạt gấc

589. Cây Cải Xoong

590. Kẹo mạch nha, kẹo mạ, di đường.

591. Cây Cô Ca

592. Cây Cọ Dầu

593. Cây Lêkima, cây Trứng Gà

594. Cây Sầu Riêng

595. Cây Dưa Hấu

596. Cây Đậu Nành (Đậu Tương)

597. Cây Đậu Xanh

598. Cây Tích Dương

599. Cây Xa Kê (Cây Bánh Mỳ)

600. Bàn Long Sâm

601. Cây dừa

602. Cây Vú Bò (Cây Vú Chó)

603. Sâm Rừng

604. Nam Sâm

605. Cây Thổ Tam Thất (Nam Bạch Truật, Tam Thất Giả)

606. Cây Thanh Thất (Cây Bụt, Bông Xướt)

607. Sam Sâm

608. Thổ Cao Ly Tâm

609. Cây Cơm Nếp

610. Cây Cát Sâm (Cây Sâm Nam)

611. Cây Bổ Béo (Cây Bùi Béo)

612. Cây Đào Tiên (Trường Sinh)

613. Cây Thanh Long (Cây Mắt Rồng)

614. Cây Tục Tùy Tử (Thiên Kim Tử)

615. Cây Lạc (Đậu Phộng)

616. Cây Xộp (Cây Trâu Cổ, Cây Vảy Ốc)

617. Cây Sữa (Cây Mùa Cua)

618. Cây Me

619. Thủy ngân (dùng chữa chấy, chữa bạnh điển)

620. Thăng Dược

621. Cây Lai (Cây Thạch Lật)

622. Thạch Tín

623. Thạch cao

624. Cây Đằng Hoàng (Vàng Nhựa, Vàng Nghệ)

625. Đào Lộn Hột (Quả Điều)

626. Lục Phàn

627. Hùng Hoàng và Thư Hoàng

628. Thiên Trúc Hoàng (Hoàng Phấn)

629. Cây Cô La

630. Bạch phàn (Phèn chua)

631. Cây Xoan Nhừ (Cây Xoan Trà)

632. Mật Đà Tăng

633. Cây Mắm (Cây Mắm Đen, Cây Mắm Trắng)

634. Muối ăn

635. Phục Long Can

636. Thạch (Quỳnh Chi, Agar)

637. Đàm Phàn

638. Ngưu Hoàng

639. Thuyền Thuế (Thuyền Thoái)

640. Cây Táo Ta

641. Cây La Hán

642. Cây Sen Cạn

643. Cây Thủy Tiên

644. Duyên Đơn

645. Diêm Sinh

646. Hàn The (Borax), còn gọi là bổng sa, bàng sa, bồn sa, nguyệt thạch

647. Hoạt Thạch (Talc)

648. Khinh Phấn (Thủy Ngân Phấn)

649. Long Cốt

650. Lô Cam Thạch

651. Cây Hoa Nhài

652. Cây Mồng Tơi (Mồng Tơi Đỏ, Mồng Tơi Tía, Lạc Quỳ)

653. Sâu Ban Miêu

654. Cây Hồng Xiêm (Sapoche)

655. Ốc Sên

656. Cây Mù Mắt

657. Con Quy

658. Cây Đại (Cây Hoa Đại, Bông Sứ, Hoa Sứ Trắng, Bông Sứ Đỏ)

659. Hải Sâm

660. Đỉa

661. Cây Dâu Gia Xoan (Hồng Bì Đại), Cây Hồng Bì (Hoàng Bì)

662. Cây Khoai Lang (Phan Chư, Cam Thự, Cam Chư)

663. Con Sam

664. Rươi

665. Trăn

666. Cây Bã Thuốc (Sang Dinh)

667. Thằn Lằn, Thạch Sùng

668. Cây Lười Ươi (Đười Ươi)

669. Cây Sơn Từ Cô (Cây Mao Từ Cô)

670. Cây Dong (Lá Dong)

671. Nhím

672. Cây Vông Vang (Cây Bông Vang)

673. Cây Khoai Riềng (Cây Dong Riềng)

674. Cây Rau Răm, thuỷ liểu, Cây Nghể (Thủy Liễu, Rau Nghể)

675. Kỳ Đà, Mật kỳ đà

676. Cây Vải (Quả Vải, Lệ Chi)

677. Cây Bát Giác Liên (Cây Độc Diệp Nhất Chi Hoa)

678. Đồi Mồi

679. Cây Cà Dại Hoa Trắng (Cây Cà Pháo)

680. Cây Cà Dại Hoa Tím (Cà Gai)

681. Cây Preah Phneou (Cây Chiều Liêu)

682. Cây Cà Rốt (Hồ La Bặc)

683. Cây Kiến Kỳ Nam (Trái Bí Kỳ Nam, Kỳ Nam Kiến

684. Cây Trầm Hương (Cây Gió Bầu, Kỳ Nam)

685. Cá Trắm

686. Cây Sim (Cây Đương Lê, Sơn Nhậm)

687. Thịt chó, và các bộ phận khác như hoàng cẩu thận,

688. Cá Nóc

689. Cà Cuống

690. Chim Bìm Bịp

691. Cây Giổi (Hạt Giổi)

692. Cây Chay

693. Cây Si

694. Cây Măng Cụt (Sơn Trúc Tử)

695. Cây Sấu (long cóc, sấu trắng)

696. Cây Mướp Tây

697. Cây Rau Khúc (Thử Khúc Thảo)

698. Cây Chóc Gai

699. Cây Chùa Dù (Tả Hoàng Đồ)

700. Cây Cải Cúc (Cúc Tần Ô)

701. Tiết dê, Thịt dê, Gan dê, Tinh hoàn dê, Dạ dày dê

702. Xuyên Sơn Giáp

703. Da Voi

704. Tóc Rối (Huyết Dư Thán)

705. Tê Giác

706. Tàm Sa

707. Cây Biến Hóa (Thổ Tế Tân)

708. Rắn

709. Cây Sổ (Sổ Bà)

710. Cây Dây Toàn

711. Cây Tầm Duột (Cây Tầm Ruộc, Cây Chùm Ruột)

712. Cây Kim Sương

713. Cây Gai Tầm Xoọng (Quýt Gai)

714. Cây Vối

715. Cây Phật Thủ

716. Cây Khoai Tây

717. Cây Thìa Là

718. Cây Một Lá (Thanh Thiên Quỳ)

719. Nấm Hương (Lét Lang)

720. Ngũ Linh Chi

721. Nhện

722. Miết Giáp

723. Nhân Trung Bạch

724. Cây Nhục Đậu Khấu (Ngọc Quả)

725. Nước Bọt (nước dãi, nước miếng, thần thuỷ (nước thần), quỳnh dịch (nước ngọc), ngọc tương (nước ngọc), kim tân ngọc dịch, quỳnh dịch dưỡng sinh pháp (phép dưỡng sinh bằng nước bọt)).

726. Con Dế

727. Cây Tô Hạp Hương

728. Xương Hổ

729. Các bộ phận của Khỉ

730. Long Duyên Hương

731. Thị Đế (Tai Hồng)

732. Cây Trám (Cà Na)

733. Cây Thị

734. Nước Tiểu (đồng tiên, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên tháng)

735. Dạ Minh Sa (Phân Con Dơi)

736. Nhựa Cóc, con cóc

737. Bọ Cạp

738. Cây Cỏ Trói Gà (Bèo Đất)

739. Cây Ớt (Ớt Tàu, Ớt Chỉ Thiên, Ớt Chỉ Địa, Lạt Tiêu)

740. Đậu Sị (Đạm Đậu Sị)

741. Cây Bụng Báng (Cây Báng, Cây Đoác)

742. Cây Ngâu

743. Cánh Kiến Đỏ

744. Thần Khúc (Lục Thần Khúc, Lục Đình Khúc)

745. Cây Gừng Gió (Riềng Gió, Phong Khương)

746. Cây Bưởi (Cây Bòng

747. Cây củ ấu (ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực)

748. Cây Thiên Tiên Tử (Sơn Yên Tử)

749. Cây Mơ

750. Cây Đào, Đào nhân, Lá đào

751. Cây Thuốc Phiện (Anh Túc, A Phiến)

752. Cây Củ Khỉ (Cây Vương Tùng)

753. Cây So Đũa, là một trong các loại cây thuốc nam dễ tìm, dễ mua.

754. Cây Me Rừng

755. Cây Móc Mèo Núi

756. Hạt Sẻn (Hoa Tiêu, Cây Sưng, Cây Hoàng Lực)

757. Cây Cải Canh

758. Cây Khôi (Cây Đơn Tướng Quân)

759. Bào ngư

760. Cây Cải Bắp

761. Tắc Kè (Cáp giới)

762. Nhau Sản Phụ (Tử Hà Sa)

763. Hải Mã (Cá Ngựa)

764. Huyết Lình

765. Cây Sung

766. Cây Xá Xị (Cây Vù Hương)

767. Nọc Ong

768. Ong Đen

769. Yến (Hải Yến)

770. Giun Đất

771. Phân người (nhân phẩn, hoàng long thang, hoàn nguyên thủy, phần thanh, nhân trung hoàng)

772. Cây Cúc Mốc ( Cây Ngọc Phù Dung)

773. Dây Thuốc Cá (Dây Duốc Cá, Dây Mật)

774. Cây Sơn (Tất Thụ)

775. Cây Sở (Cây Trà Mai, Cây Dầu Chè)

776. Cây Cho Curarơ

777. Cây Ngọt Nghẹo (Cây Nghẽo Nghọt)

778. Cây Tỏi Độc

779. Cúc Trừ Sâu

780. Cây Gai Dầu (Cây Gai Mèo, Cần Sa)

781. Dây Quai Bị

782. Niễng (Củ Niễng)

783. Cây Trà Tiên

784. Cây Bầu Đất

785. Cây Lim (Xích Diệp Mộc, Cách Mộc)

786. Cây Chổi Xuể (Cây Chổi Sể)

787. Cây Cổ Giải

788. Cây Hồi Núi (Đại Hồi Núi)

789. Cây Sui (Cây Thuốc Bắn, Nong)

790. Cây Lá Ngón (Đoạn Trường Thảo)

791. Cây Chẹo (Chẹo Tía, Hoàng Khởi, Cây Cơi)

792. Mật Động Vật (Đởm)

793. Qua Lâu Nhân

794. Ba Gạc Ấn Độ (Ấn Độ Sa Mộc, Ấn Độ La Phù Mộc)

795. Cây Vạn Tuế (Thiết Thụ, Phong Mao Tiêu), là một trong các loại cây thuốc nam dễ tìm, dễ mua.

796. Cây Thiến Thảo (Tây Thảo

797. Cây Hành (Hành Lá, Hành Hoa)

798. Rau Ngổ (Cúc Nước, Rau Ngổ Thơm, Rau Om)

799. Cây Mào Gà Trắng (Thanh Tương Tử, Bông Mồng Gà Trắng)

800. Cây Cúc Bách Nhật

801. Rau Muống (Bìm Bìm Nước)

802. Cây Lục Lạc Ba Lá Tròn (Cây Muống Tía)

803. Cây Dứa Bà (Cây Lưỡi Lê, Dứa Mỹ)

804. Cây Sừng Dê (Cây Sừng Trâu)

805. Cây Mướp Sát

806. Cây Khế Rừng (Dây Quai Xanh, Cây Cháy Nhà)

807. Cây Đậu Đỏ Nhỏ (Xích Tiểu Đậu, Mễ Xích)

808. Cây Xương Khô (Cây Giao)

809. Cây Thốt Nốt

810. Cây Lá Tiết Dê (Cây Mối Tròn, Cây Mối Nám)

811. Cây Nhãn Hương

812. Cây Ruối (Duối)

813. Cây Củ Gió, kim quả lãm, sơn từ cô, kim ngưu đởm, kim khổ lãm, địa đởm.

814. Cây Dứa (Thơm, Khóm)

815. Côn Bố (Hải Đới, Nga Chưởng Thái)

816. Cây Cói (Lác)

817. Cây Chanh Trường

818. Cây Đa (Đa Búp Đỏ, Đa Bồ Đề, Đa Nhiều Rễ, Đa Tròn Lá)

819. Cây Găng (Găng Trắng)

820. Cây Mã Thầy (Củ Năng, Bột Tề)

821. Cà Dái Dê Tím (Cà Tím)

822. Cây Thạch Vĩ (Kim Tinh Thảo)

823. Cây Sòi (Ô Cửu, ô thụ quả, ô du, thác từ thụ, mộc tử thụ, cửu tử thụ)

824. Cây Lõi Tiền (Phấn Cơ Đốc)

825. Cây Hoa Hiên (Huyền Thảo)

826. Cây Cỏ May (Thảo Tử Hoa)

827. Cây Hoàng Đằng Chân Vịt

828. Hoàng Liên Gai (Hoàng Mù, Hoàng Mộc)

829. Cây Cà Chua

830. Dưa Chuột (Dưa Leo)

831. Chua Me Đất Hoa Vàng (Toàn Tương Thảo)

832. Cây Chua Me Lá Me (Lá Chua Me)

833. Cây Cỏ Bợ (Rau Bợ)

834. Cây Bòn Bọt (Chè Bọt)

835. Mật Lợn, Mật Bò

836. Mộc Nhĩ (Nấm Tai Mèo)

837. Cây Đơn Trắng (Hé Mọ)

838. Cây Trúc Đào, đào lê, giáp trúc đào, laurier rose

839. Phượng Nhỡn Thảo

840. Cây Điều Nhuộm (Xiêm Phung)

841. Sâm Ô Linh

842. Cây Ba Chẽ (Niễng Đực)

843. Đậu Rựa (Đậu Kiếm)

844. Đại Phúc Bì (Vỏ Quả Cau)

845. Táo Rừng (Mận Rừng, Bút Mèo)

846. Tùng Hương (Tùng Chi)

847. Cây Cà Tàu (Cà Dại Trái Vàng)

848. Keo Nước Hoa (Keo Ta)

849. Hương Diệp (Cây Lá Thơm)

850. Huyết Kiệt (Sang Dragon)

851. Găng Tu Hú (Găng Trâu)

852. Bứa

853. Cây Thuốc Bỏng (Trường Sinh)

854. Bèo Cái (Đại Phù Bình)

855. Con Rết (Ngô Công)

856. Cây Thiên Lý (Dạ Lài Hương)

857. Mướp (Ty Qua)

858. Cây Bồ Cu Vẽ (Đỏ Đọt)

859. Cây Cà Dại Hoa Vàng (Cà Gai)

860. Cây Cúc Liên Chi Dại

861. Cây Mù U (Đồng Hồ)

862. Cây Dầu Rái Trắng

863. Rau Má Ngọ

864. Bèo tây (lục bình, lộc bình, bèo nhật bản)

865. Dây Đòn Gánh (Dây Gân)

866. Cây Lân Tơ Uyn (Dây Sống Rắn)

867. Cây Dâm Bụt (Bụp)

868. Cây Rau Ngót (Bồ Ngót)

869. Hạt Bông

870. Cam hương (Chanh sần)

871. Cỏ ca ri hay hồ lô ba, khổ đậu

872. Cây tráng dương (Turnera diffusa hay Damiana)

873. Củ Kiệu

874. Chicory, Rau Diếp xoăn (Diếp xoăn, Khổ thảo, Bồ công anh hoa tím, Bồ công anh hoa lam)

875. Cám gạo

876. Cải xoong cạn

877. Ca cao

878. Cây Chaparral, cây Đinh ba.

879. Cang mai

880. Cây đủng đỉnh

881. Canada Balsam, Nhựa thơm Canada (nhựa thông Canada hoặc nhựa linh sam)

882. Cây Rễ vàng (Dây bánh nem, Dây gan, Chửa vàng phùi)

883. Cỏ lúa mì (Tiểu Mạch Thảo, Cỏ mạch)

884. Củ hồi (củ phê-nôn, củ thì là)

885. Cao cẳng (Cỏ lưỡi gà, Xiên cân lực)

886. Cỏ thơm

887. Bưởi chùm (bưởi đắng, bưởi bồ đào, bưởi nho)

888. Mận quân, bồ quân, bù quân, mùng quân trắng hay mùng quân rừng

889. Bạch yến

890. Bèo tấm

891. Yến sào, tổ chim yến

892. Xuyên tiêu (sẻn, sang, sang láng, đắng cay, hoàng liệt, chứ xá)

893. Vỏ trấu

894. Vỏ bưởi

895. Tỏi trời (Tiểu tông bao, phệ ma thảo, tế độc)

896. Toàn yết

897. Tinh dầu cam Bergamot

898. Tang phiêu tiêu

899. Tang ký sinh

900. Tang diệp (lá dâu tằm)

901. Thanh yên

902. Thiên hoa phấn

903. Thông đỏ

904. Tinh dầu hồi

905. Trái quách (cây cần thăng)

906. Trái tắc (Quất, hạnh, kim quất)

907. Trư linh

908. Tuyết yến (tổ yến thực vật)

909. Tỏi tây (hành boa rô)

910. Trái chúc (trái chanh Thái, trái trấp hoặc trái trúc).

911. Toàn phúc hoa

912. Thiên sơn tuyết liên (sen tuyết)

913. Tâm sen (Tim sen)

914. Tam thất hoang, sâm vũ diệp

915. Sâm vò (Sương sâm; xanh tam; dây xanh leo)

916. Rễ cau

917. Rong biển (tảo bẹ), Rong mơ, hải tảo

918. Muống biển (rau muống biển, mã an đằng, nhị diệp hồng thự)

919. Rau mác

920. Rau đắng biển

921. Rau dền cơm

922. Cây rau cần ta (rau cần nước, hồ cần, hương cần).

923. Quả vả (sung lá rộng, sung Mỹ, sung tai voi)

924. Nữ trinh tử (bạch lạp thụ tử, nữ trinh)

925. Nấm Chaga

926. Ngọc lan tây (cây ylang ylang)

927. Ngó sen

928. Nghệ trắng

929. Na rừng (nắm cơm, ngũ vị nam, xưn xe)

930. Mủ trôm

931. Một dược, mạt dược

932. Mắc khén

933. Mướp khía

934. Mướp hương

935. Ma tử nhân

936. Manuka

937. Nhung hươu (ban long châu, quan lộc nhung, hoàng mao nhung, huyết nhung)

938. Liên tu

939. Liên nhục

940. Lá thường xuân (cây vạn niên, dây lá nho, dây ivy, dây nguyệt quế)

941. La hán quả

942. Lá giang

943. Hạt đình lịch

944. Kim thất tai

945. Kiều mạch

946. La bạc tử (La bặc tử, Lai phục tử, Tử hoa tòng, Thổ tô tử, Ôn tòng, Địa khô lâu, Địa khô la, La ba tử, La điền tử, Đường thanh tử, Lai bặc tử, hạt Củ cải, rau Lú bú)

947. Hợp hoan bì

948. Đa lông (Tân di thụ)

949. Đường phèn

950. Hạt đác

951. Hạt sachi

952. Hạt ngũ hoa

953. Hạt kê

954. Hạt dổi

955. Cây hoa dẻ còn gọi là nồi côi, dẻ thơm, hoa giồi tanh, chập chại

956. Đậu biếc

957. Gai cuaGáo

958. Hoàng đàn, tùng có ngấn.

959. Hoa sói

960. Hoa quỳnh

961. Dầu jojoba

962. Củ dòm

963. Củ lùn

964. Củ nén, hành tăm

965. Dưa gang tây, còn gọi là Chùm hoa dưa, Lạc tiên bốn cạnh

966. Dầu bơ

967. Dầu hạt nho

968. Dầu hạt cải

969. Dầu cây trà (dầu tràm trà)

970. Cúc vạn thọ (Calendula)

971. Cù mạch

972. Cải củ (rau lú bú, bặc căn, tên khoa học Raphanus sativus)

973. Cải trời

974. Cọ lùn

975. Cốt thoái bổ

976. Chuối hột, Chuối hột rừng

977. Chùm ngây

978. Chè dưỡng nhan

979. Cà dăm

980. Cây trứng cá

981. Cây thần xạ

982. Cây thần kỳ

983. Cây nở ngày đất

984. Cây muối

985. Cây mú từn

986. Cây lạc dại

987. Cây bần

988. Cáp giới

989. Cao khỉ

990. Cao hổ cốt

991. Bạch đàn trắng

992. Bông ổi

993. Bông móng tay

994. Bán hạ bắc

995. An nam tử

996. Anh túc xác

997. A Giao (Minh Giao)

998. Dây cóc kèn

999. Vị thuốc từ rùa, cao quy bản

1000. Lệ dương

Tổng kết

Trên đây là 1000 cây thuốc Việt Nam, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y, được Y học Cổ Truyền và cả Y học hiện đại chứng nhận.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn rất nhiều cây thuốc, vị thuốc khác. Nên bạn có thể tìm hiểu trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi

Hoặc tìm hiểu thêm trên:

  • https://nhathuoclongchau.com.vn/duoc-lieu/
  • https://vnras.com/duoc-lieu/
  • https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/
  • https://youmed.vn/tin-tuc/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/
  • https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu

Trên đây là những thông tin tham khảo thêm về tên và hình ảnh các cây thuốc nam, được Y học dân gian và giới chuyên môn chứng nhận.

Dược sĩ Nguyễn Thanh Thủy

Dược sĩ Nguyễn Thanh Thủy tốt nghiệp dược sĩ đại học hệ chính quy trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chịu trách nhiệm nội dung sức khoẻ tại MEDAYROI. Địa chỉ: 155A, Lạc Long Quân, Phường 1, Quận 11, Tp Hồ Chí Minh Hotline: 0367991352 medayroi@gmail.com